Phuong Nam
Well-known member
Chạy Trốn Mặt Trời
Với lối viết văn giàu cảm xúc và chất chứa suy ngẫm của Minh Nhật, Chạy trốn mặt trời đã rấy lên trong lòng độc giả trẻ một nỗi trăn trở và thức tỉnh để nhìn lại cuộc sống của mình – suy nghĩ và đấu tranh lựa chọn giữa lối sống nhạt nhẽo, hòa mình vào đám đông và sự khác biệt, tách mình khỏi guồng quay xã hội tài chính để sống là mình, sống với ước mơ và đam mê riêng.
Nhiều câu chuyện giản dị, ngẫu hứng nhưng lại khiến ta giật mình nhìn lại những mối quan hệ quan trọng nhưng lại bị bỏ quên giữa bộn bề cuộc sống. Đã lâu ta không về thăm nhà, vì bận. Đã lâu ta không ngồi café với đứa bạn thân, vì bận. Ta đã quên thói quen gọi điện cho bố mỗi ngày, vì bận. Những câu chuyện trong Chạy trốn mặt trời không đơn thuần là sự sẻ chia, mà còn thúc giục, khích lệ thế hệ trẻ hướng tới sự đổi thay trong cách nhìn về cuộc sống của chính mình.
Chúng Ta Rồi Sẽ Ổn Thôi
Đôi khi tình yêu có những nghịch lý mà không ai có thể giải thích được: Khi ai đó vứt bỏ, ta lại cố sức chạy theo lượm nhặt những mảnh vụn để cố ghép thành một bức tranh hạnh phúc. Nhưng càng ghép càng thấy tổn thương. Chúng ta rồi sẽ ổn thôi viết về những câu chuyện, những mối tình dở dang như thế. Đó là tình yêu của tuổi trẻ, của sự ngơ dại, sự đĩnh đạc tình trường… Đó là những lời nói dối yêu thương trong vô thức, sự hi sinh không điểm cuối của người đàn bà, là câu chuyện về những “người cũ – người mới”, là những yêu thương chẳng có giới hạn bao giờ.
Để rồi, khi ta đi qua từng bước, từng bậc trên chặng đường dài của cuộc sống, bước qua tất cả những xước xát của tình yêu, lúc ấy mới có thể hiểu yêu thương mình, nuôi giữ ước mơ của chính mình mới là thứ cần yêu hơn bất cứ người đàn ông nào cả.
Sẽ Có Cách, Đừng Lo
Tản văn Sẽ có cách, đừng lo với lối viết gần gũi, những tự sự, trăn trở về tình yêu, chuyện đời – chuyện người. Cuốn sách như một người bạn động viên tác giả cũng như đem lại niềm tha thiết yêu cuộc sống cho độc giả, thể hiện năng lượng sống tích cực khi đứng trước những điều tưởng chừng như rất khó vượt qua.
“Nếu cánh cửa này đóng lại, bạn sẽ chọn mở tiếp cánh cửa khác hay bất lực trong oán trách vô vọng?
Người có thể dối ta, nhưng ta tuyệt đối không bao giờ tự dối chính mình. Không có điều gì là mãi mãi, kể cả những nỗi buồn cũng thế!
Cuộc sống là muôn vạn những chữ “Ngờ”, chúng ta không học được chữ “Ngờ”, càng không thể đoán biết trước được nó sẽ đến lúc nào. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học cách đón nhận nó, một cách tích cực và thanh thản nhất có thể…
Có người sẽ vì những đắng cay ngang trái ở đời mà gục ngã, mất hết niềm tin sống lẫn nhuệ khí sinh tồn. Nhưng cũng có người càng bất hạnh, càng nghịch cảnh thì động lực vươn lên trong họ lại càng lớn. Họ nén hết cay đắng xuống, tạo thành một lực đẩy để bật ra khỏi vũng lầy dưới chân mình.
