Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Tôi mua cua, ghẹ mua lúc đi du lịch biển, sau khi về nhà mới phát hiện bị ươn, không ăn được.
Trước lễ 30/4, chính quyền phường Mũi Né, TP Phan Thiết, bố trí ba điểm cân đối chứng ở bến hải sản làng chài, giúp du khách không bị gian lận. Nhân vụ việc này, một số độc giả kể lại những lần bị gian lận khi mua hải sản.
Độc giả nickname vanloi0506 kể về lần mua phải hải sản đã ươn: "Cách đây không lâu tôi có dịp đi chơi, sau đó mua hải sản đem về nhà ăn. Lúc mua tôi không để ý, thấy ghẹ và tôm hùm người ta buộc dây nên tôi tưởng còn sống. Tôi thò tay vào thì mấy người bán hàng bảo: 'Đừng thò vào nó cắn đó em'. Nhưng thực chất họ buộc lại như vậy để qua mặt khách, để tôi không nhận ra là nó đã chết.
Cả tôm và nghẹ tôi mua 500 nghìn đồng, khi về nhà tôi luộc lên thì phát hiện ra nghẹ và tôm đi bị ươn và không ăn được. Tôi khuyên các bạn mua hải sản thì mua chỗ nguời ta bán ở bể mình nhìn thấy nó còn sống thì mua".
Tương tự, độc giả có nickname daid5372: "Tôi mua tôm mũ ni còn đang bơi trong chậu. Khi cân xong người bán đóng thùng đá, đến khi tôi mang về thì tôm chết thối không ăn được. Trong quá trình đóng thùng người bán đã tráo hàng. Một lần tôi sợ luôn".
Một số độc giả khác chia sẻ tình trạng người bán cố tình cân thiếu:
Tôi mới đi du lịch tuần trước. Tôi mua 2 kg ốc hương biển. Người bán cân ra tận 5 kg .Tôi nhìn thấy nên không mua nữa, họ nói cân lại giá khác. Tôi đồng ý thì họ lấy cân khác và kết quả là 2,4 kg.
Tôi đã từng mua mực ở làng chài và bị cân thiếu. Các tiểu thương gần bên còn đem cân đến so sánh cho biết. Họ nói nếu mua giá 180 nghìn đồng thì mực còn 0,5kg, còn mua giá 240 nghìn đồng một ký thì đúng ký.
Thế là tôi lỡ mua một lần và không bao giờ quay lại. Chuyện này xảy ra cũng đã ba năm. Bây giờ đi biển chơi thì tôi ăn hải sản tại nơi, mặc dù thấy mắc hơn Sài Gòn nhưng nhất định không mua về.
Nạn chặt chém, lừa gạt du khách là một vấn đề nhức nhối của du lịch Việt. Ngành chức năng đã có những động thái giải quyết. Tuy nhiên, theo một số độc giả thì "chưa mạnh tay". Độc giả
Phạt chỉ cho có hoặc quy định chưa phù hợp. Vi phạm lần một phạt bằng tổng giá trị món hàng, lần hai phạt gấp đôi giá trị món hàng và cấm tham gia cung cấp dịch vụ 6-12 tháng, vi phạm lần ba thì cấm luôn không được tham gia dịch vụ đó nữa.
Tái phạm là họ đã cố ý, không thay đổi được, cần loại bỏ, vừa nghiêm minh vừa không để ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như uy tín của cả địa phương với khách du lịch trong và ngoài nước. Hành vi nhỏ mà ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu là thiệt hại rất lớn, gây dựng niềm tin thì khó chứ đạp đổ thì rất dễ dàng.
Trước lễ 30/4, chính quyền phường Mũi Né, TP Phan Thiết, bố trí ba điểm cân đối chứng ở bến hải sản làng chài, giúp du khách không bị gian lận. Nhân vụ việc này, một số độc giả kể lại những lần bị gian lận khi mua hải sản.
Độc giả nickname vanloi0506 kể về lần mua phải hải sản đã ươn: "Cách đây không lâu tôi có dịp đi chơi, sau đó mua hải sản đem về nhà ăn. Lúc mua tôi không để ý, thấy ghẹ và tôm hùm người ta buộc dây nên tôi tưởng còn sống. Tôi thò tay vào thì mấy người bán hàng bảo: 'Đừng thò vào nó cắn đó em'. Nhưng thực chất họ buộc lại như vậy để qua mặt khách, để tôi không nhận ra là nó đã chết.
Cả tôm và nghẹ tôi mua 500 nghìn đồng, khi về nhà tôi luộc lên thì phát hiện ra nghẹ và tôm đi bị ươn và không ăn được. Tôi khuyên các bạn mua hải sản thì mua chỗ nguời ta bán ở bể mình nhìn thấy nó còn sống thì mua".
Tương tự, độc giả có nickname daid5372: "Tôi mua tôm mũ ni còn đang bơi trong chậu. Khi cân xong người bán đóng thùng đá, đến khi tôi mang về thì tôm chết thối không ăn được. Trong quá trình đóng thùng người bán đã tráo hàng. Một lần tôi sợ luôn".
Một số độc giả khác chia sẻ tình trạng người bán cố tình cân thiếu:
Tôi mới đi du lịch tuần trước. Tôi mua 2 kg ốc hương biển. Người bán cân ra tận 5 kg .Tôi nhìn thấy nên không mua nữa, họ nói cân lại giá khác. Tôi đồng ý thì họ lấy cân khác và kết quả là 2,4 kg.
Tôi đã từng mua mực ở làng chài và bị cân thiếu. Các tiểu thương gần bên còn đem cân đến so sánh cho biết. Họ nói nếu mua giá 180 nghìn đồng thì mực còn 0,5kg, còn mua giá 240 nghìn đồng một ký thì đúng ký.
Thế là tôi lỡ mua một lần và không bao giờ quay lại. Chuyện này xảy ra cũng đã ba năm. Bây giờ đi biển chơi thì tôi ăn hải sản tại nơi, mặc dù thấy mắc hơn Sài Gòn nhưng nhất định không mua về.
Nạn chặt chém, lừa gạt du khách là một vấn đề nhức nhối của du lịch Việt. Ngành chức năng đã có những động thái giải quyết. Tuy nhiên, theo một số độc giả thì "chưa mạnh tay". Độc giả
Phạt chỉ cho có hoặc quy định chưa phù hợp. Vi phạm lần một phạt bằng tổng giá trị món hàng, lần hai phạt gấp đôi giá trị món hàng và cấm tham gia cung cấp dịch vụ 6-12 tháng, vi phạm lần ba thì cấm luôn không được tham gia dịch vụ đó nữa.
Tái phạm là họ đã cố ý, không thay đổi được, cần loại bỏ, vừa nghiêm minh vừa không để ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như uy tín của cả địa phương với khách du lịch trong và ngoài nước. Hành vi nhỏ mà ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu là thiệt hại rất lớn, gây dựng niềm tin thì khó chứ đạp đổ thì rất dễ dàng.