Võ Xuân Trường
Well-known member
7 địa điểm nhất định phải đến khi du lịch Phú Yên
Phú Yên được mệnh danh là “xứ hoa vàng trên cỏ xanh”, hàng năm thu hút rất đông khách du lịch tới tham quan, khám phá.
Thuộc vùng duyên hải nam trung bộ của miền trung Việt Nam, Phú Yên được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp, những bãi biển trải dài, vịnh, đầm, cù lao lớn nhỏ... Tháng 3 bắt đầu mùa lý tưởng nhất du lịch Phú Yên, kéo đến tháng 8.
Trời biển Phú Yên thơ mộng. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Hãy tranh thủ tới Phú Yên mùa này và ghé thăm những địa điểm nổi tiếng dưới đây:
Hải đăng Đại Lãnh
Hải đăng Đại Lãnh (hay còn gọi là hải đăng Mũi Điện), tọa lạc tại điểm cực Đông của Tổ quốc. Địa điểm này được mệnh danh là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên đất liền của Việt Nam. Con đường tới hải đăng Đại Lãnh nên thơ với một bên là núi, một bên là đại dương bao la.
Hải đăng Đại Lãnh, nơi ngắm bình minh đẹp ở Phú Yên. Ảnh: Linh Boo
Du khách có thể đi bộ khoảng 1km lên núi, hoặc dùng dịch vụ xe máy chở lên, rồi leo thêm 100 bậc thang gỗ trong tháp hải đăng. Đứng từ trên đỉnh hải đăng Đại Lãnh du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra khung cảnh bao la trước mặt.
Những vách đá trùng trùng, dựng đứng bao quanh mặt biển mênh mông xanh ngắt tạo nên khung cảnh vô cùng tráng lệ. Bên dưới là bãi Môn tựa như một vịnh nhỏ, với bờ cát thoai thoải, từng con sóng xô vào bờ.
Nếu đến vào buổi chiều, du khách có thể đợi ngắm hoàng hôn. Giá vé lên hải đăng tham quan 20.000 đồng/người, vé ở bãi Môn 20.000 đồng/người, gửi xe 10.000 đồng/chiếc.
Bãi Xép
Bãi Xép thuộc xã An Chấn, TP Tuy Hoà. Đây cũng là một địa điểm xuất hiện trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, bộ phim làm nên danh hiệu “xứ hoa vàng trên cỏ xanh” cho Phú Yên.
Bãi Xép. Ảnh: Bích Ngọc
Bãi Xép chỉ dài 500m, nhưng mê hoặc lòng người nhờ cảnh quan hoang sơ. Điểm nhấn của bãi Xép là vườn xương rồng tự nhiên trên đồi, xen lẫn cỏ cây hoa lá mọc dại. Đứng trên vách đá ở Bãi Xép, giữa không gian bao la, thiên nhiên hùng vĩ, lắng nghe sóng vỗ nhẹ nhàng, cảm nhận gió trời mát mẻ, phóng tầm mắt mình thật xa sẽ thấy thật yên bình. Nếu muốn thư giãn dưới biển, du khách có thể tắm ở Gành Bà ngay sát bãi Xép.
Tháp Nghinh Phong
Tháp Nghinh Phong có kiến trúc ấn tượng lấy cảm hứng từ danh thắng Gành Đá Đĩa và truyền thuyết “Trăm trứng trăm con”. Đây được xem như biểu tượng mới của Phú Yên. Vào buổi tối tháp được thắp sáng bởi công nghệ chiếu sáng 3D mapping, Bobine Tesia và đèn laser với các hiệu ứng độc đáo.
Tháp Nghinh Phong. Ảnh: Hoài Luân
Nếu tới đây chụp ảnh vào ban ngày, du khách nên đi vào giữa trưa hoặc buổi sớm để tránh đám đông. Tuy nhiên, buổi trưa sẽ nắng nóng hơn.
Gành Đá Đĩa, Gành Đèn
Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 36km, Gành Đá Đĩa là danh thắng nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Nơi này có những khối đá bazan đen niên đại hàng triệu năm, hình thành từ nham thạch phun ra từ các ngọn núi lửa ở cao nguyên Vân Hoà và cứng lại khi gặp nước biển lạnh.
Du khách chụp ảnh ở Gành Đá Đĩa. Ảnh: Hoài Luân
Nằm kế bên Gành đá Đĩa, cách khoảng 1km là hải đăng Gành Đèn. Ngọn đèn biển này chỉ đường cho tàu thuyền ở khu vực vùng biển Vũng Chào và Vịnh Xuân Đài ở Phú Yên. Đoạn đường ngắn di chuyển ra hải đăng có nhiều khối đá to, tạo nên khung cảnh hoang sơ kỳ vĩ. Điểm tham quan này hoàn toàn miễn phí, chỉ tốn 5.000 đồng gửi xe máy.