Mọi thứ đều sẽ có cách giải quyết, nút thắt nào cũng sẽ có cách để mở, người cần đến sẽ đến và người cần đi sẽ buộc phải ra đi. Sẽ có cách, đừng lo!”
Người Lớn Không Khóc
Cuốn sách đầy cảm xúc đánh dấu sự trở lại với sở trường bao năm qua của Hamlet Trương trong thể loại tản văn gồm 29 bài viết mới về cuộc sống và tình yêu, hai vấn đề lớn trong cuộc sống của một “người lớn”. Hamlet Trương không còn gọi độc giả của mình là “người thương” nữa, mà thay vào đó là “người lớn”, khi đã cùng nhau trải qua một hành trình cảm xúc dài hơn 5 năm cùng nhau. “Người lớn không khóc” chưa bao giờ là lời khẳng định chắc nịch về sự mạnh mẽ bởi đâu ai biết mình sẽ rơi lệ khi nào, câu nói này chỉ là lời nhắc nhở cho những ai đang chạm ngõ trưởng thành, rằng người lớn sẽ lựa chọn rơi lệ vì những gì xứng đáng, và ở một ý nghĩa khác, người lớn không khóc vì bao nhiêu nước mắt đã chảy ngược vào tim sau quá nhiều thương tổn.
Lưng Chừng Cô Đơn
Thế nào là cô đơn?
Là những ngày thức dậy trong lòng cảm thấy trống rỗng vô cùng.
Là những ngày có cảm giác bị thế giới bỏ rơi…..
không ai ở cạnh mình, không ai hiểu được mình.
Muốn tìm ai đó để chia sẻ những gì nặng trĩu trong lòng,
nhưng lại chẳng thể tìm được một người để lắng nghe…
Thế đấy, những điều nhỏ xíu tưởng chừng như có, như không, như vô tình, cũng có thể khiến một người rơi vào khoảng lặng của chính mình, để rồi từ đó thấy được dư vị của cô đơn.
Dư vị ấy chẳng hề dễ chịu, dư vị ấy dễ làm người ta buồn lắm, nhưng mà khi ở cái lưng chừng tuổi trẻ, nào ai thoát nỗi cô đơn, thoát nổi những ngày buồn bã. Cô đơn đó mà, giữa những cảm xúc của con người, giống như một nốt nhạc đệm trong bản nhạc của cuộc đời, không thể thiếu cũng chẳng thế tránh, chỉ có thể cùng nó, lặng lẽ đi qua những năm tháng chông chênh để nhận lấy trưởng thành.
Dư vị ấy, bạn sẽ chấp nhận nó chứ. Nếu không thể, hãy để “Lưng chừng cô đơn” cùng bạn vượt qua những ngày chênh vênh này để thấy cô đơn hóa ra chẳng có gì đáng sợ. Chỉ là buồn một chút, tủi thân một chút, mệt mỏi một chút mà thôi. Nhưng bạn biết không? Cô đơn mới là thứ duy nhất không bao giờ phản bội bạn, dù giông bão hay là bình yên. Cuối cùng, cũng chỉ có cô đơn ở đó và bên cạnh chúng ta mà thôi…
Buồn Làm Sao Buông
Sách viết về tình yêu, Anh Khang đã bộc bạch ra những lời đi vào lòng người ta, thấm thía vào lòng những người “đồng cảnh ngộ’’. Bởi vì yêu, dẫu có mỏi gối muốn ngừng chân, nhưng năm tháng vội vã, nào chờ đợi bất cứ ai, ta lạc nhau giữa thành phố cả triệu người. Nặng lòng với những ngày cũ, đan xen muôn vàn cảm xúc có nồng nàn, có dịu dàng, có biết mấy thương yêu, và hanh hao dáng hình của những ngày đã cũ.
