Nguyễn Mai
Well-known member
Dưa hấu là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Theo đó, bạn cần biết ăn bao nhiêu là đủ.
Không nên ăn dưa hấu đã bổ quá lâu: Vào mùa hè, nhiệt độ cao nên vi khuẩn dễ phát triển. Nếu dưa hấu đã bổ ra để quá lâu trong nhiệt độ phòng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây ô nhiễm, dẫn đến các bệnh tiêu hóa.
Không nên ăn quá nhiều: Dưa hấu có tính hàn do đó không nên ăn quá nhiều. Nguyên nhân là bởi 94% dưa hấu là nước, lượng nước này sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, gây khó tiêu, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Không ăn dưa hấu khi bị nhiễm lạnh: Do dưa hấu có tính hàn nên khi cơ thể bị cảm lạnh bạn không nên ăn dưa hấu. Bởi khi đó mức độ lạnh tăng lên sẽ làm cơ thể sốt cao hơn, khát nước, đau họng…
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn dưa hấu: Dưa hấu chứa hơn 5% là đường do đó khi ăn sẽ làm đường huyết tăng cao. Những người sức khỏe bình thường sẽ tiết ra insulin giúp duy trì ổn định nồng độ đường trong máu và nước tiểu. Song với những người bị bệnh tiểu đường ăn dưa hấu sẽ làm đường huyết tăng cao, rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Ảnh minh họa.
Người bị viêm loét dạ dày: Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, khiến toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài. Chính vì vậy những người có tiền sử bệnh dạ dày nên hạn chế tối đa ăn dưa hấu.
Phụ nữ mang thai: Dưa hấu có tính hàn có thể dễ khiến chị em bị đau bụng hoặc tiêu chảy nên phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dưa hấu. Ngoài ra, lượng đường trong dưa hấu cao có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Phụ nữ sau sinh ăn nhiều dưa hấu dễ gây tổn thương tỳ vị , bởi thể chất các sản phụ đã kém và suy nhược.
Người suy thận không nên ăn dưa hấu: Thận suy sẽ khiến chức năng bài tiết nước cũng như "thanh lọc” các chất có hại cho cơ thể bị giảm từ đó gây nên hiện tượng phù chân. Theo đó, khi ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, đồng thời không thể kịp thời bài tiết nước ra khỏi cơ thể dẫn đến lượng nước trong cơ thể vượt quá khả năng dự trữ nước của cơ thể, dung tích máu tăng lên. Điều đó không những khiến tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng mà còn dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, kiệt sức.
Không nên ăn dưa hấu đã bổ quá lâu: Vào mùa hè, nhiệt độ cao nên vi khuẩn dễ phát triển. Nếu dưa hấu đã bổ ra để quá lâu trong nhiệt độ phòng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây ô nhiễm, dẫn đến các bệnh tiêu hóa.
Không nên ăn quá nhiều: Dưa hấu có tính hàn do đó không nên ăn quá nhiều. Nguyên nhân là bởi 94% dưa hấu là nước, lượng nước này sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, gây khó tiêu, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Không ăn dưa hấu khi bị nhiễm lạnh: Do dưa hấu có tính hàn nên khi cơ thể bị cảm lạnh bạn không nên ăn dưa hấu. Bởi khi đó mức độ lạnh tăng lên sẽ làm cơ thể sốt cao hơn, khát nước, đau họng…
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn dưa hấu: Dưa hấu chứa hơn 5% là đường do đó khi ăn sẽ làm đường huyết tăng cao. Những người sức khỏe bình thường sẽ tiết ra insulin giúp duy trì ổn định nồng độ đường trong máu và nước tiểu. Song với những người bị bệnh tiểu đường ăn dưa hấu sẽ làm đường huyết tăng cao, rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Ảnh minh họa.
Người bị viêm loét dạ dày: Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, khiến toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài. Chính vì vậy những người có tiền sử bệnh dạ dày nên hạn chế tối đa ăn dưa hấu.
Phụ nữ mang thai: Dưa hấu có tính hàn có thể dễ khiến chị em bị đau bụng hoặc tiêu chảy nên phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dưa hấu. Ngoài ra, lượng đường trong dưa hấu cao có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Phụ nữ sau sinh ăn nhiều dưa hấu dễ gây tổn thương tỳ vị , bởi thể chất các sản phụ đã kém và suy nhược.
Người suy thận không nên ăn dưa hấu: Thận suy sẽ khiến chức năng bài tiết nước cũng như "thanh lọc” các chất có hại cho cơ thể bị giảm từ đó gây nên hiện tượng phù chân. Theo đó, khi ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, đồng thời không thể kịp thời bài tiết nước ra khỏi cơ thể dẫn đến lượng nước trong cơ thể vượt quá khả năng dự trữ nước của cơ thể, dung tích máu tăng lên. Điều đó không những khiến tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng mà còn dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, kiệt sức.