9 đặc sản tinh hoa của ẩm thực Phú Thọ

Nguyệt Phan

Well-known member
Chè, thịt chua Thanh Sơn, bưởi Đoan Hùng... là đặc sản nức tiếng du khách nên mua làm quà nếu ghé Phú Thọ, đặc biệt trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.
Năm nay ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và kì nghỉ lễ 30.4 - 1.5 sát nhau, nếu có cơ hội trở về đất Tổ Phú Thọ, bạn nhất định đừng bỏ qua những đặc sản hấp dẫn này.
Chè xanh
Những búp chè xanh non trở thành đặc sản của Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.



Phú Thọ được coi là cái nôi của ngành chè, với diện tích trồng chè đứng thứ 4 cả nước - lên đến khoảng hơn 16.000 hecta. Trên địa bàn tỉnh có 3 nhãn hiệu tập thể gồm Chè xanh Phú Hộ (huyện Phù Ninh), Chè xanh Yên Kỳ (huyện Hạ Hòa), chè Long Cốc (huyện Tân Sơn).
Chè ở Phú Thọ rất đa dạng, có cả chè xanh, chè ô long, chè ướp hương… Bạn có thể đến những đồi chè xanh mướt ở các huyện Thanh Sơn, Cẩm Khê, Tân Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập, Phù Ninh… ngắm cảnh và trực tiếp mua chè của bà con địa phương với giá cả phải chăng. Giá chè búp tươi chỉ khoảng 5.000 đồng/kg, chè khô thì tùy loại, khoảng 50.000 đồng/kg. Loại đặc biệt có thể có giá tới 500.000 đồng - 1,5 triệu đồng/kg.
Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng là giống quả quý, có vị ngọt thanh, được nhiều du khách tìm mua khi ghé thăm đất Tổ. Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Phú Thọ.
Bưởi Đoan Hùng là giống quả quý, có vị ngọt thanh, được nhiều du khách tìm mua khi ghé thăm đất Tổ. Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Phú Thọ
Bưởi Đoan Hùng là giống quả quý được trồng hàng trăm năm nay ở đất Vua Hùng. Quả bưởi hình cầu dẹt, vỏ có màu vàng sáng khi chín, cùi mỏng, múi bưởi ráo, tép bưởi mọng nước, vị ngọt thanh mát.
Dịp Giỗ Tổ, người dân ở đây chọn những quả bưởi to nhất, màu đẹp mắt nhất để dân cúng tri ân công đức Vua Hùng. Tại Lễ hội, cũng sẽ có những gian hàng để người dân mọi miền Tổ quốc có thể đến thưởng thức và chọn mua bưởi về làm quà. Bưởi Đoan Hùng có thể bảo quản vài tháng ở nhiệt độ thường, khi ăn vẫn ngon ngọt.
Thịt chua Thanh Sơn
Thịt chua là món ăn đặc sản của dân tộc Mường. Thịt chua được làm từ thịt lợn rừng nên có hương vị thơm ngọt đặc trưng. Từng miếng thịt sạch, với bì được trộn với thính rang, ủ cho lên men là ăn được. Khi ăn, thịt có vị chua chua, bùi bùi mà lại ngọt tự nhiên, thịt mềm, bì dai giòn sần sật.
Thịt chua thường ăn kèm với là sung, lá đinh lăng… có vị chát nhẹ, chấm với tương ớt, trở thành món ăn phổ biến trên bàn nhậu. Thịt chua có nhiều loại để bạn có thể thoải mái lựa mua: thịt chua bì, thịt chua ống nứa, thịt chua tỏi ớt…
Thịt chua là món thường thấy trên bàn nhậu. Ảnh: Trường Foods
Thịt chua là món thường thấy trên bàn nhậu. Ảnh: Trường FoodsBánh tai
Đặc sản bánh lạ lẫm này sẽ khiến du khách tò mò tìm thưởng thức. Sở dĩ bánh có tên đó là do hình dạng bánh giống cái tai. Trước đây bánh có tên là bánh hòn.
Bánh được làm từ bột gạo tẻ nên có màu trắng sữa đặc trưng. Nhân bánh được làm từ thịt lợn tẩm ướp gia vị vừa ăn, béo ngậy, thơm ngon, hòa quyện với vị thơm ngọt, mềm mướt, dẻo dẻo của vỏ bánh.
Bánh tai ngon nhất là ăn ngay khi vừa hấp chín tới, trong những ngày lạnh bánh tai sẽ là món ăn ấm bụng cho du khách. Giá mỗi cái bánh chỉ từ 3.000 – 5.000 đồng.
Bánh tai trắng mướt, thơm ngon, là món ăn thu hút đông đảo du khách thưởng thức. Ảnh: Fanpage Đặc Sản Phú Thọ Quê Tôi.