Em Là Để Yêu
Em Là Để Yêu của Phan Ý Yên là hành trình về sự trưởng thành của một cô gài thông qua lời kể có sự đan xen giữa mơ và thực.
Sự đan xen giữa 2 yếu tố có vẻ dường như trái ngược nhau hoàn toàn nhưng lại đem lại một sự logic và cái nhìn chân thật hơn về tính cách của nhân vật nữ chính.
Phần mơ là lời kể về một cô gái viết cho tuổi bước vào đời của mình, với những va chạm, những rung động đầu tiên trong tình yêu và những cảm xúc ngây thơ, non dại.
Phần thực lại là một sự phá cách hoàn toàn mới, đó là sự thay đổi từ giọng văn cho đến tính cách của cô gái, giờ đây là một phụ nữ trưởng thành và mạnh mẽ…
Đó chính là cái hay của Ý Yên trong tác phẩm này, nội tâm của nhân vật và tâm lý được diễn tả qua những giai đoạn khác nhau.
Hôm Nay Người Ta Nói Chia Tay
Với “Hôm nay người ta nói chia tay…”, vẫn những câu chuyện cóp nhặt đó cùng những tản văn như nhìn thấu những trái tim yếu đuối mong manh ấy, hãy để câu chữ xoa dịu nỗi đau nào ai hiểu của bạn. Một cuốn sách mang cảm giác nhẹ lòng cho người đọc và để bạn có quyền tin rằng: “Vẫn tồn tại bình yên sau chia tay”. Bạn hoàn toàn có thể tự chữa lành vết thương lòng của mình. Bạn hoàn toàn có thể yêu đời và lạc quan trở lại. Bạn hoàn toàn có thể tự bước tiếp trên đôi chân của mình với một niềm tin về một tình yêu có kết thúc có hậu.
Đôi khi chia tay không hẳn là kết thúc, nó đơn giản là ta phải rẽ vào một con đường khác dẫu có thể đớn đau, buồn bã nhưng biết đâu hạnh phục thực sự lại chính là nằm ở cuối con đường này.
Với lối viết văn giàu cảm xúc và chất chứa suy ngẫm của Minh Nhật, Chạy trốn mặt trời đã rấy lên trong lòng độc giả trẻ một nỗi trăn trở và thức tỉnh để nhìn lại cuộc sống của mình – suy nghĩ và đấu tranh lựa chọn giữa lối sống nhạt nhẽo, hòa mình vào đám đông và sự khác biệt, tách mình khỏi guồng quay xã hội tài chính để sống là mình, sống với ước mơ và đam mê riêng.
Nhiều câu chuyện giản dị, ngẫu hứng nhưng lại khiến ta giật mình nhìn lại những mối quan hệ quan trọng nhưng lại bị bỏ quên giữa bộn bề cuộc sống. Đã lâu ta không về thăm nhà, vì bận. Đã lâu ta không ngồi café với đứa bạn thân, vì bận. Ta đã quên thói quen gọi điện cho bố mỗi ngày, vì bận. Những câu chuyện trong Chạy trốn mặt trời không đơn thuần là sự sẻ chia, mà còn thúc giục, khích lệ thế hệ trẻ hướng tới sự đổi thay trong cách nhìn về cuộc sống của chính mình.
Chúng Ta Rồi Sẽ Ổn Thôi
Đôi khi tình yêu có những nghịch lý mà không ai có thể giải thích được: Khi ai đó vứt bỏ, ta lại cố sức chạy theo lượm nhặt những mảnh vụn để cố ghép thành một bức tranh hạnh phúc. Nhưng càng ghép càng thấy tổn thương. Chúng ta rồi sẽ ổn thôi viết về những câu chuyện, những mối tình dở dang như thế. Đó là tình yêu của tuổi trẻ, của sự ngơ dại, sự đĩnh đạc tình trường… Đó là những lời nói dối yêu thương trong vô thức, sự hi sinh không điểm cuối của người đàn bà, là câu chuyện về những “người cũ – người mới”, là những yêu thương chẳng có giới hạn bao giờ.
