Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Những hành vi, lời nói của cha mẹ có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngày càng trở nên kém cỏi.
Có câu chuyện ngụ ngôn kể rằng, người ta thấy một con voi rất to lớn bị xích trên đường phố bằng một sợi xích mảnh. Một người đi đường hỏi sao nó không chạy, người khác trả lời: Tất cả là khi con voi còn nhỏ, người chủ đã khống chế bằng sợi xích lớn, dù nó giãy giụa cũng không thoát được mà phải chịu những trận đòn nặng nề. Theo thời gian, con voi đã quen với việc bị kiềm chế sức mạnh nên không cố gắng thoát ra nữa dù sợi xích rất nhỏ, không thấm vào đâu so với sức của nó.
Bài học sống này cũng đúng với cách nuôi dạy trẻ em. Có một số thói quen ứng xử của cha mẹ giống như việc buộc sợi dây xích vào con nhỏ, vô tình khiến trẻ lớn lên với sự sợ hãi và đánh mất khả năng của mình.
Ảnh minh họa: shutterstock
Dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua cảm xúc của trẻ
Mạng xã hội Zhihu của Trung Quốc chia sẻ câu chuyện từ một người mẹ ở tỉnh Hồ Bắc. Ngay khi con gái còn nhỏ, bà đã cho tham gia vào các lớp học khác nhau. Bảy tuổi cô bé đã học hết chương trình tiểu học. Thời gian đầu, điểm số của cô bé rất cao, nhưng càng học lên học lực càng giảm sút. Từ học sinh giỏi nhất lớp, con gái của bà mẹ này dần đuối xuống còn học sinh trung bình, chán nản rồi đòi bỏ học.
Thực tế, nhiều cha mẹ vì không muốn con thua kém bạn bè nên thường ép con học hay dạy trước tuổi. Nhiều người còn viện dẫn lý do không muốn con tự mãn nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng mà bỏ qua cảm xúc của trẻ.
Là cha mẹ, khi con còn thơ ấu nên tập trung vào việc truyền cảm hứng học tập thay vì đuổi theo những thành công hay thất bại. Học tập cũng giống như một cuộc chạy đua marathon, người tăng tốc quá sớm ngay từ đầu cuộc đua sẽ sớm kiệt sức và không thể về đích. Với trẻ em, nếu truyền đạt kiến thức quá sớm sẽ khiến trẻ dần đuối sức, nảy sinh chán học, không có lợi cho sự phát triển.
Trẻ cũng chưa có khả năng tự đứng dậy sau thất bại như người lớn, mà chỉ cảm thấy xấu hổ, thất vọng và ngày càng tự ti về bản thân. Một đứa trẻ ít khi có được cảm giác chiến thắng sẽ biến chúng thành người nhút nhát, luôn lo lắng và thấy mình ngu dốt khi trưởng thành.
Cha mẹ không có thói quen đọc sách
Nhà văn nổi tiếng Đài Loan Long Ứng Đài từng nói: "Bạn sẽ không bao giờ giàu hơn tôi vì tôi có mẹ đọc sách cho nghe mỗi ngày". Những cuốn sách mang đến kiến thức, câu chuyện từ các lĩnh vực khác nhau, giúp mở mang tầm hiểu biết và tạo đào tạo tư duy cho trẻ.
Cha mẹ không có thói quen đọc sách sẽ chỉ dựa vào bản năng để giáo dục con cái, điều này không tốt cho sự trưởng thành của trẻ. Việc đọc sách cùng con là một cách tốt để trẻ được tiếp xúc với kiến thức bên ngoài phạm vi giảng dạy tại trường học. Điều này giúp trẻ phát triển kiến thức đa dạng và đào tạo tư duy phản biện.
Điều sợ nhất của giáo dục là cha mẹ ngày nào chìm đắm vào thế giới giải trí nhưng yêu cầu con cái chăm chỉ học hành. Nhiều cha mẹ cũng nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách, nhưng không thể tự mình làm được. Muốn nuôi dạy một đứa trẻ ham học trước hết phải là cha mẹ ham học. Bởi vì đứa trẻ có thể không trưởng thành như bạn mong đợi, nhưng chắc chắn sẽ càng lớn càng giống bạn.
Cha mẹ thức khuya, con cái thức khuya cùng
Không thể phủ nhận đôi khi cha mẹ không còn cách nào khác là phải thức khuya trước áp lực cuộc sống, tuy nhiên nếu hành động này xâm nhập vào cuộc sống của trẻ cần phải cảnh giác. Nguyên do là thức khuya lâu ngày có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết ở trẻ, kích thích tiết hormone và gây dậy thì sớm.
