Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bristol (Anh) và Cơ quan Ung thư quốc tế (IARC) đã xem xét liên hệ giữa 34 loại ung thư và một nhóm thực phẩm đã trở nên ngày một phổ biến ngày nay.
Theo Medical Xpress, loại thực phẩm được các nhà nghiên cứu Bristol và IARC cảnh báo là "thực phẩm siêu chế biến" (UPF) mà cuộc sống hiện đại khiến chúng ta tiêu thụ ngày càng nhiều.
Dữ liệu về chế độ ăn uống, lối sống, sức khỏe của hơn 450.000 người đã được thu thập với thời gian theo dõi trung bình là 14 năm.
Một số ví dụ về thực phẩm siêu chế biến - Ảnh minh họa từ Internet
Trước đây, người ta đã biết UPF gây ra ung thư theo "đường vòng": Làm tăng nguy cơ béo phì, mà béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhiều loại ung thư.
Kết quả nghiên cứu mới cảnh báo đó không phải là con đường tác động nguy hại của UPF. Dường như nó còn đi theo những con đường khác trực tiếp hơn, đáng lo hơn.
Trong 34 loại ung thư được xem xét, có những loại mà UPF ảnh hưởng cực mạnh.
Ví dụ, chỉ cần tăng lượng UPF tiêu thụ 10%, một người sẽ tự tăng nguy cơ ung thư đầu - cổ lên thêm 23%. Mức tăng là 24% ở ung thư biểu mô tuyến thực quản. Ngoài ra, nhiều dạng ung thư đường tiêu hóa cũng tăng mạnh nguy cơ.
Trong bài công bố trên European Journal of Nutrition, nhóm tác giả cho biết các kết quả cho thấy tình trạng béo phì, tăng mỡ do UPF chỉ giúp giải thích một phần nhỏ nguyên nhân gây ung thư.
Các cơ chế khác có thể là thủ phạm bao gồm chất nhũ hóa và chất làm ngọt nhân tạo vốn chứa nhiều trong UPF.
TS Helen Croker, trợ lý Giám đốc Nghiên cứu và chính sách tại IARC, cho biết: "Nghiên cứu này bổ sung bằng chứng ngày càng tăng cho thấy mối liên hệ giữa UPF và nguy cơ ung thư. Khuyến nghị phòng chống ung thư của chúng tôi là một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, trái cây".
Theo định nghĩa từ Quỹ Tim mạch Anh, thực phẩm siêu chế biến (UPF) thường có 5 thành phần trở lên.
Chúng có xu hướng bao gồm nhiều chất phụ gia và thành phần thường không được sử dụng trong nấu ăn tại nhà, như chất bảo quản, chất nhũ hóa, chất làm ngọt, màu và hương vị nhân tạo. Những thực phẩm này thường có thời hạn sử dụng lâu dài.
Còn Trường Y khoa Havard (Mỹ) đưa ra ví dụ về UPF: Bữa ăn đông lạnh, nước ngọt, xúc xích và thịt nguội, thức ăn nhanh, bánh quy đóng gói, bánh ngọt và đồ ăn nhẹ có muối...
Theo Medical Xpress, loại thực phẩm được các nhà nghiên cứu Bristol và IARC cảnh báo là "thực phẩm siêu chế biến" (UPF) mà cuộc sống hiện đại khiến chúng ta tiêu thụ ngày càng nhiều.
Dữ liệu về chế độ ăn uống, lối sống, sức khỏe của hơn 450.000 người đã được thu thập với thời gian theo dõi trung bình là 14 năm.
Một số ví dụ về thực phẩm siêu chế biến - Ảnh minh họa từ Internet
Trước đây, người ta đã biết UPF gây ra ung thư theo "đường vòng": Làm tăng nguy cơ béo phì, mà béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhiều loại ung thư.
Kết quả nghiên cứu mới cảnh báo đó không phải là con đường tác động nguy hại của UPF. Dường như nó còn đi theo những con đường khác trực tiếp hơn, đáng lo hơn.
Trong 34 loại ung thư được xem xét, có những loại mà UPF ảnh hưởng cực mạnh.
Ví dụ, chỉ cần tăng lượng UPF tiêu thụ 10%, một người sẽ tự tăng nguy cơ ung thư đầu - cổ lên thêm 23%. Mức tăng là 24% ở ung thư biểu mô tuyến thực quản. Ngoài ra, nhiều dạng ung thư đường tiêu hóa cũng tăng mạnh nguy cơ.
Trong bài công bố trên European Journal of Nutrition, nhóm tác giả cho biết các kết quả cho thấy tình trạng béo phì, tăng mỡ do UPF chỉ giúp giải thích một phần nhỏ nguyên nhân gây ung thư.
Các cơ chế khác có thể là thủ phạm bao gồm chất nhũ hóa và chất làm ngọt nhân tạo vốn chứa nhiều trong UPF.
TS Helen Croker, trợ lý Giám đốc Nghiên cứu và chính sách tại IARC, cho biết: "Nghiên cứu này bổ sung bằng chứng ngày càng tăng cho thấy mối liên hệ giữa UPF và nguy cơ ung thư. Khuyến nghị phòng chống ung thư của chúng tôi là một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, trái cây".
Theo định nghĩa từ Quỹ Tim mạch Anh, thực phẩm siêu chế biến (UPF) thường có 5 thành phần trở lên.
Chúng có xu hướng bao gồm nhiều chất phụ gia và thành phần thường không được sử dụng trong nấu ăn tại nhà, như chất bảo quản, chất nhũ hóa, chất làm ngọt, màu và hương vị nhân tạo. Những thực phẩm này thường có thời hạn sử dụng lâu dài.
Còn Trường Y khoa Havard (Mỹ) đưa ra ví dụ về UPF: Bữa ăn đông lạnh, nước ngọt, xúc xích và thịt nguội, thức ăn nhanh, bánh quy đóng gói, bánh ngọt và đồ ăn nhẹ có muối...