Ăn chuối có tốt cho não không?
Tôi rất thích ăn chuối, mỗi ngày ít nhất hai quả. Tôi nghe mọi người trong công ty bảo ăn chuối nhiều tốt cho não, tăng cường trí nhớ.
Nhưng không biết lượng ăn như thế nào để tốt cho não? Có cần lưu ý gì khi ăn loại quả này không? (Khánh Văn, Đồng Nai)
Trả lời:
Chuối là loại quả rất phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp con người khỏe mạnh. Theo bảng thành phần thức ăn Việt Nam công bố năm 2007, trong 100 g chuối tây có 56 kcal, 0,9 g chất đạm, 0,3 chất béo, 12,4 g chất bột đường, 2,6 g chất xơ, 83,2 g nước... Trong khi chuối tiêu có 97 kcal, 1,5 g chất đạm, 0,2 chất béo, 22,2 chất bột đường, 0,8 g chất xơ, 74,4 g nước... Các vitamin và khoáng chất có trong hai loại chuối này như canxi, sắt, magiê, mangan, phospho, kali, vitamin C, các vitamin nhóm B...
Chuối cung cấp năng lượng, tốt cho não, giúp tăng cường sự tập trung vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là kali, magiê (chứa 8% giá trị magiê hàng ngày), vitamin B6, C. Kali là một chất điện giải hỗ trợ các tế bào trong dây thần kinh cũng như tim và các cơ khác. Chế độ ăn uống ít kali có thể góp phần gây ra một số vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao. Các nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan giữa việc tiêu thụ magiê, cải thiện tâm trạng, nhận thức và chất lượng giấc ngủ.
Loại quả này cũng chứa hàm lượng cao tryptophan (một loại axit amin) được chuyển đổi thành serotonin trong cơ thể. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh tốt cho não, có chức năng cân bằng tâm trạng, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc. Dù chuối có chứa serotonin nhưng ăn một quả trong bữa ăn nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng. Vì serotonin có trong loại quả này không vượt qua hàng rào máu não, có nghĩa là nó không thể đi vào não để bổ sung serotonin được cơ thể sản xuất tự nhiên.
Tuy nhiên, chuối có thể đóng vai trò gián tiếp hơn bằng cách tăng cường lượng serotonin mà não có thể sản xuất. Cơ thể cần các chất dinh dưỡng khác để tạo và sử dụng serotonin đúng cách như vitamin B6. Trong khi, một quả cỡ trung bình có thể cung cấp 33% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV) của vitamin B6. Ngoài chuối, có rất nhiều loại thực phẩm khác giàu serotonin và vitamin B6 có lợi cho não mà bạn có thể lựa chọn như cá hồi, gan bò, ức gà...
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C, B1, kali, magiê. Ảnh: Freepik
Bạn cũng sẽ nhận được một lượng vitamin C (khoảng 17% giá trị hàng ngày) khi chuối để hỗ trợ miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do, góp phần bảo vệ DNA khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nam trên 19 tuổi và nữ từ 19 đến 30 tuổi nên ăn hai quả chuối, nữ trên 30 tuổi nên ăn khoảng 1,5 quả chuối mỗi ngày. Ăn chuối mỗi ngày rất tốt nhưng không nên quá nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tăng lượng calo nạp vào cơ thể gây tăng cân, khó kiểm soát lượng đường trong máu, thiếu hụt chất dinh dưỡng từ những loại thức ăn khác... Chuối nhiều chất bột đường, ít chất đạm và chất béo nên nếu bạn chỉ ăn chuối trong bữa ăn nhẹ có thể không cân bằng dinh dưỡng. Do đó, bạn có thể ăn chuối xen kẽ hoặc ăn cùng các thực phẩm khác mỗi ngày để đa dạng các nhóm chất.
Tôi rất thích ăn chuối, mỗi ngày ít nhất hai quả. Tôi nghe mọi người trong công ty bảo ăn chuối nhiều tốt cho não, tăng cường trí nhớ.
Nhưng không biết lượng ăn như thế nào để tốt cho não? Có cần lưu ý gì khi ăn loại quả này không? (Khánh Văn, Đồng Nai)
Trả lời:
Chuối là loại quả rất phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp con người khỏe mạnh. Theo bảng thành phần thức ăn Việt Nam công bố năm 2007, trong 100 g chuối tây có 56 kcal, 0,9 g chất đạm, 0,3 chất béo, 12,4 g chất bột đường, 2,6 g chất xơ, 83,2 g nước... Trong khi chuối tiêu có 97 kcal, 1,5 g chất đạm, 0,2 chất béo, 22,2 chất bột đường, 0,8 g chất xơ, 74,4 g nước... Các vitamin và khoáng chất có trong hai loại chuối này như canxi, sắt, magiê, mangan, phospho, kali, vitamin C, các vitamin nhóm B...
Chuối cung cấp năng lượng, tốt cho não, giúp tăng cường sự tập trung vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là kali, magiê (chứa 8% giá trị magiê hàng ngày), vitamin B6, C. Kali là một chất điện giải hỗ trợ các tế bào trong dây thần kinh cũng như tim và các cơ khác. Chế độ ăn uống ít kali có thể góp phần gây ra một số vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao. Các nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan giữa việc tiêu thụ magiê, cải thiện tâm trạng, nhận thức và chất lượng giấc ngủ.
Loại quả này cũng chứa hàm lượng cao tryptophan (một loại axit amin) được chuyển đổi thành serotonin trong cơ thể. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh tốt cho não, có chức năng cân bằng tâm trạng, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc. Dù chuối có chứa serotonin nhưng ăn một quả trong bữa ăn nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng. Vì serotonin có trong loại quả này không vượt qua hàng rào máu não, có nghĩa là nó không thể đi vào não để bổ sung serotonin được cơ thể sản xuất tự nhiên.
Tuy nhiên, chuối có thể đóng vai trò gián tiếp hơn bằng cách tăng cường lượng serotonin mà não có thể sản xuất. Cơ thể cần các chất dinh dưỡng khác để tạo và sử dụng serotonin đúng cách như vitamin B6. Trong khi, một quả cỡ trung bình có thể cung cấp 33% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV) của vitamin B6. Ngoài chuối, có rất nhiều loại thực phẩm khác giàu serotonin và vitamin B6 có lợi cho não mà bạn có thể lựa chọn như cá hồi, gan bò, ức gà...
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C, B1, kali, magiê. Ảnh: Freepik
Bạn cũng sẽ nhận được một lượng vitamin C (khoảng 17% giá trị hàng ngày) khi chuối để hỗ trợ miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do, góp phần bảo vệ DNA khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nam trên 19 tuổi và nữ từ 19 đến 30 tuổi nên ăn hai quả chuối, nữ trên 30 tuổi nên ăn khoảng 1,5 quả chuối mỗi ngày. Ăn chuối mỗi ngày rất tốt nhưng không nên quá nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tăng lượng calo nạp vào cơ thể gây tăng cân, khó kiểm soát lượng đường trong máu, thiếu hụt chất dinh dưỡng từ những loại thức ăn khác... Chuối nhiều chất bột đường, ít chất đạm và chất béo nên nếu bạn chỉ ăn chuối trong bữa ăn nhẹ có thể không cân bằng dinh dưỡng. Do đó, bạn có thể ăn chuối xen kẽ hoặc ăn cùng các thực phẩm khác mỗi ngày để đa dạng các nhóm chất.