linh_449
Linh Linhh
“ 𝐀𝐢 đ𝐚̃ 𝐛𝐚̉𝐨 𝐯𝐞̣̂ 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐨𝐧 𝐪𝐮𝐲̉ đ𝐨̣̂𝐢 𝐥𝐨̂́𝐭 đ𝐮̛́𝐚 𝐭𝐫𝐞̉? 𝐆𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡? 𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐡𝐚̂𝐧? 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐡𝐨̣𝐜? 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠, 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐧𝐢𝐞̂𝐧.”_ Trích: “ Thú Tội”- Minato Kanae.
Là tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng bậc nhất, nằm trong top 10 cuốn sách bán chạy nhất năm 2009, "Thú Tội" còn vang dội hơn khi được chuyển thể thành bộ phim cùng tên, nắm trọn nhiều giải thưởng đáng giá. Tiểu thuyết gồm nhiều hồi, từng hồi là những lời tự sự của từng nhân vật khác nhau, càng đọc bạn sẽ càng cảm thấy bất ngờ và choáng ngợp trước dòng suy ngẫm trong tâm lý tuổi trẻ bồng bột của những đứa trẻ tuổi vị thành niên.
Hồi thứ nhất, xoay quanh lời tự sự của cô giáo chủ nhiệm Moriguchi, lời tự sự xoay quanh việc đứa con gái 4 tuổi của cô đã chết sau vụ chết đuối phía sau trường học. Nhưng bằng cách nào đó, cô đã tìm ra chứng cứ chứng minh rằng, con gái cô bị sát hại. Trớ trêu thay, hai tên sát nhân ấy lại ngang nhiên ngồi trong lớp học này, đối mặt với cô từng ngày. Học sinh "A", học sinh "B", một kẻ sợ hãi đến mức run lên cầm cập, một kẻ bình thản ngồi nghe hết câu chuyện, như thể đó không phải việc mình gây ra. Cô sẽ trả thù cho con gái mình, cô muốn chúng hối hận, muốn chúng phải ám ảnh cái chết của con gái cô. Dùng máu của người nhiễm HIV pha vào hộp sữa của hai học sinh đó. HIV ủ bệnh 5-10 năm, quãng thời gian đủ dài để suy ngẫm và hối cải. Trò đùa ? Đe doạ ? Chẳng có gì đáng đe dọa ở đây cả, cô sẽ không đùa với những con quỷ cướp đi sinh mạng của con gái cô. Phải chăng kế hoạch ấy đã thành công ? Đỉnh điểm của sự trả thù này liệu đã kết thúc?
Sang hồi thứ hai, với những gì cô Moriguchi thuật lại, tội ác sáng tỏ, "A" là mục tiêu của trò chơi bắt nạt trong lớp. Tới đây, là lời tự sự của lớp trưởng, một người gương mẫu đúng mực, không chịu sự bất bình. Khi thấy "A" bị đánh đập, bạo lực học đường, cô bé ấy đã đứng ra giúp đỡ. Tình bạn giữa cô bé và "A" lại dần lấn sang tình yêu. Cái thứ tình cảm trong sáng nảy nở trong tâm hồn hai đứa trẻ. Cứ ngỡ rằng chờ đợi họ là một kết thúc viên mãn. Nhưng đêm ấy, hai nhát búa của "A" đã cướp đi tất thảy, cướp đi cả cuộc đời chỉ mới ở vạch xuất phát của cô bé, đặt dấu chấm hết cho tình cảm của hai người. "A" điên cuồng, bấn loạn, với cậu, không có thứ gì quan trọng, kể cả người cậu yêu, hai nhát búa là đủ chấm dứt rồi. Câu hỏi đặt ra : lý do giết người của "A" là gì ?
Giết người không ghê tay như vậy, rốt cuộc A là một người như thế nào? Một kẻ thiếu niên thông minh và vô cảm, tàn nhẫn và liều lĩnh. Cậu ta không đơn giản như những người khác. Đánh nhau, hút thuốc, xem phim đen... cậu ta gọi bọn họ là những kẻ ngu ngốc.
Nói về A, cậu ta dùng động vật để làm thí nghiệm. Cậu ta trở nên nổi tiếng với phát minh của mình, là học sinh giỏi đạt giải nhất kì thi Khoa Học của thành phố. Nhưng ham muốn của cậu ta là khiến tất cả mọi người đều biết đến mình. Danh tiếng quan trọng thế nào ? Là khi giết người và thiết lập bom toàn trường để lôi kéo báo chí, cũng không ghê tay. Trí thông minh của cậu ta đã đi ngược lại với bản tính.
