Ngọc Vàng
Well-known member
Ẩm thực Việt và khát vọng trở thành 'bếp ăn của thế giới'
Việc Việt Nam hoàn thành mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023 trước thời hạn có sự “góp công” không nhỏ của những tinh hoa ẩm thực đến từ các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên, để sự gắn kết giữa các đặc sản ẩm thực và du lịch được bền chặt, cần có những bước đi dài hơi hơn nữa.
Du khách nước ngoài trầm trồ khi thưởng thức bánh mì Việt Nam. Ảnh: Anh Phương.
Đưa ẩm thực Việt vươn xa
Sự đặc sắc của ẩm thực Việt Nam thể hiện trong việc sử dụng các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong sự tinh tế, cầu kỳ của việc sử dụng gia vị, trong sự giao hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - TS Nguyễn Anh Tuấn, nước ta có dải địa hình và khí hậu thay đổi từ Bắc vào Nam cùng với sự độc đáo, đa dạng trong nghệ thuật ẩm thực của 54 dân tộc anh em, tạo nên sự hấp dẫn và các trải nghiệm bất tận cho khách du lịch, cả trong nước và quốc tế.
Thời gian qua nhiều doanh nghiệp du lịch đã tổ chức, khai thác các tour du lịch ẩm thực (food tour) từ việc đi trải nghiệm các món ăn đường phố, món ăn dân dã, truyền thống đến trải nghiệm tại các lớp dạy nấu ăn hay các nhà hàng sang trọng, đẳng cấp. Bên cạnh việc thưởng thức và trải nghiệm hương vị khác lạ của các món ăn, du khách còn được khám phá những nét văn hóa, cỏ cây và thiên nhiên tại điểm đến, làm phong phú hơn trải nghiệm du lịch của chuyến đi. Thực tế đã minh chứng, trong thời gian qua, tại các giải thưởng du lịch quốc tế, ẩm thực Việt Nam luôn giành được những vị trí cao. Mới đây, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã tổ chức Lễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn 1/2022 và công bố giai đoạn 2/2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Trong số này, có 47 món miền Bắc, 37 món miền Trung và 37 món miền Nam được trao chứng nhận.
Thời gian tới, Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022-2024” sẽ tiếp tục tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam nhằm xây dựng “Tổng tập 1.000 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” và tiến hành chuyển đổi số cơ sở dữ liệu đó thành “Bản đồ trực tuyến ẩm thực Việt Nam”, “Bảo tàng trực tuyến ẩm thực Việt Nam”.
Đáng chú ý, tại Lễ trao Giải thưởng ẩm thực thế giới lần thứ 3, Việt Nam đã vượt qua các đối thủ rất nặng ký trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan... để trở thành “Điểm đến ẩm thực tốt nhất châu Á 2022”.
Ngoài ra, nhiều món ngon của Việt Nam như phở, bún chả, bánh mì đã nhiều lần được các tạp chí du lịch quốc tế tôn vinh. Cẩm nang ẩm thực Michelin Guide mới đây đã công bố danh sách 4 nhà hàng đầu tiên đạt sao Michelin tại Hà Nội và TPHCM. Ngoài 4 nhà hàng được gắn sao Michelin, 102 nhà hàng, cá nhân tại Việt Nam lọt vào danh sách theo ba hạng mục Michelin Selected (Michelin đề xuất); Michelin Guide Special Awards (giải thưởng đặc biệt) và Bib Gourmand (các quán ăn ngon với giá cả phải chăng).
Món ăn đường phố của Việt Nam hấp dẫn du khách quốc tế.
Tạo niềm tin cho du khách
Thực tế cho thấy với sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam đang là “sợi dây” nối dài trong việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để ẩm thực tìm được một chỗ đứng vững chắc trên “bản đồ” du lịch Việt Nam vẫn còn đó một hành trình dài. Trong đó, câu chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nan giải, luôn là mối lo thường trực cho các quan quản lý đên các du khách.
Mới đây, đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế quận Đống Đa và Ba Đình tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại 3 khách sạn 5 sao, gồm: Pullman (đường Cát Linh, quận Đống Đa); Pan Pacific Hanoi (đường Thanh Niên, quận Ba Đình) và Novotel Hà Nội Thái Hà (đường Thái Hà, quận Đống Đa). Qua kiểm tra, đã phát hiện nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại 2/3 khách sạn nêu trên. Còn tại Hội An (Quảng Nam) đã xảy ra sự cố gần 100 người bị ngộ độc (trong đó có 30 người nước ngoài) sau khi ăn bánh mì của một thương hiệu nổi tiếng.