Để rồi, khi ta đi qua từng bước, từng bậc trên chặng đường dài của cuộc sống, bước qua tất cả những xước xát của tình yêu, lúc ấy mới có thể hiểu yêu thương mình, nuôi giữ ước mơ của chính mình mới là thứ cần yêu hơn bất cứ người đàn ông nào cả.
Sẽ Có Cách, Đừng Lo
Tản văn Sẽ có cách, đừng lo với lối viết gần gũi, những tự sự, trăn trở về tình yêu, chuyện đời – chuyện người. Cuốn sách như một người bạn động viên tác giả cũng như đem lại niềm tha thiết yêu cuộc sống cho độc giả, thể hiện năng lượng sống tích cực khi đứng trước những điều tưởng chừng như rất khó vượt qua.
“Nếu cánh cửa này đóng lại, bạn sẽ chọn mở tiếp cánh cửa khác hay bất lực trong oán trách vô vọng?
Người có thể dối ta, nhưng ta tuyệt đối không bao giờ tự dối chính mình. Không có điều gì là mãi mãi, kể cả những nỗi buồn cũng thế!
Cuộc sống là muôn vạn những chữ “Ngờ”, chúng ta không học được chữ “Ngờ”, càng không thể đoán biết trước được nó sẽ đến lúc nào. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học cách đón nhận nó, một cách tích cực và thanh thản nhất có thể…
Có người sẽ vì những đắng cay ngang trái ở đời mà gục ngã, mất hết niềm tin sống lẫn nhuệ khí sinh tồn. Nhưng cũng có người càng bất hạnh, càng nghịch cảnh thì động lực vươn lên trong họ lại càng lớn. Họ nén hết cay đắng xuống, tạo thành một lực đẩy để bật ra khỏi vũng lầy dưới chân mình.
Mọi thứ đều sẽ có cách giải quyết, nút thắt nào cũng sẽ có cách để mở, người cần đến sẽ đến và người cần đi sẽ buộc phải ra đi. Sẽ có cách, đừng lo!”
Người Lớn Không Khóc
Cuốn sách đầy cảm xúc đánh dấu sự trở lại với sở trường bao năm qua của Hamlet Trương trong thể loại tản văn gồm 29 bài viết mới về cuộc sống và tình yêu, hai vấn đề lớn trong cuộc sống của một “người lớn”. Hamlet Trương không còn gọi độc giả của mình là “người thương” nữa, mà thay vào đó là “người lớn”, khi đã cùng nhau trải qua một hành trình cảm xúc dài hơn 5 năm cùng nhau. “Người lớn không khóc” chưa bao giờ là lời khẳng định chắc nịch về sự mạnh mẽ bởi đâu ai biết mình sẽ rơi lệ khi nào, câu nói này chỉ là lời nhắc nhở cho những ai đang chạm ngõ trưởng thành, rằng người lớn sẽ lựa chọn rơi lệ vì những gì xứng đáng, và ở một ý nghĩa khác, người lớn không khóc vì bao nhiêu nước mắt đã chảy ngược vào tim sau quá nhiều thương tổn.
Lưng Chừng Cô Đơn
Thế nào là cô đơn?
Là những ngày thức dậy trong lòng cảm thấy trống rỗng vô cùng.
Là những ngày có cảm giác bị thế giới bỏ rơi…..
không ai ở cạnh mình, không ai hiểu được mình.
Muốn tìm ai đó để chia sẻ những gì nặng trĩu trong lòng,
nhưng lại chẳng thể tìm được một người để lắng nghe…
Thế đấy, những điều nhỏ xíu tưởng chừng như có, như không, như vô tình, cũng có thể khiến một người rơi vào khoảng lặng của chính mình, để rồi từ đó thấy được dư vị của cô đơn.