Hòn Yến, Hòn Sụn
Đảo đá thuộc quần thể Hòn Yến được công nhận là Di tích danh thắng ấp quốc gia năm 2018. Thời gian lý tưởng nhất ghé thăm hòn Yến, hòn Sụn là buổi chiều của những ngày đầu tháng hoặc cuối tháng âm lịch. Thủy triều rút để lộ ra những lớp đá ngầm, con đường nối liền bờ với Hòn Sụn, ra thẳng Hòn Yến.
Du khách có thể đi dạo trên những bãi cát, nô đùa trong làn nước trong xanh, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành. Tuy nhiên, để tránh tổn hại môi trường tự nhiên, khách du lịch được khuyến cáo không giẫm, đạp, bẻ gãy san hô.
Các rạn san hô ở Hòn Yến nằm ngay vùng nước nông ven bờ. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện
Cầu gỗ ông Cọp
Cầu Ông Cọp gỗ bắc qua sông Bình Bá. Tên của cây cầu được đặt theo tên ngôi miếu Ông Cọp ở gần đó. Cầu có chiều dài gần 800m, rộng khoảng 1,5 - 1,8m, có vốn đầu tư lên đến 1 tỉ đồng. Đây được xem là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam, nối liền phía bắc xã An Ninh Tây với thị xã Sông Cầu.
Cầu gỗ ông Cọp do ông Nguyễn Phước Thọ (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tự bỏ tiền ra đầu tư Ảnh: Ảnh: Đ.Phùng
Cây cầu vừa là trục đường giao thông chính của người dân, vừa là điểm tham quan thu hút nhiều du khách đến check-in khi tới Phú Yên. Di chuyển trên cầu, du khách nên chú ý quan sát vào giờ cao điểm, né xe và người đi bộ đông đúc.
Hòn Nưa
Đảo Hòn Nưa hay đảo Tự Trụ nằm ở Vịnh Vũng Rô, tận cùng của Phú Yên, nép mình dưới chân đèo Cả - ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Trên đảo có bãi cát trắng mịn, nước trong vắt, những rặng san hô rực rỡ và nhiều hang động, gành đá tráng lệ.
Hòn Nưa. Ảnh: Hải Hà
Đảo Hòn Nưa còn hoang sơ. Để tới đảo, du khách có thể đi theo tour của các hộ kinh doanh du lịch trên đất liền hoặc thuê thuyền, cano của người dân địa phương. Giá bao thuyền khoảng 500.000 đồng/thuyền, vé lẻ từ 80.000 - 100.000 đồng/người. Vé cano 150.000 đồng/người.
Hòn Nưa là điểm đến thích hợp với những du khách thích hòa mình với thiên nhiên, ưa khám phá, không phù hợp với du khách thích nghỉ dưỡng. Hoạt động du lịch trên đảo chủ yếu là tắm biển, vui chơi trên biển, cắm trại và lặn ngắm san hô.
Phú Yên được mệnh danh là “xứ hoa vàng trên cỏ xanh”, hàng năm thu hút rất đông khách du lịch tới tham quan, khám phá.
Thuộc vùng duyên hải nam trung bộ của miền trung Việt Nam, Phú Yên được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp, những bãi biển trải dài, vịnh, đầm, cù lao lớn nhỏ... Tháng 3 bắt đầu mùa lý tưởng nhất du lịch Phú Yên, kéo đến tháng 8.
Hãy tranh thủ tới Phú Yên mùa này và ghé thăm những địa điểm nổi tiếng dưới đây:
Hải đăng Đại Lãnh
Hải đăng Đại Lãnh (hay còn gọi là hải đăng Mũi Điện), tọa lạc tại điểm cực Đông của Tổ quốc. Địa điểm này được mệnh danh là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên đất liền của Việt Nam. Con đường tới hải đăng Đại Lãnh nên thơ với một bên là núi, một bên là đại dương bao la.
Du khách có thể đi bộ khoảng 1km lên núi, hoặc dùng dịch vụ xe máy chở lên, rồi leo thêm 100 bậc thang gỗ trong tháp hải đăng. Đứng từ trên đỉnh hải đăng Đại Lãnh du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra khung cảnh bao la trước mặt.
Những vách đá trùng trùng, dựng đứng bao quanh mặt biển mênh mông xanh ngắt tạo nên khung cảnh vô cùng tráng lệ. Bên dưới là bãi Môn tựa như một vịnh nhỏ, với bờ cát thoai thoải, từng con sóng xô vào bờ.
Nếu đến vào buổi chiều, du khách có thể đợi ngắm hoàng hôn. Giá vé lên hải đăng tham quan 20.000 đồng/người, vé ở bãi Môn 20.000 đồng/người, gửi xe 10.000 đồng/chiếc.
Bãi Xép
Bãi Xép thuộc xã An Chấn, TP Tuy Hoà. Đây cũng là một địa điểm xuất hiện trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, bộ phim làm nên danh hiệu “xứ hoa vàng trên cỏ xanh” cho Phú Yên.
