6 sai lầm của người Việt khi ăn thịt bò không chỉ mất sạch dinh dưỡng mà còn rước độc vào thân

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Thịt bò là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên, rất nhiều người đang ăn sai cách khiến thịt bò mất sạch chất dinh dưỡng, thậm chí gây hại cho cơ thể.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, thịt bò được coi là vua của các loại thịt đỏ vì rất giàu protein chất lượng cao, vitamin và chất khoáng quan trọng như B12, kẽm, sắt, taurine… Thịt bò lại dễ chế biến, ăn nhiều mà không ngán, bồi bổ rất tốt nên được mọi lứa tuổi yêu thích.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, khi chế biến hoặc ăn sai cách, thịt bò có thể phản tác dụng.

Chuyên gia khuyến cáo không ăn thịt bò trong các trường hợp sau:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không ăn vào buổi tối

Nhiều người cho rằng thịt bò không béo nên thường ăn vào bữa tối để kiểm soát cân nặng. Nhưng đây thực chất là một sai lầm cần thay đổi, bởi lượng sắt dồi dào có trong thịt bò sẽ đi vào cơ thể và "ép" gan hoạt động nhiều, trong khi gan lúc này đang có nhu cầu nghỉ ngơi. Điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ phải đứng trước nguy cơ bị đái tháo đường và nhiều loại bệnh mãn tính khác.

Không ăn thịt bò tái

Đành rằng thịt bò tái có thể ngon, ngọt, mềm hơn thịt bò chín. Nhưng đây là thói quen xấu cần phải bỏ. Bởi nguy cơ gây bệnh rất cao.

Hiện nay, việc nuôi trồng và giết mổ, vận chuyển đôi khi không được đảm bảo nên thịt rất dễ bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo sức khỏe, không lo sợ ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể, bạn nên bỏ thói quen ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín. Cần thực hiện ăn chín, uống sôi, chọn kỹ, rõ nguồn gốc trước khi chế biến.

Không ăn quá nhiều

Thịt bò rất nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm, song loại thịt này được xếp vào nhóm thịt đỏ và không nên ăn nhiều.

Giải thích kỹ hơn về điều này, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thịt đỏ chỉ thật không tốt đối với một số bệnh rối loạn về chuyển hóa hay còn gọi là hội chứng chuyển hóa trong đó bao gồm đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gout…. Bởi chế độ ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm cơ thể thừa chất purin, chất này sẽ chuyển hóa thành các axit uric tăng tạo ra các tinh thể urat, các tinh thể đó lắng đọng tại thận sẽ gây ra sỏi thận, ở khớp sẽ gây viêm khớp.

Không ăn khi có vết thương hở

Thịt bò là một trong những loại thực phẩm mà bạn nên kiêng ăn khi bị sẹo lồi bởi nó hoàn toàn không tốt cho quá trình làm lành sẹo. Bởi những dưỡng chất trong thịt bò dù có tốt cho sức khỏe nhưng lại làm cho vết thương bị sậm màu, khi lành sẽ gây nên sẹo lồi. Do đó, bị sẹo lồi không nên ăn gì thì đó sẽ là thịt bò và những món ăn làm từ bò như chả bò, giò bò,…

Không ăn khi đang điều trị nám, tàn nhang

Thịt bò có chứa rất nhiều protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn đang bị nám mà sử dụng loại thực phẩm này sẽ khiến nám lây lan nhanh hơn. Vì vậy nếu bạn đang bị nám hoặc tàn nhang thì không nên sử dụng thịt bò để hạn chế tình trạng vùng nám da bị lan rộng.

Không nên kết hợp cùng thủy hải sản

Trong thịt bò chứa nhiều phốt pho rất cần cho việc hình thành xương, trong khi thủy sản lại rất giàu calci và magie. Vì thế, thịt bò và thủy hải sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể phản ứng với nhau.

Khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này không những cản trở hấp thu phốt pho mà còn làm giảm tốc độ hấp thu canxi.
 
Bên trên