ĂN GÌ TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA?

linh_449

Linh Linhh
1. Tinh bột

Tinh bột là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn và chiếm khoảng 1/3 tổng lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày. Một số loại thực phẩm bổ sung tinh bột như gạo, bánh mì, ngũ cốc, các loại đậu… không chỉ chứa nhiều carbonhydrate mà còn là nguồn cung cấp chất xơ, sắt và canxi, giúp cơ thể dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều tinh bột vì sẽ gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

2. Gừng

Nếu bạn bị đầy hơi, khó tiêu, ngậm một lát gừng hoặc uống ly trà gừng nóng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Các thành phần của gừng còn có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, thức ăn lại dễ ôi thiu, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa nên bạn đừng quên dự trữ gừng trong nhà.

3. Khoai lang

Lượng vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, acid amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết (kẽm, sắt, canxi…) có trong khoai lang góp phần quan trọng vào sức khỏe cơ thể. Đặc biệt, thành phần vitamin C và các acid amin rất có lợi cho hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh và dễ dàng hơn. Với những người hay bị đầy hơi, táo bón, ăn nhiều dầu mỡ, có hệ tiêu hóa kém, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn khoảng 100 g khoai lang mỗi ngày, tốt nhất là khoai luộc, nhằm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

4. Bơ

Bơ chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, đồng, photpho, kali, natri…. Loại quả này giúp cơ thể tiêu hóa các enzyme, phá vỡ chất béo và tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Đây là loại quả rất phù hợp với những người có nguy cơ đau dạ dày.

5. Sữa uống lên men

Bằng việc bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột, sữa uống lên men giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống không khoa học và những thực phẩm không lành mạnh. Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa, bạn nên chọn sữa uống lên men có chứa khuẩn Lactobacillus casei Shirota. Không giống như hầu hết những chủng khuẩn bình thường khác trong sữa chua, khuẩn Lactobacillus casei Shirota có khả năng sống sót qua dịch vị dạ dày và dịch vị mật, tiến đến ruột vẫn sống, hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
 
Bên trên