Bãi Xép chỉ dài 500m, nhưng mê hoặc lòng người nhờ cảnh quan hoang sơ. Điểm nhấn của bãi Xép là vườn xương rồng tự nhiên trên đồi, xen lẫn cỏ cây hoa lá mọc dại. Đứng trên vách đá ở Bãi Xép, giữa không gian bao la, thiên nhiên hùng vĩ, lắng nghe sóng vỗ nhẹ nhàng, cảm nhận gió trời mát mẻ, phóng tầm mắt mình thật xa sẽ thấy thật yên bình. Nếu muốn thư giãn dưới biển, du khách có thể tắm ở Gành Bà ngay sát bãi Xép.
Tháp Nghinh Phong
Tháp Nghinh Phong có kiến trúc ấn tượng lấy cảm hứng từ danh thắng Gành Đá Đĩa và truyền thuyết “Trăm trứng trăm con”. Đây được xem như biểu tượng mới của Phú Yên. Vào buổi tối tháp được thắp sáng bởi công nghệ chiếu sáng 3D mapping, Bobine Tesia và đèn laser với các hiệu ứng độc đáo.
Nếu tới đây chụp ảnh vào ban ngày, du khách nên đi vào giữa trưa hoặc buổi sớm để tránh đám đông. Tuy nhiên, buổi trưa sẽ nắng nóng hơn.
Gành Đá Đĩa, Gành Đèn
Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 36km, Gành Đá Đĩa là danh thắng nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Nơi này có những khối đá bazan đen niên đại hàng triệu năm, hình thành từ nham thạch phun ra từ các ngọn núi lửa ở cao nguyên Vân Hoà và cứng lại khi gặp nước biển lạnh.
Nằm kế bên Gành đá Đĩa, cách khoảng 1km là hải đăng Gành Đèn. Ngọn đèn biển này chỉ đường cho tàu thuyền ở khu vực vùng biển Vũng Chào và Vịnh Xuân Đài ở Phú Yên. Đoạn đường ngắn di chuyển ra hải đăng có nhiều khối đá to, tạo nên khung cảnh hoang sơ kỳ vĩ. Điểm tham quan này hoàn toàn miễn phí, chỉ tốn 5.000 đồng gửi xe máy.
Hòn Yến, Hòn Sụn
Đảo đá thuộc quần thể Hòn Yến được công nhận là Di tích danh thắng ấp quốc gia năm 2018. Thời gian lý tưởng nhất ghé thăm hòn Yến, hòn Sụn là buổi chiều của những ngày đầu tháng hoặc cuối tháng âm lịch. Thủy triều rút để lộ ra những lớp đá ngầm, con đường nối liền bờ với Hòn Sụn, ra thẳng Hòn Yến.
Du khách có thể đi dạo trên những bãi cát, nô đùa trong làn nước trong xanh, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành. Tuy nhiên, để tránh tổn hại môi trường tự nhiên, khách du lịch được khuyến cáo không giẫm, đạp, bẻ gãy san hô.
Cầu gỗ ông Cọp
Cầu Ông Cọp gỗ bắc qua sông Bình Bá. Tên của cây cầu được đặt theo tên ngôi miếu Ông Cọp ở gần đó. Cầu có chiều dài gần 800m, rộng khoảng 1,5 - 1,8m, có vốn đầu tư lên đến 1 tỉ đồng. Đây được xem là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam, nối liền phía bắc xã An Ninh Tây với thị xã Sông Cầu.
Cây cầu vừa là trục đường giao thông chính của người dân, vừa là điểm tham quan thu hút nhiều du khách đến check-in khi tới Phú Yên. Di chuyển trên cầu, du khách nên chú ý quan sát vào giờ cao điểm, né xe và người đi bộ đông đúc.
Hòn Nưa
Đảo Hòn Nưa hay đảo Tự Trụ nằm ở Vịnh Vũng Rô, tận cùng của Phú Yên, nép mình dưới chân đèo Cả - ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Trên đảo có bãi cát trắng mịn, nước trong vắt, những rặng san hô rực rỡ và nhiều hang động, gành đá tráng lệ.
Đảo Hòn Nưa còn hoang sơ. Để tới đảo, du khách có thể đi theo tour của các hộ kinh doanh du lịch trên đất liền hoặc thuê thuyền, cano của người dân địa phương. Giá bao thuyền khoảng 500.000 đồng/thuyền, vé lẻ từ 80.000 - 100.000 đồng/người. Vé cano 150.000 đồng/người.
Hòn Nưa là điểm đến thích hợp với những du khách thích hòa mình với thiên nhiên, ưa khám phá, không phù hợp với du khách thích nghỉ dưỡng. Hoạt động du lịch trên đảo chủ yếu là tắm biển, vui chơi trên biển, cắm trại và lặn ngắm san hô.