Vậy còn học sinh B? Từ một cậu bé ngoan ngoãn, muốn chứng tỏ bản thân, chỉ vì một câu "Ngu ngốc !" của "A" mà hủy hoại cả cuộc đời. Tiếp tay cho âm mưu giết người để chứng minh bản thân không vô dụng. Rồi âm thanh tâm trí đã thôi thúc cậu, khiến cậu phát điên, điên cuồn dùng dao đâm chết mẹ mình.
Nhưng, dù là "A" hay "B" cũng đều có một quá khứ. Tuổi thơ của "A" chính là một quãng đường dài của nỗi cô đơn và nhớ mẹ, cậu ta làm tất cả cũng chỉ vì người mẹ vô tâm của mình. Còn B, một cậu bé ngoan ngoãn luôn được mẹ yêu thương che chở, sống một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Điều gì khiến B phải điên cuồng đến mức giết mẹ chứ?
Đó mới là cái hay trong chính tác phẩm của Minato, qua từng câu từng chữ khiến người đọc như đang đặt mình vào hoàn cảnh của từng nhân vật. Nên dù có đáng trách và tội lỗi đến đâu, cũng có một đường lùi để chúng ta thấu hiểu họ.
Vậy bản ngã nào cho những đứa trẻ ấy? Tương lai của chúng rồi sẽ ra sao khi quá khứ có một vết nhơ không thể gột rửa.
Tiểu thuyết đã đánh bật tâm lý của người đọc qua từng trang truyện, phản ánh hiện thực đời sống và tâm lý tuổi trẻ bồng bột muốn trải nghiệm những cám dỗ và vui thú.... Tất cả, đều gộp lại trong cuốn tiểu thuyết “ Thú Tội”, bạn hãy đoán xem, cái kết cho những kẻ sát nhân trẻ tuổi là hình phạt ra sao?
“ Đ𝐮̀𝐚 𝐭𝐡𝐨̂𝐢 𝐦𝐚̀.”
“ 𝐓𝐨̂𝐢 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐞𝐦 𝐬𝐞̃ 𝐤𝐡𝐢𝐞̂́𝐧 𝐞𝐦 𝐜𝐚̉𝐦 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐭𝐨̣̂𝐢 𝐥𝐨̂̃𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐡𝐨̛́ đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐨́ 𝐬𝐮𝐨̂́𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢.”
Có chắc chỉ là nhiễm HIV như lời Moriguchi đã nói?
Hãy cùng đón đọc và tận hưởng thông điệp cuộc sống từ tiểu thuyết “ Thú Tội.”
Là tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng bậc nhất, nằm trong top 10 cuốn sách bán chạy nhất năm 2009, "Thú Tội" còn vang dội hơn khi được chuyển thể thành bộ phim cùng tên, nắm trọn nhiều giải thưởng đáng giá. Tiểu thuyết gồm nhiều hồi, từng hồi là những lời tự sự của từng nhân vật khác nhau, càng đọc bạn sẽ càng cảm thấy bất ngờ và choáng ngợp trước dòng suy ngẫm trong tâm lý tuổi trẻ bồng bột của những đứa trẻ tuổi vị thành niên.
Hồi thứ nhất, xoay quanh lời tự sự của cô giáo chủ nhiệm Moriguchi, lời tự sự xoay quanh việc đứa con gái 4 tuổi của cô đã chết sau vụ chết đuối phía sau trường học. Nhưng bằng cách nào đó, cô đã tìm ra chứng cứ chứng minh rằng, con gái cô bị sát hại. Trớ trêu thay, hai tên sát nhân ấy lại ngang nhiên ngồi trong lớp học này, đối mặt với cô từng ngày. Học sinh "A", học sinh "B", một kẻ sợ hãi đến mức run lên cầm cập, một kẻ bình thản ngồi nghe hết câu chuyện, như thể đó không phải việc mình gây ra. Cô sẽ trả thù cho con gái mình, cô muốn chúng hối hận, muốn chúng phải ám ảnh cái chết của con gái cô. Dùng máu của người nhiễm HIV pha vào hộp sữa của hai học sinh đó. HIV ủ bệnh 5-10 năm, quãng thời gian đủ dài để suy ngẫm và hối cải. Trò đùa ? Đe doạ ? Chẳng có gì đáng đe dọa ở đây cả, cô sẽ không đùa với những con quỷ cướp đi sinh mạng của con gái cô. Phải chăng kế hoạch ấy đã thành công ? Đỉnh điểm của sự trả thù này liệu đã kết thúc?