Bên cạnh đó, thời gian qua dù đã ra đời các mô hình phố ẩm thực, thế nhưng vô tình đã biến nhiều tuyến phố đi bộ thành các tụ điểm nhậu thâu đêm suốt sáng. Thế nên, dù có khát vọng trở thành “bếp ăn của thế giới”, nhưng đến nay vẫn chưa có địa phương nào của Việt Nam xây dựng được một tuyến phố ẩm thực đúng nghĩa.
Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới, chinh phục mọi du khách nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có được một con phố ẩm thực đúng nghĩa là do chưa nhận thức đúng phố ẩm thực là gì. Phải quy hoạch, đào tạo từ người bán đến người mua, để họ hiểu món mình bán, cách mình bán, khéo léo lồng ghép vào trong đó những yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán trong cách ăn, cách uống của người Việt. Quan trọng nhất phải đảm bảo được vấn đề môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức giao thông… Đồng thời tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa mang tính đặc trưng, đặc thù ở địa phương. Không chỉ là bán món ăn mà là bán văn hóa ăn, văn hóa uống.
“Không ít du khách quốc tế nghe nói ẩm thực Việt đặc sắc nhưng khi tiếp cận thì thất vọng. Không chỉ dừng lại ở sự lãng phí tài nguyên, việc tổ chức các phố ẩm thực, chợ đêm nhếch nhác như hiện nay vô hình chung làm méo mó văn hóa Việt, khiến du khách hiểu sai về văn hóa Việt Nam” - ông Kỳ bày tỏ.
Theo nghệ nhân ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh, khi môi trường sống bị ô nhiễm nặng thì con người lại càng quan tâm đến vấn đề “ăn xanh uống sạch”. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp và được đánh giá là có một “tủ thuốc tự nhiên” với các loại rau củ, rau gia vị đa dạng khắp các vùng miền. Do đó, bên cạnh dòng ẩm thực đa dạng, bà Thiếu Anh mong muốn có chủ trương khám phá sâu về giá trị truyền thống dòng ẩm thực xanh để quảng bá rộng trong cộng đồng, góp phần phát triển nguồn lực nông nghiệp tươi sống, xanh, sạch, giàu dưỡng chất... Điều này sẽ giúp Việt Nam có một bản đồ ẩm thực hội đủ chất và lượng để làm nên thương hiệu ẩm thực của quốc gia.
Việc Việt Nam hoàn thành mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023 trước thời hạn có sự “góp công” không nhỏ của những tinh hoa ẩm thực đến từ các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên, để sự gắn kết giữa các đặc sản ẩm thực và du lịch được bền chặt, cần có những bước đi dài hơi hơn nữa.
Đưa ẩm thực Việt vươn xa
Sự đặc sắc của ẩm thực Việt Nam thể hiện trong việc sử dụng các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong sự tinh tế, cầu kỳ của việc sử dụng gia vị, trong sự giao hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - TS Nguyễn Anh Tuấn, nước ta có dải địa hình và khí hậu thay đổi từ Bắc vào Nam cùng với sự độc đáo, đa dạng trong nghệ thuật ẩm thực của 54 dân tộc anh em, tạo nên sự hấp dẫn và các trải nghiệm bất tận cho khách du lịch, cả trong nước và quốc tế.
Thời gian qua nhiều doanh nghiệp du lịch đã tổ chức, khai thác các tour du lịch ẩm thực (food tour) từ việc đi trải nghiệm các món ăn đường phố, món ăn dân dã, truyền thống đến trải nghiệm tại các lớp dạy nấu ăn hay các nhà hàng sang trọng, đẳng cấp. Bên cạnh việc thưởng thức và trải nghiệm hương vị khác lạ của các món ăn, du khách còn được khám phá những nét văn hóa, cỏ cây và thiên nhiên tại điểm đến, làm phong phú hơn trải nghiệm du lịch của chuyến đi. Thực tế đã minh chứng, trong thời gian qua, tại các giải thưởng du lịch quốc tế, ẩm thực Việt Nam luôn giành được những vị trí cao. Mới đây, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã tổ chức Lễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn 1/2022 và công bố giai đoạn 2/2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Trong số này, có 47 món miền Bắc, 37 món miền Trung và 37 món miền Nam được trao chứng nhận.
Thời gian tới, Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022-2024” sẽ tiếp tục tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam nhằm xây dựng “Tổng tập 1.000 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” và tiến hành chuyển đổi số cơ sở dữ liệu đó thành “Bản đồ trực tuyến ẩm thực Việt Nam”, “Bảo tàng trực tuyến ẩm thực Việt Nam”.