Dư vị ấy chẳng hề dễ chịu, dư vị ấy dễ làm người ta buồn lắm, nhưng mà khi ở cái lưng chừng tuổi trẻ, nào ai thoát nỗi cô đơn, thoát nổi những ngày buồn bã. Cô đơn đó mà, giữa những cảm xúc của con người, giống như một nốt nhạc đệm trong bản nhạc của cuộc đời, không thể thiếu cũng chẳng thế tránh, chỉ có thể cùng nó, lặng lẽ đi qua những năm tháng chông chênh để nhận lấy trưởng thành.
Dư vị ấy, bạn sẽ chấp nhận nó chứ. Nếu không thể, hãy để “Lưng chừng cô đơn” cùng bạn vượt qua những ngày chênh vênh này để thấy cô đơn hóa ra chẳng có gì đáng sợ. Chỉ là buồn một chút, tủi thân một chút, mệt mỏi một chút mà thôi. Nhưng bạn biết không? Cô đơn mới là thứ duy nhất không bao giờ phản bội bạn, dù giông bão hay là bình yên. Cuối cùng, cũng chỉ có cô đơn ở đó và bên cạnh chúng ta mà thôi…
Buồn Làm Sao Buông
Sách viết về tình yêu, Anh Khang đã bộc bạch ra những lời đi vào lòng người ta, thấm thía vào lòng những người “đồng cảnh ngộ’’. Bởi vì yêu, dẫu có mỏi gối muốn ngừng chân, nhưng năm tháng vội vã, nào chờ đợi bất cứ ai, ta lạc nhau giữa thành phố cả triệu người. Nặng lòng với những ngày cũ, đan xen muôn vàn cảm xúc có nồng nàn, có dịu dàng, có biết mấy thương yêu, và hanh hao dáng hình của những ngày đã cũ.
Em Là Để Yêu
Em Là Để Yêu của Phan Ý Yên là hành trình về sự trưởng thành của một cô gài thông qua lời kể có sự đan xen giữa mơ và thực.
Sự đan xen giữa 2 yếu tố có vẻ dường như trái ngược nhau hoàn toàn nhưng lại đem lại một sự logic và cái nhìn chân thật hơn về tính cách của nhân vật nữ chính.
Phần mơ là lời kể về một cô gái viết cho tuổi bước vào đời của mình, với những va chạm, những rung động đầu tiên trong tình yêu và những cảm xúc ngây thơ, non dại.
Phần thực lại là một sự phá cách hoàn toàn mới, đó là sự thay đổi từ giọng văn cho đến tính cách của cô gái, giờ đây là một phụ nữ trưởng thành và mạnh mẽ…
Đó chính là cái hay của Ý Yên trong tác phẩm này, nội tâm của nhân vật và tâm lý được diễn tả qua những giai đoạn khác nhau.
Hôm Nay Người Ta Nói Chia Tay
Với “Hôm nay người ta nói chia tay…”, vẫn những câu chuyện cóp nhặt đó cùng những tản văn như nhìn thấu những trái tim yếu đuối mong manh ấy, hãy để câu chữ xoa dịu nỗi đau nào ai hiểu của bạn. Một cuốn sách mang cảm giác nhẹ lòng cho người đọc và để bạn có quyền tin rằng: “Vẫn tồn tại bình yên sau chia tay”. Bạn hoàn toàn có thể tự chữa lành vết thương lòng của mình. Bạn hoàn toàn có thể yêu đời và lạc quan trở lại. Bạn hoàn toàn có thể tự bước tiếp trên đôi chân của mình với một niềm tin về một tình yêu có kết thúc có hậu.
Đôi khi chia tay không hẳn là kết thúc, nó đơn giản là ta phải rẽ vào một con đường khác dẫu có thể đớn đau, buồn bã nhưng biết đâu hạnh phục thực sự lại chính là nằm ở cuối con đường này.