Trong thời đại cạnh tranh, thể chất và năng lượng vốn không thể thay thế, đặc biệt đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Chỉ bằng cách giúp trẻ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc mỗi ngày và phục hồi cơ thể thì chúng mới có được sức khỏe và thể lực tốt hơn.
Cha mẹ hình thành thói quen đi ngủ sớm cùng con không chỉ giúp trẻ thông minh hơn mà còn tốt cho chính sức khỏe bản thân họ.
Bạo lực về thể chất hoặc lời nói với trẻ
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ, Susan Forward đã nói trong cuốn sách "Cha mẹ độc hại": "Trẻ em không biết sự khác biệt giữa sự thật và trò đùa. Chúng sẽ tin những gì cha mẹ nói và biến thành 'đặc tính' của mình".
Nhiều cha mẹ thường vô tình bạo hành thể chất hoặc lời nói đối với con mình và cho rằng đó là vì lợi ích của trẻ. Nhưng cái gọi là lợi ích này lại gây ra tổn hại rất lớn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Trẻ sẽ luôn cảm thấy sợ hãi và đành phải im lặng vì yếu thế hơn cả về ngôn ngữ và quyền lực. Dần dà, chúng trở nên khép kín, hướng nội, không muốn tâm sự chia sẻ cùng ai, có thể rối loạn hành vi và ngôn ngữ, thậm chí các vấn đề về thần kinh cũng xuất hiện.
Bởi vậy, thay vì la mắng, công kích, cha mẹ nên khen ngợi và bao dung với trẻ. Sự khẳng định, động viên của cha mẹ chính là động lực lớn nhất để trẻ tiến về phía trước, cũng như phát triển một cách toàn diện.
Chỉ được học, không được chơi
Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma từng nói: "Văn hóa được tạo ra bằng cách vui chơi. Những đứa trẻ biết chơi, có thể chơi và muốn chơi nói chung rất có triển vọng".
Nhiều cha mẹ bối rối, thậm chí có chút lo lắng nếu con mình chơi trong khi những đứa trẻ khác đang học. Họ sợ rằng kiến thức giữa những đứa trẻ này sẽ ngày càng nới rộng thêm.
Thực tế, đối với trẻ, vui chơi chính là học tập. Thay vì để trẻ suốt ngày chôn chân ở bàn học, tốt hơn hết bố mẹ nên cùng trẻ khám phá thế giới trong khi vui chơi. Điều người lớn cần làm không phải là cấm con chơi, mà là làm thế nào để cân bằng giữa việc học và chơi của con, tạo điều kiện giúp trẻ giải phóng những áp lực, xua tan cảm xúc không nên có. Từ đó trẻ sẽ dung nạp được nhiều kiến thức và có hứng thú say mê học tập hơn.
Kìm nén nước mắt của trẻ
Có thể thấy, nếu một đứa trẻ lớn lên trong môi trường không được phép khóc, càng bị kìm nén cảm xúc, lớn lên chúng sẽ càng khó giải quyết được những vấn đề của chính mình. Theo thời gian, việc kìm nén nước mắt sẽ gây ra những khiếm khuyết trong tính cách của trẻ.
Thực tế, khóc chính là một quá trình "tự chữa lành vết thương" của con người, là liệu pháp giúp hồi phục sức khỏe và tinh thần. Khi con khóc, thay vì kìm nén, cha mẹ nên dỗ dành, ôm ấp, không những có thể tạo cho trẻ cảm giác an toàn mà còn dạy chúng trở thành những đứa con ngoan, biết lắng nghe và đồng cảm.
Nói lời cay độc với trẻ
Đôi khi vô tình cha mẹ lại thốt ra những lời so sánh con mình kém cỏi hay không thông minh bằng đứa trẻ khác. Hậu quả của những câu nói này có tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ tiếp nhận thông tin tiêu cực từ bố mẹ, chúng sẽ tiếp tục phóng đại những khuyết điểm của bản thân. Và khi tần suất của những lời so sánh ngày càng nhiều lại càng khiến trẻ tin rằng bản thân "thực sự ngu ngốc, hư hỏng".
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều xứng đáng được yêu thương, bao bọc. Cha mẹ thông thái sẽ nuôi dạy con trưởng thành, khỏe mạnh cả về thể xác và tâm hồn. Vật chất quan trọng nhưng cũng không bằng cảm xúc của con. Bởi đó mới là thứ hình thành nên nhân cách và tư tưởng của trẻ sau này.
