tran hương
Well-known member
Mắt tôi thường nhòe mờ, giảm thị lực, nên ăn gì để cải thiện? (Đức Huy, Tiền Giang)
Trả lời:
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp đôi mắt sáng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, axit béo omega 3 và chất chống oxy hóa vào bữa ăn hàng ngày nhằm cải thiện tình trạng mắt nhìn mờ nhòe, giảm thị lực.
Vitamin A tham gia vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và tế bào nón ở võng mạc mắt, góp phần tạo sắc tố võng mạc, điều tiết mắt. Vitamin A có nhiều trong gan động vật, các loại trứng, sữa, cá chép, thịt vịt...
Bạn cũng có thể bổ sung beta-caroten, sau khi vào cơ thể chúng có thể chuyển hóa thành vitamin A, hỗ trợ đôi mắt sáng, khỏe. Rau củ quả có màu vàng cam giàu beta-caroten như đu đủ, cà rốt, bí đỏ và rau lá màu xanh đậm (súp lơ xanh, rau ngót, rau bina).
Vitamin C tăng cường thị lực, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua trái cây có vị chua như chanh, bưởi, dâu tây, cà chua, nho, dứa, súp lơ, cải bẹ trắng, thì là, hành lá...
Vitamin E hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cườm mắt, chống oxy hóa. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng, các loại hạt như hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương.
Lutein hỗ trợ mắt nhìn rõ nét và màu sắc, hấp thụ và loại bỏ tia cực tím, bảo vệ võng mạc mắt. Lutein có nhiều trong bắp (ngô), cải bó xôi, trứng, cải xoăn.
Selenium góp phần chống oxy hóa, bảo vệ mắt và não. Khoáng chất này có nhiều trong các loại hải sản, thịt, trứng, ngũ cốc.
Bạn có thể bổ sung thêm tinh chất thiên nhiên broccophane (bông cải xanh) giúp tăng thioredoxin (một loại protein nhỏ hoạt động như chất chống oxy hóa khử), góp phần bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể. Tinh chất này còn cải thiện các vấn đề về mắt như nhìn mờ, mỏi, khô, nhức, ngăn ngừa suy giảm thị lực.
Nếu tình trạng mờ nhòe, giảm thị lực mắt kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị kịp thời.
Trả lời:
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp đôi mắt sáng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, axit béo omega 3 và chất chống oxy hóa vào bữa ăn hàng ngày nhằm cải thiện tình trạng mắt nhìn mờ nhòe, giảm thị lực.
Vitamin A tham gia vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và tế bào nón ở võng mạc mắt, góp phần tạo sắc tố võng mạc, điều tiết mắt. Vitamin A có nhiều trong gan động vật, các loại trứng, sữa, cá chép, thịt vịt...
Bạn cũng có thể bổ sung beta-caroten, sau khi vào cơ thể chúng có thể chuyển hóa thành vitamin A, hỗ trợ đôi mắt sáng, khỏe. Rau củ quả có màu vàng cam giàu beta-caroten như đu đủ, cà rốt, bí đỏ và rau lá màu xanh đậm (súp lơ xanh, rau ngót, rau bina).
Vitamin C tăng cường thị lực, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua trái cây có vị chua như chanh, bưởi, dâu tây, cà chua, nho, dứa, súp lơ, cải bẹ trắng, thì là, hành lá...
Vitamin E hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cườm mắt, chống oxy hóa. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng, các loại hạt như hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương.
Lutein hỗ trợ mắt nhìn rõ nét và màu sắc, hấp thụ và loại bỏ tia cực tím, bảo vệ võng mạc mắt. Lutein có nhiều trong bắp (ngô), cải bó xôi, trứng, cải xoăn.
Selenium góp phần chống oxy hóa, bảo vệ mắt và não. Khoáng chất này có nhiều trong các loại hải sản, thịt, trứng, ngũ cốc.
Bạn có thể bổ sung thêm tinh chất thiên nhiên broccophane (bông cải xanh) giúp tăng thioredoxin (một loại protein nhỏ hoạt động như chất chống oxy hóa khử), góp phần bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể. Tinh chất này còn cải thiện các vấn đề về mắt như nhìn mờ, mỏi, khô, nhức, ngăn ngừa suy giảm thị lực.
Nếu tình trạng mờ nhòe, giảm thị lực mắt kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị kịp thời.