Võ Xuân Trường
Well-known member
Anh Tây đi tìm cả tháng mới mua được bánh mì cadé Sài Gòn
TPHCM - Những xe bánh mì cadé gần chợ Xóm Củi (Quận 8) lúc nào cũng được thực khách mua hết từ rất sớm.
Chad Kubanoff trước khi làm YouTuber là một đầu bếp người Mỹ, anh có đam mê với ẩm thực Việt, đặc biệt là TP HCM để khám phá các món ngon từ truyền thống tới hiện đại.
Gần đây nhất anh có series trải nghiệm các loại bánh mì Việt, tập thứ 4 trong series là phần mới nhất Chad thử ăn từ bánh mì gà xé, bánh mì bò nướng, bánh mì cá kho cho đến bánh mì cadé. Trong đó, món bánh mì cadé anh phải đi tìm tới lần thứ 4 mới có thể mua được một suất để thưởng thức.
Một xe bán bánh mì cadé ở quận 8. Ảnh: Cắt từ clip
Chad chia sẻ: "Tôi cố gắng đi tìm món bán bánh mì này suốt 4 tập để làm YouTube nhưng mãi lần này mới may mắn. Các xe bán bánh mì cadé lúc nào cũng di chuyển, không đứng cố định một chỗ và bán hết bánh rất sớm".
Cadé có nguồn gốc từ ẩm thực của người Hoa. Cadé thường dùng làm nhân bánh hoặc phết lên ăn cùng giúp món bánh có vị thơm béo đặc trưng. Đây là sự hoà quyện các nguyên liệu như sữa, trứng, bơ, nước cốt dừa, bột mì... Trong đó, nước cốt dừa có tỉ lệ cao nhất, tạo nên một hỗn hợp vàng ươm với mùi vị béo ngậy.
Du nhập vào Việt Nam, cadé trở thành thứ nước xốt phổ biến cho đồ tráng miệng của người dân Nam bộ, đặc biệt là tại khu vực Chợ Lớn (quận 5, 6, 8, 11) của TP HCM. Cái tên "cadé" là cách đọc trại từ "kaya" - tên của loại xốt trong tiếng địa phương của người Mã Lai. Theo tiếng Quảng Đông, từ này còn có nghĩa là thêm dừa, do thành phần có trộn nước cốt dừa.
Suất bánh mì cadé đơn giản nhưng vàng ươm hấp dẫn, giá chỉ 18.000 đồng. Ảnh: Cắt từ clip
Ở TP HCM đã lâu và đi ăn nhiều nhưng chưa từng thử và cũng chưa từng thấy bánh mì cadé nên Chad đoán món này không quá phổ biến như các loại bánh mì khác. Anh rất háo hức muốn thưởng thức ngay và xe đôi chiếc bánh để phết hỗn hợp cadé lên phần ruột bánh để nhâm nhi.
Vừa ăn, Chad vừa nhận xét: "Cũng ngon, tôi khá thích. Bánh mì cadé đậm đà mùi trứng, giống vị bánh quy châu Á. Bánh ngon nhưng ăn hết từng này cadé thì hơi ngán, tôi thích có thêm vị tương phản hơn. Tôi đang nghĩ có thể thêm bơ, đậu phộng và thạch kết hợp với món này để cho vào thực đơn được không".
Chad phết lớp cadé thơm béo lên ruột bánh và thưởng thức để xem vì sao món này bán rất nhanh hết. Ảnh: Cắt từ clip
Cadé ngoài được ăn cùng bánh mì, người Sài Gòn còn sáng tạo thêm các cách ăn khác như bánh bao, bánh dừa, xôi... Hương vị đơn giản không kén khách nên cadé thực chất rất hút người ăn, từ dân địa phương cho đến khách nước ngoài. Nếu muốn ăn các món ngon kèm cadé, bạn không nên bỏ qua những khu phố người Hoa như ở quận 5, quận 11 tại TP HCM.
TPHCM - Những xe bánh mì cadé gần chợ Xóm Củi (Quận 8) lúc nào cũng được thực khách mua hết từ rất sớm.
Chad Kubanoff trước khi làm YouTuber là một đầu bếp người Mỹ, anh có đam mê với ẩm thực Việt, đặc biệt là TP HCM để khám phá các món ngon từ truyền thống tới hiện đại.
Gần đây nhất anh có series trải nghiệm các loại bánh mì Việt, tập thứ 4 trong series là phần mới nhất Chad thử ăn từ bánh mì gà xé, bánh mì bò nướng, bánh mì cá kho cho đến bánh mì cadé. Trong đó, món bánh mì cadé anh phải đi tìm tới lần thứ 4 mới có thể mua được một suất để thưởng thức.
Một xe bán bánh mì cadé ở quận 8. Ảnh: Cắt từ clip
Chad chia sẻ: "Tôi cố gắng đi tìm món bán bánh mì này suốt 4 tập để làm YouTube nhưng mãi lần này mới may mắn. Các xe bán bánh mì cadé lúc nào cũng di chuyển, không đứng cố định một chỗ và bán hết bánh rất sớm".
Cadé có nguồn gốc từ ẩm thực của người Hoa. Cadé thường dùng làm nhân bánh hoặc phết lên ăn cùng giúp món bánh có vị thơm béo đặc trưng. Đây là sự hoà quyện các nguyên liệu như sữa, trứng, bơ, nước cốt dừa, bột mì... Trong đó, nước cốt dừa có tỉ lệ cao nhất, tạo nên một hỗn hợp vàng ươm với mùi vị béo ngậy.
Du nhập vào Việt Nam, cadé trở thành thứ nước xốt phổ biến cho đồ tráng miệng của người dân Nam bộ, đặc biệt là tại khu vực Chợ Lớn (quận 5, 6, 8, 11) của TP HCM. Cái tên "cadé" là cách đọc trại từ "kaya" - tên của loại xốt trong tiếng địa phương của người Mã Lai. Theo tiếng Quảng Đông, từ này còn có nghĩa là thêm dừa, do thành phần có trộn nước cốt dừa.
Ở TP HCM đã lâu và đi ăn nhiều nhưng chưa từng thử và cũng chưa từng thấy bánh mì cadé nên Chad đoán món này không quá phổ biến như các loại bánh mì khác. Anh rất háo hức muốn thưởng thức ngay và xe đôi chiếc bánh để phết hỗn hợp cadé lên phần ruột bánh để nhâm nhi.
Vừa ăn, Chad vừa nhận xét: "Cũng ngon, tôi khá thích. Bánh mì cadé đậm đà mùi trứng, giống vị bánh quy châu Á. Bánh ngon nhưng ăn hết từng này cadé thì hơi ngán, tôi thích có thêm vị tương phản hơn. Tôi đang nghĩ có thể thêm bơ, đậu phộng và thạch kết hợp với món này để cho vào thực đơn được không".
Cadé ngoài được ăn cùng bánh mì, người Sài Gòn còn sáng tạo thêm các cách ăn khác như bánh bao, bánh dừa, xôi... Hương vị đơn giản không kén khách nên cadé thực chất rất hút người ăn, từ dân địa phương cho đến khách nước ngoài. Nếu muốn ăn các món ngon kèm cadé, bạn không nên bỏ qua những khu phố người Hoa như ở quận 5, quận 11 tại TP HCM.