Có câu chuyện ngụ ngôn kể rằng, người ta thấy một con voi rất to lớn bị xích trên đường phố bằng một sợi xích mảnh. Một người đi đường hỏi sao nó không chạy, người khác trả lời: Tất cả là khi con voi còn nhỏ, người chủ đã khống chế bằng sợi xích lớn, dù nó giãy giụa cũng không thoát được mà phải chịu những trận đòn nặng nề. Theo thời gian, con voi đã quen với việc bị kiềm chế sức mạnh nên không cố gắng thoát ra nữa dù sợi xích rất nhỏ, không thấm vào đâu so với sức của nó.
Bài học sống này cũng đúng với cách nuôi dạy trẻ em. Có một số thói quen ứng xử của cha mẹ giống như việc buộc sợi dây xích vào con nhỏ, vô tình khiến trẻ lớn lên với sự sợ hãi và đánh mất khả năng của mình.
Ảnh minh họa: shutterstock
Dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua cảm xúc của trẻ
Mạng xã hội Zhihu của Trung Quốc chia sẻ câu chuyện từ một người mẹ ở tỉnh Hồ Bắc. Ngay khi con gái còn nhỏ, bà đã cho tham gia vào các lớp học khác nhau. Bảy tuổi cô bé đã học hết chương trình tiểu học. Thời gian đầu, điểm số của cô bé rất cao, nhưng càng học lên học lực càng giảm sút. Từ học sinh giỏi nhất lớp, con gái của bà mẹ này dần đuối xuống còn học sinh trung bình, chán nản rồi đòi bỏ học.
Thực tế, nhiều cha mẹ vì không muốn con thua kém bạn bè nên thường ép con học hay dạy trước tuổi. Nhiều người còn viện dẫn lý do không muốn con tự mãn nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng mà bỏ qua cảm xúc của trẻ.
Là cha mẹ, khi con còn thơ ấu nên tập trung vào việc truyền cảm hứng học tập thay vì đuổi theo những thành công hay thất bại. Học tập cũng giống như một cuộc chạy đua marathon, người tăng tốc quá sớm ngay từ đầu cuộc đua sẽ sớm kiệt sức và không thể về đích. Với trẻ em, nếu truyền đạt kiến thức quá sớm sẽ khiến trẻ dần đuối sức, nảy sinh chán học, không có lợi cho sự phát triển.
Trẻ cũng chưa có khả năng tự đứng dậy sau thất bại như người lớn, mà chỉ cảm thấy xấu hổ, thất vọng và ngày càng tự ti về bản thân. Một đứa trẻ ít khi có được cảm giác chiến thắng sẽ biến chúng thành người nhút nhát, luôn lo lắng và thấy mình ngu dốt khi trưởng thành.
Cha mẹ không có thói quen đọc sách
Nhà văn nổi tiếng Đài Loan Long Ứng Đài từng nói: "Bạn sẽ không bao giờ giàu hơn tôi vì tôi có mẹ đọc sách cho nghe mỗi ngày". Những cuốn sách mang đến kiến thức, câu chuyện từ các lĩnh vực khác nhau, giúp mở mang tầm hiểu biết và tạo đào tạo tư duy cho trẻ.
Cha mẹ không có thói quen đọc sách sẽ chỉ dựa vào bản năng để giáo dục con cái, điều này không tốt cho sự trưởng thành của trẻ. Việc đọc sách cùng con là một cách tốt để trẻ được tiếp xúc với kiến thức bên ngoài phạm vi giảng dạy tại trường học. Điều này giúp trẻ phát triển kiến thức đa dạng và đào tạo tư duy phản biện.
Điều sợ nhất của giáo dục là cha mẹ ngày nào chìm đắm vào thế giới giải trí nhưng yêu cầu con cái chăm chỉ học hành. Nhiều cha mẹ cũng nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách, nhưng không thể tự mình làm được. Muốn nuôi dạy một đứa trẻ ham học trước hết phải là cha mẹ ham học. Bởi vì đứa trẻ có thể không trưởng thành như bạn mong đợi, nhưng chắc chắn sẽ càng lớn càng giống bạn.
Cha mẹ thức khuya, con cái thức khuya cùng
Không thể phủ nhận đôi khi cha mẹ không còn cách nào khác là phải thức khuya trước áp lực cuộc sống, tuy nhiên nếu hành động này xâm nhập vào cuộc sống của trẻ cần phải cảnh giác. Nguyên do là thức khuya lâu ngày có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết ở trẻ, kích thích tiết hormone và gây dậy thì sớm.
