Quang Minh
Well-known member
Da khô, nổi mụn, phát ban và xuất hiện quầng thâm hoặc sưng húp vào buổi sáng có thể do tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn.
Uống quá nhiều rượu, bia ảnh hưởng đến vẻ ngoài của làn da và các vấn đề về da khác. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết sớm ảnh hưởng của rượu, bia đến làn da trước khi chúng gây tổn hại đến cơ thể không thể khắc phục.
Da mất nước
Rượu có tác dụng lợi tiểu. Do đó, uống nhiều rượu, bia có thể làm tăng sản xuất nước tiểu, khiến cơ thể mất nước và làm các tế bào da khô, xuất hiện nếp nhăn. Nơi dễ nhận thấy là vết chân chim ở khu vực quanh mắt.
Quầng thâm dưới mắt
Rượu làm gián đoạn nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ nên người uống ngủ ít hơn. Điều này ảnh hưởng đến giai đoạn phục hồi sức khỏe khi ngủ và dẫn đến quầng thâm dưới mắt, mặt sưng vào buổi sáng.
Rượu khiến da trở nên khô ráp, xỉn màu và dễ xuất hiện nếp nhăn hơn. Ảnh Freepik
Bệnh vẩy nến
Vẩy nến là tình trạng tế bào da tích tụ và tạo thành các mảng khô, ngứa. Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn thường xuyên có thể làm cho bệnh bùng phát nặng hơn, nhất là ở nam giới.
Nổi mụn nhiều
Đường trong đồ uống có cồn có tác dụng kích hoạt hormone IGF-1, khiến da sản xuất nhiều dầu, làm tăng nguy cơ nổi mụn. Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng tình trạng viêm và thay đổi nội tiết tố trên da, làm trầm trọng thêm mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ (rosacea).
Một số nghiên cứu cho thấy rượu có thể làm tăng nguy cơ trứng cá đỏ ở người chưa mắc bệnh này.
Phát ban
Những vết sưng đỏ, ngứa trên da có thể xuất hiện khi uống rượu. Phát ban có thể kéo dài vài phút hoặc vài ngày. Đôi khi chúng là triệu chứng của chứng không dung nạp rượu hoặc là kết quả của phản ứng dị ứng với thành phần trong rượu. Chườm mát và dùng thuốc kháng histamine không kê đơn có thể giảm tình trạng này.
Viêm mô tế bào
Uống nhiều rượu có thể gây nên bệnh viêm mô tế bào, một dạng nhiễm trùng da do vi khuẩn thường ảnh hưởng đến cẳng chân. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt hoặc vết thương trên da và làm cho vùng da ở đó đỏ, sưng, đau và ấm khi chạm vào.
Tăng nguy cơ ung thư da
Rượu làm suy yếu hệ thống miễn dịch, giảm khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước bệnh tật. Một số bằng chứng cũng cho thấy uống rượu có thể làm trầm trọng thêm tác động của tia cực tím lên da, gây ra nhiều tổn thương hơn bình thường.
Cùng với việc tăng nguy cơ ung thư gan, tuyến tụy và vú, rượu còn làm tăng nguy cơ ung thư da bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy và khối u ác tính.
Mỗi người nên uống nhiều nước sau khi say để chống mất nước. Bổ sung vitamin A, C, E, B1, B6, B2, B3 và omega 3 giúp giữ cho làn da, tóc và móng khỏe mạnh, sửa chữa tổn thương trên da.
Các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên uống tối đa hai đơn vị rượu mỗi ngày, nữ giới là một đơn vị rượu. Một đơn vị cồn theo cách tính của Tổ chức Y tế Thế giới tương đương một ly rượu vang 100 ml (nồng độ cồn 13,5%), một cốc bia hơi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (nồng độ cồn 40%).
Uống quá nhiều rượu, bia ảnh hưởng đến vẻ ngoài của làn da và các vấn đề về da khác. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết sớm ảnh hưởng của rượu, bia đến làn da trước khi chúng gây tổn hại đến cơ thể không thể khắc phục.
Da mất nước
Rượu có tác dụng lợi tiểu. Do đó, uống nhiều rượu, bia có thể làm tăng sản xuất nước tiểu, khiến cơ thể mất nước và làm các tế bào da khô, xuất hiện nếp nhăn. Nơi dễ nhận thấy là vết chân chim ở khu vực quanh mắt.
Quầng thâm dưới mắt
Rượu làm gián đoạn nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ nên người uống ngủ ít hơn. Điều này ảnh hưởng đến giai đoạn phục hồi sức khỏe khi ngủ và dẫn đến quầng thâm dưới mắt, mặt sưng vào buổi sáng.
Rượu khiến da trở nên khô ráp, xỉn màu và dễ xuất hiện nếp nhăn hơn. Ảnh Freepik
Bệnh vẩy nến
Vẩy nến là tình trạng tế bào da tích tụ và tạo thành các mảng khô, ngứa. Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn thường xuyên có thể làm cho bệnh bùng phát nặng hơn, nhất là ở nam giới.
Nổi mụn nhiều
Đường trong đồ uống có cồn có tác dụng kích hoạt hormone IGF-1, khiến da sản xuất nhiều dầu, làm tăng nguy cơ nổi mụn. Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng tình trạng viêm và thay đổi nội tiết tố trên da, làm trầm trọng thêm mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ (rosacea).
Một số nghiên cứu cho thấy rượu có thể làm tăng nguy cơ trứng cá đỏ ở người chưa mắc bệnh này.
Phát ban
Những vết sưng đỏ, ngứa trên da có thể xuất hiện khi uống rượu. Phát ban có thể kéo dài vài phút hoặc vài ngày. Đôi khi chúng là triệu chứng của chứng không dung nạp rượu hoặc là kết quả của phản ứng dị ứng với thành phần trong rượu. Chườm mát và dùng thuốc kháng histamine không kê đơn có thể giảm tình trạng này.
Viêm mô tế bào
Uống nhiều rượu có thể gây nên bệnh viêm mô tế bào, một dạng nhiễm trùng da do vi khuẩn thường ảnh hưởng đến cẳng chân. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt hoặc vết thương trên da và làm cho vùng da ở đó đỏ, sưng, đau và ấm khi chạm vào.
Tăng nguy cơ ung thư da
Rượu làm suy yếu hệ thống miễn dịch, giảm khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước bệnh tật. Một số bằng chứng cũng cho thấy uống rượu có thể làm trầm trọng thêm tác động của tia cực tím lên da, gây ra nhiều tổn thương hơn bình thường.
Cùng với việc tăng nguy cơ ung thư gan, tuyến tụy và vú, rượu còn làm tăng nguy cơ ung thư da bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy và khối u ác tính.
Mỗi người nên uống nhiều nước sau khi say để chống mất nước. Bổ sung vitamin A, C, E, B1, B6, B2, B3 và omega 3 giúp giữ cho làn da, tóc và móng khỏe mạnh, sửa chữa tổn thương trên da.
Các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên uống tối đa hai đơn vị rượu mỗi ngày, nữ giới là một đơn vị rượu. Một đơn vị cồn theo cách tính của Tổ chức Y tế Thế giới tương đương một ly rượu vang 100 ml (nồng độ cồn 13,5%), một cốc bia hơi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (nồng độ cồn 40%).