Thanh Tuấn
Well-known member
Đàn sếu 7 con bay về Vườn quốc gia Tràm Chim với khoảng cách khá gần, kêu lớn được cán bộ trạm kiểm lâm ghi nhận, sáng 26/12.
Thông tin được ông Đoàn Văn Nhanh, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn và hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Tràm Chim, xác nhận và nói thêm đàn sếu về sớm từ tháng 12 là tín hiệu mừng, báo hiệu hệ sinh thái ở đây dần phục hồi.
"Rất lâu sếu mới về từ tháng 12. Chúng bay gần, kêu lớn, vòng quanh khảo sát khá lâu mới bay đi. Nhiều khả năng sau chuyến tiền trạm này, chúng sẽ về trú ngụ trong thời gian tới", ông Nhanh cho biết.
Đàn sếu 7 con bay về Tràm Chim được cán bộ kiểm lâm quay lại. Video: VQG cung cấp
Theo ghi nhận của vườn, các bãi năn - thức ăn khoái khẩu của sếu ở các phân khu A5, A4 và A1 phục hồi khá tốt sau một loạt thay đổi trong cách quản lý, không chú trọng trữ nước chống cháy rừng như trước. Ngoài năn, cá, tép, côn trùng cũng dồi dào, là tiêu chí quan trọng để loài sếu tìm về.
Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bảo, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước, Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM, cho biết dù chưa chắc chắn đàn sếu trú ngụ trong thời gian tới nhưng sự xuất hiện chúng là tín hiệu tích cực, chứng minh hệ sinh thái đất ngập nước tại Tràm Chim đang phục hồi.
Bên cạnh đó, môi trường vùng đệm xung quanh đang được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để các loài chim quý hiếm trong đó có sếu quay lại sinh sống, tìm thức ăn. "Tôi quan sát thấy đàn chim, cò ở vườn quốc gia đông đảo hơn trước từ số lượng đến đa dạng về loài. Cảm giác chúng dạn dĩ hơn và thân thiện với con người hơn so với trước đây", ông Bảo nhận xét.
Đây là lần thứ 2 trong năm ghi nhận sếu về Tràm Chim. Tháng 3, đàn sếu bốn con bay về Tràm Chim, đáp xuống bãi năn trong khoảng nửa giờ.
Hai tuần trước, UBND tỉnh Đồng Tháp công bố đề án bảo tồn sếu thực hiện trong 10 năm với mục tiêu sẽ nuôi và thả 100 con sếu, trong đó 60 con do Thái Lan chuyển giao.
Đề án kỳ vọng 50% trong số này sẽ sống sót và tự gầy đàn ngoài tự nhiên. Cặp sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan sẽ được chuyển đến nuôi tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn trong khoảng một tháng rồi mới đưa về Vườn quốc gia Tràm Chim bảo tồn.
Sếu đầu đỏ có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ, vằn trên cánh và đuôi màu xám. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2-2,5 m, nặng 8-10 kg. Sếu ba năm tuổi sẽ bắt cặp để sinh sản và mất một năm nuôi con trước khi đẻ lứa tiếp theo.
Sếu ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Tăng A Pẩu
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 382.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Sếu ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Tăng A Pẩu
Theo Hội Sếu quốc tế, toàn thế giới ước tính có 15.000-20.000 sếu đầu đỏ, trong đó 8.000-10.000 con phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Pakistan. Ở các nước Đông Dương (chủ yếu Việt Nam và Campuchia), từ năm 2014 ghi nhận khoảng 850 sếu đầu đỏ, song đến năm 2014 còn 234 con, hiện còn khoảng 160 con.
Vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.500 ha, là khu đất ngập nước, được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ tư của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ - nằm trong Sách đỏ. Đàn sếu thường từ Campuchia bay về vườn kiếm ăn, trú ngụ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau rồi mới rời đi.
Thông tin được ông Đoàn Văn Nhanh, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn và hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Tràm Chim, xác nhận và nói thêm đàn sếu về sớm từ tháng 12 là tín hiệu mừng, báo hiệu hệ sinh thái ở đây dần phục hồi.
"Rất lâu sếu mới về từ tháng 12. Chúng bay gần, kêu lớn, vòng quanh khảo sát khá lâu mới bay đi. Nhiều khả năng sau chuyến tiền trạm này, chúng sẽ về trú ngụ trong thời gian tới", ông Nhanh cho biết.
Đàn sếu 7 con bay về Tràm Chim được cán bộ kiểm lâm quay lại. Video: VQG cung cấp
Theo ghi nhận của vườn, các bãi năn - thức ăn khoái khẩu của sếu ở các phân khu A5, A4 và A1 phục hồi khá tốt sau một loạt thay đổi trong cách quản lý, không chú trọng trữ nước chống cháy rừng như trước. Ngoài năn, cá, tép, côn trùng cũng dồi dào, là tiêu chí quan trọng để loài sếu tìm về.
Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bảo, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước, Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM, cho biết dù chưa chắc chắn đàn sếu trú ngụ trong thời gian tới nhưng sự xuất hiện chúng là tín hiệu tích cực, chứng minh hệ sinh thái đất ngập nước tại Tràm Chim đang phục hồi.
Bên cạnh đó, môi trường vùng đệm xung quanh đang được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để các loài chim quý hiếm trong đó có sếu quay lại sinh sống, tìm thức ăn. "Tôi quan sát thấy đàn chim, cò ở vườn quốc gia đông đảo hơn trước từ số lượng đến đa dạng về loài. Cảm giác chúng dạn dĩ hơn và thân thiện với con người hơn so với trước đây", ông Bảo nhận xét.
Đây là lần thứ 2 trong năm ghi nhận sếu về Tràm Chim. Tháng 3, đàn sếu bốn con bay về Tràm Chim, đáp xuống bãi năn trong khoảng nửa giờ.
Hai tuần trước, UBND tỉnh Đồng Tháp công bố đề án bảo tồn sếu thực hiện trong 10 năm với mục tiêu sẽ nuôi và thả 100 con sếu, trong đó 60 con do Thái Lan chuyển giao.
Đề án kỳ vọng 50% trong số này sẽ sống sót và tự gầy đàn ngoài tự nhiên. Cặp sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan sẽ được chuyển đến nuôi tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn trong khoảng một tháng rồi mới đưa về Vườn quốc gia Tràm Chim bảo tồn.
Sếu đầu đỏ có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ, vằn trên cánh và đuôi màu xám. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2-2,5 m, nặng 8-10 kg. Sếu ba năm tuổi sẽ bắt cặp để sinh sản và mất một năm nuôi con trước khi đẻ lứa tiếp theo.
Sếu ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Tăng A Pẩu
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 382.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Sếu ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Tăng A Pẩu
Theo Hội Sếu quốc tế, toàn thế giới ước tính có 15.000-20.000 sếu đầu đỏ, trong đó 8.000-10.000 con phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Pakistan. Ở các nước Đông Dương (chủ yếu Việt Nam và Campuchia), từ năm 2014 ghi nhận khoảng 850 sếu đầu đỏ, song đến năm 2014 còn 234 con, hiện còn khoảng 160 con.
Vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.500 ha, là khu đất ngập nước, được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ tư của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ - nằm trong Sách đỏ. Đàn sếu thường từ Campuchia bay về vườn kiếm ăn, trú ngụ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau rồi mới rời đi.