Trong thời đại cạnh tranh, thể chất và năng lượng vốn không thể thay thế, đặc biệt đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Chỉ bằng cách giúp trẻ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc mỗi ngày và phục hồi cơ thể thì chúng mới có được sức khỏe và thể lực tốt hơn.
Cha mẹ hình thành thói quen đi ngủ sớm cùng con không chỉ giúp trẻ thông minh hơn mà còn tốt cho chính sức khỏe bản thân họ.
Bạo lực về thể chất hoặc lời nói với trẻ
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ, Susan Forward đã nói trong cuốn sách "Cha mẹ độc hại": "Trẻ em không biết sự khác biệt giữa sự thật và trò đùa. Chúng sẽ tin những gì cha mẹ nói và biến thành 'đặc tính' của mình".
Nhiều cha mẹ thường vô tình bạo hành thể chất hoặc lời nói đối với con mình và cho rằng đó là vì lợi ích của trẻ. Nhưng cái gọi là lợi ích này lại gây ra tổn hại rất lớn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Trẻ sẽ luôn cảm thấy sợ hãi và đành phải im lặng vì yếu thế hơn cả về ngôn ngữ và quyền lực. Dần dà, chúng trở nên khép kín, hướng nội, không muốn tâm sự chia sẻ cùng ai, có thể rối loạn hành vi và ngôn ngữ, thậm chí các vấn đề về thần kinh cũng xuất hiện.
Bởi vậy, thay vì la mắng, công kích, cha mẹ nên khen ngợi và bao dung với trẻ. Sự khẳng định, động viên của cha mẹ chính là động lực lớn nhất để trẻ tiến về phía trước, cũng như phát triển một cách toàn diện.
Chỉ được học, không được chơi
Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma từng nói: "Văn hóa được tạo ra bằng cách vui chơi. Những đứa trẻ biết chơi, có thể chơi và muốn chơi nói chung rất có triển vọng".
Nhiều cha mẹ bối rối, thậm chí có chút lo lắng nếu con mình chơi trong khi những đứa trẻ khác đang học. Họ sợ rằng kiến thức giữa những đứa trẻ này sẽ ngày càng nới rộng thêm.
Thực tế, đối với trẻ, vui chơi chính là học tập. Thay vì để trẻ suốt ngày chôn chân ở bàn học, tốt hơn hết bố mẹ nên cùng trẻ khám phá thế giới trong khi vui chơi. Điều người lớn cần làm không phải là cấm con chơi, mà là làm thế nào để cân bằng giữa việc học và chơi của con, tạo điều kiện giúp trẻ giải phóng những áp lực, xua tan cảm xúc không nên có. Từ đó trẻ sẽ dung nạp được nhiều kiến thức và có hứng thú say mê học tập hơn.
Kìm nén nước mắt của trẻ
Có thể thấy, nếu một đứa trẻ lớn lên trong môi trường không được phép khóc, càng bị kìm nén cảm xúc, lớn lên chúng sẽ càng khó giải quyết được những vấn đề của chính mình. Theo thời gian, việc kìm nén nước mắt sẽ gây ra những khiếm khuyết trong tính cách của trẻ.
Thực tế, khóc chính là một quá trình "tự chữa lành vết thương" của con người, là liệu pháp giúp hồi phục sức khỏe và tinh thần. Khi con khóc, thay vì kìm nén, cha mẹ nên dỗ dành, ôm ấp, không những có thể tạo cho trẻ cảm giác an toàn mà còn dạy chúng trở thành những đứa con ngoan, biết lắng nghe và đồng cảm.
Nói lời cay độc với trẻ
Đôi khi vô tình cha mẹ lại thốt ra những lời so sánh con mình kém cỏi hay không thông minh bằng đứa trẻ khác. Hậu quả của những câu nói này có tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ tiếp nhận thông tin tiêu cực từ bố mẹ, chúng sẽ tiếp tục phóng đại những khuyết điểm của bản thân. Và khi tần suất của những lời so sánh ngày càng nhiều lại càng khiến trẻ tin rằng bản thân "thực sự ngu ngốc, hư hỏng".
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều xứng đáng được yêu thương, bao bọc. Cha mẹ thông thái sẽ nuôi dạy con trưởng thành, khỏe mạnh cả về thể xác và tâm hồn. Vật chất quan trọng nhưng cũng không bằng cảm xúc của con. Bởi đó mới là thứ hình thành nên nhân cách và tư tưởng của trẻ sau này.