Đáng chú ý, tại Lễ trao Giải thưởng ẩm thực thế giới lần thứ 3, Việt Nam đã vượt qua các đối thủ rất nặng ký trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan... để trở thành “Điểm đến ẩm thực tốt nhất châu Á 2022”.
Ngoài ra, nhiều món ngon của Việt Nam như phở, bún chả, bánh mì đã nhiều lần được các tạp chí du lịch quốc tế tôn vinh. Cẩm nang ẩm thực Michelin Guide mới đây đã công bố danh sách 4 nhà hàng đầu tiên đạt sao Michelin tại Hà Nội và TPHCM. Ngoài 4 nhà hàng được gắn sao Michelin, 102 nhà hàng, cá nhân tại Việt Nam lọt vào danh sách theo ba hạng mục Michelin Selected (Michelin đề xuất); Michelin Guide Special Awards (giải thưởng đặc biệt) và Bib Gourmand (các quán ăn ngon với giá cả phải chăng).
Tạo niềm tin cho du khách
Thực tế cho thấy với sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam đang là “sợi dây” nối dài trong việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để ẩm thực tìm được một chỗ đứng vững chắc trên “bản đồ” du lịch Việt Nam vẫn còn đó một hành trình dài. Trong đó, câu chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nan giải, luôn là mối lo thường trực cho các quan quản lý đên các du khách.
Mới đây, đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế quận Đống Đa và Ba Đình tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại 3 khách sạn 5 sao, gồm: Pullman (đường Cát Linh, quận Đống Đa); Pan Pacific Hanoi (đường Thanh Niên, quận Ba Đình) và Novotel Hà Nội Thái Hà (đường Thái Hà, quận Đống Đa). Qua kiểm tra, đã phát hiện nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại 2/3 khách sạn nêu trên. Còn tại Hội An (Quảng Nam) đã xảy ra sự cố gần 100 người bị ngộ độc (trong đó có 30 người nước ngoài) sau khi ăn bánh mì của một thương hiệu nổi tiếng.
Bên cạnh đó, thời gian qua dù đã ra đời các mô hình phố ẩm thực, thế nhưng vô tình đã biến nhiều tuyến phố đi bộ thành các tụ điểm nhậu thâu đêm suốt sáng. Thế nên, dù có khát vọng trở thành “bếp ăn của thế giới”, nhưng đến nay vẫn chưa có địa phương nào của Việt Nam xây dựng được một tuyến phố ẩm thực đúng nghĩa.
Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới, chinh phục mọi du khách nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có được một con phố ẩm thực đúng nghĩa là do chưa nhận thức đúng phố ẩm thực là gì. Phải quy hoạch, đào tạo từ người bán đến người mua, để họ hiểu món mình bán, cách mình bán, khéo léo lồng ghép vào trong đó những yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán trong cách ăn, cách uống của người Việt. Quan trọng nhất phải đảm bảo được vấn đề môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức giao thông… Đồng thời tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa mang tính đặc trưng, đặc thù ở địa phương. Không chỉ là bán món ăn mà là bán văn hóa ăn, văn hóa uống.
“Không ít du khách quốc tế nghe nói ẩm thực Việt đặc sắc nhưng khi tiếp cận thì thất vọng. Không chỉ dừng lại ở sự lãng phí tài nguyên, việc tổ chức các phố ẩm thực, chợ đêm nhếch nhác như hiện nay vô hình chung làm méo mó văn hóa Việt, khiến du khách hiểu sai về văn hóa Việt Nam” - ông Kỳ bày tỏ.
Theo nghệ nhân ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh, khi môi trường sống bị ô nhiễm nặng thì con người lại càng quan tâm đến vấn đề “ăn xanh uống sạch”. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp và được đánh giá là có một “tủ thuốc tự nhiên” với các loại rau củ, rau gia vị đa dạng khắp các vùng miền. Do đó, bên cạnh dòng ẩm thực đa dạng, bà Thiếu Anh mong muốn có chủ trương khám phá sâu về giá trị truyền thống dòng ẩm thực xanh để quảng bá rộng trong cộng đồng, góp phần phát triển nguồn lực nông nghiệp tươi sống, xanh, sạch, giàu dưỡng chất... Điều này sẽ giúp Việt Nam có một bản đồ ẩm thực hội đủ chất và lượng để làm nên thương hiệu ẩm thực của quốc gia.