Sang hồi thứ hai, với những gì cô Moriguchi thuật lại, tội ác sáng tỏ, "A" là mục tiêu của trò chơi bắt nạt trong lớp. Tới đây, là lời tự sự của lớp trưởng, một người gương mẫu đúng mực, không chịu sự bất bình. Khi thấy "A" bị đánh đập, bạo lực học đường, cô bé ấy đã đứng ra giúp đỡ. Tình bạn giữa cô bé và "A" lại dần lấn sang tình yêu. Cái thứ tình cảm trong sáng nảy nở trong tâm hồn hai đứa trẻ. Cứ ngỡ rằng chờ đợi họ là một kết thúc viên mãn. Nhưng đêm ấy, hai nhát búa của "A" đã cướp đi tất thảy, cướp đi cả cuộc đời chỉ mới ở vạch xuất phát của cô bé, đặt dấu chấm hết cho tình cảm của hai người. "A" điên cuồng, bấn loạn, với cậu, không có thứ gì quan trọng, kể cả người cậu yêu, hai nhát búa là đủ chấm dứt rồi. Câu hỏi đặt ra : lý do giết người của "A" là gì ?
Giết người không ghê tay như vậy, rốt cuộc A là một người như thế nào? Một kẻ thiếu niên thông minh và vô cảm, tàn nhẫn và liều lĩnh. Cậu ta không đơn giản như những người khác. Đánh nhau, hút thuốc, xem phim đen... cậu ta gọi bọn họ là những kẻ ngu ngốc.
Nói về A, cậu ta dùng động vật để làm thí nghiệm. Cậu ta trở nên nổi tiếng với phát minh của mình, là học sinh giỏi đạt giải nhất kì thi Khoa Học của thành phố. Nhưng ham muốn của cậu ta là khiến tất cả mọi người đều biết đến mình. Danh tiếng quan trọng thế nào ? Là khi giết người và thiết lập bom toàn trường để lôi kéo báo chí, cũng không ghê tay. Trí thông minh của cậu ta đã đi ngược lại với bản tính.
Vậy còn học sinh B? Từ một cậu bé ngoan ngoãn, muốn chứng tỏ bản thân, chỉ vì một câu "Ngu ngốc !" của "A" mà hủy hoại cả cuộc đời. Tiếp tay cho âm mưu giết người để chứng minh bản thân không vô dụng. Rồi âm thanh tâm trí đã thôi thúc cậu, khiến cậu phát điên, điên cuồn dùng dao đâm chết mẹ mình.
Nhưng, dù là "A" hay "B" cũng đều có một quá khứ. Tuổi thơ của "A" chính là một quãng đường dài của nỗi cô đơn và nhớ mẹ, cậu ta làm tất cả cũng chỉ vì người mẹ vô tâm của mình. Còn B, một cậu bé ngoan ngoãn luôn được mẹ yêu thương che chở, sống một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Điều gì khiến B phải điên cuồng đến mức giết mẹ chứ?
Đó mới là cái hay trong chính tác phẩm của Minato, qua từng câu từng chữ khiến người đọc như đang đặt mình vào hoàn cảnh của từng nhân vật. Nên dù có đáng trách và tội lỗi đến đâu, cũng có một đường lùi để chúng ta thấu hiểu họ.
Vậy bản ngã nào cho những đứa trẻ ấy? Tương lai của chúng rồi sẽ ra sao khi quá khứ có một vết nhơ không thể gột rửa.
Tiểu thuyết đã đánh bật tâm lý của người đọc qua từng trang truyện, phản ánh hiện thực đời sống và tâm lý tuổi trẻ bồng bột muốn trải nghiệm những cám dỗ và vui thú.... Tất cả, đều gộp lại trong cuốn tiểu thuyết “ Thú Tội”, bạn hãy đoán xem, cái kết cho những kẻ sát nhân trẻ tuổi là hình phạt ra sao?
“ Đ𝐮̀𝐚 𝐭𝐡𝐨̂𝐢 𝐦𝐚̀.”
“ 𝐓𝐨̂𝐢 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐞𝐦 𝐬𝐞̃ 𝐤𝐡𝐢𝐞̂́𝐧 𝐞𝐦 𝐜𝐚̉𝐦 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐭𝐨̣̂𝐢 𝐥𝐨̂̃𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐡𝐨̛́ đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐨́ 𝐬𝐮𝐨̂́𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢.”
Có chắc chỉ là nhiễm HIV như lời Moriguchi đã nói?
Hãy cùng đón đọc và tận hưởng thông điệp cuộc sống từ tiểu thuyết “ Thú Tội.”