Thanh Thúy
Well-known member
Nhân sự Gen Z ngày càng phụ thuộc vào AI để hoàn thành công việc, song phải đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công việc giúp gia tăng hiệu suất đáng kể. Ảnh minh hoạ: Yan Krukau/Pexels
Theo nghiên cứu do Google Workspace thực hiện vào tháng 11, 88% người trẻ cho biết việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, AI vào công việc giúp họ vượt qua tình trạng “đóng băng đầu óc” do quá tải.
“Đây là tương lai của công việc. Tương lai này có sự tồn tại của AI”, Yulie Kwon Kim, Phó Chủ tịch sản phẩm tại Google Workspace, cho biết trong báo cáo.
Gen Z ‘nhờ’ AI thương lượng lương, soạn email
Theo Yulie Kwon Kim, các nhà lãnh đạo mới đặc biệt ủng hộ AI. Họ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện quá trình giao tiếp giữa các nhân sự, giải phóng người lao động khỏi những nhiệm vụ nhỏ nhặt, tốn thời gian, hướng đến tập trung vào những công việc mang tính chiến lược.
Gen Z (sinh từ năm 1997-2012) là thế hệ sinh ra trong kỷ nguyên công nghệ, được gọi là “người bản địa kỹ thuật số”, tỏ ra nhanh nhẹn trong việc ứng dụng AI vào khâu xử lý công việc. Mục đích của họ là làm ít hơn và tự giảm thiểu căng thẳng.
AI dần trở thành "trợ thủ" không thể thiếu của Gen Z trong công việc. Ảnh minh hoạ: Shantanu Kumar/Pexels.
Những nhân sự mới “chân ướt chân ráo” tham gia thị trường lao động nghĩ ra nhiều cách giúp cuộc sống 9-to-5 (làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều) trở nên dễ dàng hơn.
Khi tham gia quá trình tuyển dụng, họ hỏi ChatGPT nếu không biết tự thương lượng lương thưởng, từ bỏ phương pháp nộp CV truyền thống, tìm việc thông qua hashtag #hireme (tạm dịch: “hãy tuyển tôi”) trên mạng xã hội TikTok.
Trong công việc, những người trẻ tháo vát dưới 27 tuổi sử dụng AI để giải quyết những nhiệm vụ đơn giản nhưng tương đối tốn thời gian như soạn thảo email và ghi chú trong các cuộc họp quan trọng.
Lãnh đạo dùng ‘nhân sự’ AI
Nghiên cứu của Google Workspace thăm dò ý kiến của 1.000 nhà lãnh đạo trẻ, những người mới bắt đầu công việc kinh doanh, ở trong độ tuổi từ 22-39. Họ nhận thấy cả Gen Z và nhân sự thuộc thế hệ Millennials (sinh năm 1981-1996) đều thường xuyên sử dụng AI trong giờ hành chính.
Báo cáo chỉ ra 93% nhà lãnh đạo Gen Z và 79% lãnh đạo thuộc thế hệ Millennials sử dụng 2 công cụ AI trở lên mỗi tuần. Số liệu này cho thấy sự phụ thuộc lớn vào trí tuệ nhân tạo của cả cấp quản lý và nhân viên hiện nay.
Các tác giả nghiên cứu cũng khẳng định rằng AI có khả năng cải thiện các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm hay lãnh đạo một cách hiệu quả. Nhận định này được rút ra từ dữ liệu thu về qua báo cáo.
“Trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp mọi người hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn, mà còn thay đổi phương pháp làm việc một cách đáng kể”, các tác giả nghiên cứu chia sẻ.
Lãnh đạo các doanh nghiệp tích cực ứng dụng AI, thay thế con người. Ảnh minh hoạ: Cottonbro Studio/Pexels.
Được đánh giá là công cụ giúp gia tăng hiệu suất công việc, song AI cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với người lao động.
Gần đây, sự việc Sebastian Siemiatkowski, CEO công ty fintech Mỹ Klarna, ngừng tuyển nhân sự từ năm 2023 vì cho rằng trí tuệ nhân tạo đã đủ khả năng thay thế con người thu hút sự chú ý.
Theo CEO người Thụy Điển, AI đang dần thay thế con người trong nhiều vai trò tại Klarna, từ chăm sóc khách hàng đến phân tích dữ liệu. Không chỉ dừng tuyển dụng, Klarna còn chủ động giảm quy mô nhân sự từ 4.500 xuống 3.500 người trong năm qua.
Thay vì tuyển dụng mới, công ty đang tập trung vào việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hóa các quy trình và nhiệm vụ.