Bánh tai là món ăn thu hút đông đảo du khách thưởng thức. Ảnh: Fanpage Đặc Sản Phú Thọ Quê Tôi
Bánh tẻ mật
Bánh tẻ mật Phú Thọ có điểm khác biệt với các loại bánh tẻ khác là không có nhân. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, pha với nước và mật mía, gói lại bằng lá chuối và hấp chín. Khi chín, bánh có màu nâu vàng, nhìn qua khá giống khoai lang luộc.
Lấy một miếng bánh chấm vào mật mía, khi ăn, du khách sẽ cảm thấy có chút lạ lẫm nhưng cũng rất thân quen từ hương vị của gạo thơm, mật mía ngọt ngọt. Giá mỗi chiếc bánh khoảng 15.000 đồng.
Bánh tẻ mật độc đáo bởi không có nhân. Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Phú Thọ.
Bánh tẻ mật độc đáo bởi không có nhân. Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Phú Thọ
Bánh sắn
Với không ít người con Phú Thọ, bánh sắn gắn với những năm tháng vất vả một thời, còn ngày nay thức bánh dân dã này trở thành món quà quê chinh phục thực khách bởi hương vị thơm ngon.
Bánh sắn có hai loại nhân ngọt và mặn. Trong đó nhân ngọt làm từ đỗ xanh, lạc rang, vừng, dừa và đường... Nhân mặn gồm thịt băm, hành khô, mộc nhĩ... đảo qua với dầu và nêm nếm gia vị. Bánh hấp cách thủy tròn lẳn như đàn lợn con xếp trong xoong, bên ngoài bọc lớp lá chuối xanh bóng loáng. Bánh chín nóng hổi chấm thêm với lạc vừng thơm ngậy.
Bánh sắn là món ăn bình dân có hương vị khó quên. Ảnh: Bánh Sắn Đặc Sản Phú Thọ
Bánh sắn là món ăn bình dân có hương vị khó quên. Ảnh: Bánh Sắn Đặc Sản Phú ThọBánh chưng, bánh giầy Hùng Lô
Bánh chưng, bánh giầy không phải là thứ bánh xa lạ với người dân Việt Nam nhưng tại xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, Phú Thọ đó lại là hai thứ bánh đặc biệt, bởi nơi đây được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng, bánh dày tiến Vua, gắn với truyền thuyết xa xưa Lang Liêu làm bánh dâng lên vua cha.
Làm bánh chưng, bánh dày đã là nghề truyền thống của bà con xã Hùng Lô. Ảnh: Song Hùng.
Làm bánh chưng, bánh dày là nghề truyền thống của bà con xã Hùng Lô. Ảnh: Song Hùng
Nguyên liệu làm bánh chưng ở đây được chọn lọc kỹ lưỡng, từ chiếc lá dong xanh ngắt, gạo nếp thơm hay thịt lợn, đỗ xanh… Bánh sau khi làm xong thì được nấu chín bằng bếp than, bếp củi nên rất dền bánh, lại có vị thơm dẻo đặc trưng nên thu hút rất đông người dân và du khách mua bánh để dâng Vua và mang về làm quà.
Mì gạo Hùng Lô
Hùng Lô còn có mì gạo là sản phẩm được nhiều người chọn mua. ìỳ gạo ở đây được sản xuất từ lâu đời, với bí quyết riêng của làng nghề. Gạo sạch được chọn lựa và ngâm kĩ, xay thành bột, trộn với nước theo tỉ lệ rồi cán sợi, tạo thành các sợi mì trắng ngần, phơi khô tự nhiên. Mì được đóng gói sạch sẽ, đảm bảo chất lượng nên dễ dàng mang đi. Khi nấu, mì thơm, dẻo, dợi mì trắng sạch, nhỏ như sợi bún mà lại không bị nát.
Mỳ gạo là sản phẩm của làng nghề truyền thống Hùng Lô. Ảnh: Liên minh hợp tác xã tỉnh Phú Thọ.
Mì gạo là sản phẩm của làng nghề truyền thống Hùng Lô. Ảnh: Liên minh hợp tác xã tỉnh Phú Thọ
Cọ ỏm
Cọ ỏm nghe có vẻ rất lạ lẫm nhưng chính là quả cọ được chế biến và trở thành món ăn đặc sắc của tỉnh Phú Thọ. Từng quả cọ to tròn được mang về, cạo vỏ, rửa sạch rồi luộc chừng 20-25 phút là chín, vớt ra để nguội.
Cọ ỏm có vỏ ngoài đen bóng, bên trong vàng ruộm, cùi dày, thơm và mềm. Khi ăn, hương vị cọ ỏm bùi bùi, thơm ngậy, chấm cùng với muối vừng hoặc nước mắm, bình dị mà độc đáo. Giá 1kg cọ ỏm chỉ khoảng 60.000 – 70.000 đồng.
Cọ ỏm là món ăn độc đáo của Phú Thọ. Ảnh: Đỗ Thảo.
 
Bên trên