Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Một số người cho rằng ăn nhiều cơm có nguy cơ mắc đái tháo đường do nhiều carbohydrate, ít chất xơ và chỉ số đường huyết cao, điều này đúng hay sai? (Hường, 50 tuổi, Hà Nội)
Trả lời:
Trong quá khứ, người dân ăn rất nhiều cơm, mỗi bữa khoảng 3-4 bát nhưng số lượng người mắc đái tháo đường ít hơn hiện nay. Lý do bởi thời đó con người hoạt động thể chất nhiều, tiêu hao năng lượng tốt. Ngày nay, chúng ta có xu hướng cắt giảm cơm trắng nhưng lại ăn nhiều chất đạm, chất béo, đường đơn, hơn thế lại lười vận động, từ đó khiến bệnh gia tăng.
Vì vậy, không nên đổ lỗi cho cơm trắng là nguyên nhân khiến dễ bị tiểu đường mà cần xem lại cách ăn hàng ngày đã hợp lý chưa. Ví dụ, khuyến cáo mỗi người trưởng thành ăn 200 g quả chín mỗi ngày, nhưng có người ăn ít cơm hoặc thậm chí không ăn cơm, thay vì đó tăng lượng quả chín lên, tưởng như vậy là tốt. Thực tế, ăn quá nhiều quả chín cũng không tốt, đó cũng là nguồn nạp đường đơn vào cơ thể.
Mỗi người cần cân đối ba chất sinh năng lượng là bột đường, chất đạm, chất béo, trong đó chất bột đường cần bổ sung 50-60%; nhóm chất đạm từ thực vật và động vật được khuyến nghị 13-20% tổng năng lượng; cuối cùng là chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ (mỡ thịt, mỡ cá) và chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu (dầu có trong các loại hạt, loại quả). Bên cạnh đó là vitamin và khoáng chất khác.
Tại các bệnh viện, bác sĩ cũng không khuyên bệnh nhân nên kiêng ăn cơm, cần tiêu thụ khoa học. Với người bình thường, một ngày nếu chỉ ăn cơm (không ăn mì phở bún), cần tối thiểu 4 bát cơm. Nếu có hoạt động hay các mức lao động khác, nên ăn nhiều hơn.
Trả lời:
Trong quá khứ, người dân ăn rất nhiều cơm, mỗi bữa khoảng 3-4 bát nhưng số lượng người mắc đái tháo đường ít hơn hiện nay. Lý do bởi thời đó con người hoạt động thể chất nhiều, tiêu hao năng lượng tốt. Ngày nay, chúng ta có xu hướng cắt giảm cơm trắng nhưng lại ăn nhiều chất đạm, chất béo, đường đơn, hơn thế lại lười vận động, từ đó khiến bệnh gia tăng.
Vì vậy, không nên đổ lỗi cho cơm trắng là nguyên nhân khiến dễ bị tiểu đường mà cần xem lại cách ăn hàng ngày đã hợp lý chưa. Ví dụ, khuyến cáo mỗi người trưởng thành ăn 200 g quả chín mỗi ngày, nhưng có người ăn ít cơm hoặc thậm chí không ăn cơm, thay vì đó tăng lượng quả chín lên, tưởng như vậy là tốt. Thực tế, ăn quá nhiều quả chín cũng không tốt, đó cũng là nguồn nạp đường đơn vào cơ thể.
Mỗi người cần cân đối ba chất sinh năng lượng là bột đường, chất đạm, chất béo, trong đó chất bột đường cần bổ sung 50-60%; nhóm chất đạm từ thực vật và động vật được khuyến nghị 13-20% tổng năng lượng; cuối cùng là chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ (mỡ thịt, mỡ cá) và chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu (dầu có trong các loại hạt, loại quả). Bên cạnh đó là vitamin và khoáng chất khác.
Tại các bệnh viện, bác sĩ cũng không khuyên bệnh nhân nên kiêng ăn cơm, cần tiêu thụ khoa học. Với người bình thường, một ngày nếu chỉ ăn cơm (không ăn mì phở bún), cần tối thiểu 4 bát cơm. Nếu có hoạt động hay các mức lao động khác, nên ăn nhiều hơn.