Đầu năm nay, Sebastian Siemiatkowski từng tuyên bố ChatGPT đang làm công việc của 700 nhân viên. Vị CEO này cũng chia sẻ Klarna đã thay thế Salesforce, nhà cung cấp dịch vụ quản lý quan hệ khách hàng (CRM), bằng AI, một tuyên bố mà CEO Salesforce Marc Benioff tỏ ra hoài nghi, theo Tech Crunch.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công việc giúp gia tăng hiệu suất đáng kể. Ảnh minh hoạ: Yan Krukau/Pexels
Theo nghiên cứu do Google Workspace thực hiện vào tháng 11, 88% người trẻ cho biết việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, AI vào công việc giúp họ vượt qua tình trạng “đóng băng đầu óc” do quá tải.
“Đây là tương lai của công việc. Tương lai này có sự tồn tại của AI”, Yulie Kwon Kim, Phó Chủ tịch sản phẩm tại Google Workspace, cho biết trong báo cáo.
Gen Z ‘nhờ’ AI thương lượng lương, soạn email
Theo Yulie Kwon Kim, các nhà lãnh đạo mới đặc biệt ủng hộ AI. Họ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện quá trình giao tiếp giữa các nhân sự, giải phóng người lao động khỏi những nhiệm vụ nhỏ nhặt, tốn thời gian, hướng đến tập trung vào những công việc mang tính chiến lược.
Gen Z (sinh từ năm 1997-2012) là thế hệ sinh ra trong kỷ nguyên công nghệ, được gọi là “người bản địa kỹ thuật số”, tỏ ra nhanh nhẹn trong việc ứng dụng AI vào khâu xử lý công việc. Mục đích của họ là làm ít hơn và tự giảm thiểu căng thẳng.
AI dần trở thành "trợ thủ" không thể thiếu của Gen Z trong công việc. Ảnh minh hoạ: Shantanu Kumar/Pexels.
Những nhân sự mới “chân ướt chân ráo” tham gia thị trường lao động nghĩ ra nhiều cách giúp cuộc sống 9-to-5 (làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều) trở nên dễ dàng hơn.
Khi tham gia quá trình tuyển dụng, họ hỏi ChatGPT nếu không biết tự thương lượng lương thưởng, từ bỏ phương pháp nộp CV truyền thống, tìm việc thông qua hashtag #hireme (tạm dịch: “hãy tuyển tôi”) trên mạng xã hội TikTok.
Trong công việc, những người trẻ tháo vát dưới 27 tuổi sử dụng AI để giải quyết những nhiệm vụ đơn giản nhưng tương đối tốn thời gian như soạn thảo email và ghi chú trong các cuộc họp quan trọng.
Lãnh đạo dùng ‘nhân sự’ AI
Nghiên cứu của Google Workspace thăm dò ý kiến của 1.000 nhà lãnh đạo trẻ, những người mới bắt đầu công việc kinh doanh, ở trong độ tuổi từ 22-39. Họ nhận thấy cả Gen Z và nhân sự thuộc thế hệ Millennials (sinh năm 1981-1996) đều thường xuyên sử dụng AI trong giờ hành chính.
Báo cáo chỉ ra 93% nhà lãnh đạo Gen Z và 79% lãnh đạo thuộc thế hệ Millennials sử dụng 2 công cụ AI trở lên mỗi tuần. Số liệu này cho thấy sự phụ thuộc lớn vào trí tuệ nhân tạo của cả cấp quản lý và nhân viên hiện nay.
Các tác giả nghiên cứu cũng khẳng định rằng AI có khả năng cải thiện các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm hay lãnh đạo một cách hiệu quả. Nhận định này được rút ra từ dữ liệu thu về qua báo cáo.
“Trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp mọi người hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn, mà còn thay đổi phương pháp làm việc một cách đáng kể”, các tác giả nghiên cứu chia sẻ.
Lãnh đạo các doanh nghiệp tích cực ứng dụng AI, thay thế con người. Ảnh minh hoạ: Cottonbro Studio/Pexels.
Được đánh giá là công cụ giúp gia tăng hiệu suất công việc, song AI cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với người lao động.
Gần đây, sự việc Sebastian Siemiatkowski, CEO công ty fintech Mỹ Klarna, ngừng tuyển nhân sự từ năm 2023 vì cho rằng trí tuệ nhân tạo đã đủ khả năng thay thế con người thu hút sự chú ý.
Theo CEO người Thụy Điển, AI đang dần thay thế con người trong nhiều vai trò tại Klarna, từ chăm sóc khách hàng đến phân tích dữ liệu. Không chỉ dừng tuyển dụng, Klarna còn chủ động giảm quy mô nhân sự từ 4.500 xuống 3.500 người trong năm qua.
Thay vì tuyển dụng mới, công ty đang tập trung vào việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hóa các quy trình và nhiệm vụ.
Đầu năm nay, Sebastian Siemiatkowski từng tuyên bố ChatGPT đang làm công việc của 700 nhân viên. Vị CEO này cũng chia sẻ Klarna đã thay thế Salesforce, nhà cung cấp dịch vụ quản lý quan hệ khách hàng (CRM), bằng AI, một tuyên bố mà CEO Salesforce Marc Benioff tỏ ra hoài nghi, theo Tech Crunch.