Từ Minh Quân
Well-known member
Steve Jobs đùng đùng nổi giận, ánh mắt trừng trừng khi biết người chụp cho mình là một nhiếp ảnh gia ông không ưa.
Cách đây 25 năm, vào tháng 8/1998, Apple bán ra thị trường iMac, đánh dấu sản phẩm lớn đầu tiên sau khi Steve Jobs quay lại và cứu công ty khỏi phá sản. Giới phân tích nhận định, nếu iMac khi đó không được người tiêu dùng đón nhận, thế giới ngày nay có thể đã không xuất hiện iPhone, iPad hay App Store.
Trước đó 3 tháng, nhà sáng lập Apple chọn nhà báo Steven Levy của Newsweek độc quyền phỏng vấn ông. Levy kể khi đó Apple chưa có vị thế lớn như bây giờ và cũng không yêu cầu phải cam kết điều gì. Tuy nhiên, Jobs "như nổi điên" khi biết tên nhiếp ảnh gia được Newsweek phân công ghi cảnh hậu trường. Trong trí nhớ của Jobs, người này làm việc không tốt trong những năm ông còn ở công ty NeXT.
Ông tỏ ra bồn chồn, tức giận. Không khí căng thẳng tràn ngập. Mọi người đi lại rón rén trong áp lực. Moshe Brakha, Giám đốc nghệ thuật của Newsweek, trực tiếp đảm nhận việc chụp hình thay cho nhiếp ảnh gia ban đầu, nhưng Jobs vẫn tỏ ra hoài nghi. Nhóm trợ lý đã phải cầu xin ông bước xuống cầu thang để ngồi vào vị trí.
"Jobs trừng mắt nhìn tôi khi ông miễn cưỡng làm theo", Levy nhớ lại.
Brakha là nhiếp ảnh gia có kinh nghiệp phong phú, từng chụp nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Madonna và nhóm Beastie Boys. Ông xoa dịu cơn giận của Jobs bằng những lời nhẹ nhàng, khéo léo. Nhà đồng sáng lập Apple sau đó đồng ý tạo dáng theo yêu cầu.
Khi Brakha đề nghị ông ngồi bắt chéo chân và đặt máy tính lên đùi, giác quan nhạy bén của Jobs mách bảo đang có một "tâm hồn nghệ sĩ đồng điệu bên cạnh". Ông nở nụ cười trìu mến, nhìn thẳng vào ống kính.
Newsweek đã thực hiện một trong những bức ảnh chân dung nổi tiếng nhất về Steve Jobs. Apple sau đó cũng mua bản quyền ảnh để dùng trong các chiến dịch truyền thông.
Ảnh Steve Jobs ôm iMac và nở nụ cười thân thiện được chụp vào tháng 5/1998. Ảnh: Apple
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày iMac ra đời, Steven Levy, hiện là Tổng biên tập của Wired, đã tiết lộ hậu trường bức ảnh huyền thoại, cho thấy tình cách nóng nảy của nhà đồng sáng lập Apple.
Người viết tiểu sử Walter Isaacson cũng đề cập một số câu chuyện về việc Jobs thường mất bình tĩnh, hay tức giận đến mức gọi ông là "Steve tồi". Ông từng hét vào mặt đối tác quảng cáo Lee Clow khi người này chọn sai màu. Ông chỉ bình tĩnh lại sau khi nhận thấy màu sắc được chọn thật ra đã chính xác. Ông cũng nổi giận về phòng khách sạn không đạt tiêu chuẩn. Lần khác, ông nổi nóng với nhân viên Whole Foods vì không thích món sinh tố. Isaacson nói thi thoảng ngôn ngữ kích động của Jobs "còn nhiều màu sắc hơn cả iMac".
Theo người viết tiểu sử, Jobs từng sa thải nhân viên mà không báo trước hay trả tiền thôi việc, nhất là khi thắt chặt đội ngũ Pixar. Andy Cunningham nói Jobs sa thải bà "khoảng năm lần". Cunningham cho biết người đứng đầu Apple thích la hét, chửi thề và ném đồ vào người khác khi nổi giận, nhưng bà lại thấy đây là cách giúp những người làm việc cùng trở nên tiến bộ hơn.
Cách đây 25 năm, vào tháng 8/1998, Apple bán ra thị trường iMac, đánh dấu sản phẩm lớn đầu tiên sau khi Steve Jobs quay lại và cứu công ty khỏi phá sản. Giới phân tích nhận định, nếu iMac khi đó không được người tiêu dùng đón nhận, thế giới ngày nay có thể đã không xuất hiện iPhone, iPad hay App Store.
Trước đó 3 tháng, nhà sáng lập Apple chọn nhà báo Steven Levy của Newsweek độc quyền phỏng vấn ông. Levy kể khi đó Apple chưa có vị thế lớn như bây giờ và cũng không yêu cầu phải cam kết điều gì. Tuy nhiên, Jobs "như nổi điên" khi biết tên nhiếp ảnh gia được Newsweek phân công ghi cảnh hậu trường. Trong trí nhớ của Jobs, người này làm việc không tốt trong những năm ông còn ở công ty NeXT.
Ông tỏ ra bồn chồn, tức giận. Không khí căng thẳng tràn ngập. Mọi người đi lại rón rén trong áp lực. Moshe Brakha, Giám đốc nghệ thuật của Newsweek, trực tiếp đảm nhận việc chụp hình thay cho nhiếp ảnh gia ban đầu, nhưng Jobs vẫn tỏ ra hoài nghi. Nhóm trợ lý đã phải cầu xin ông bước xuống cầu thang để ngồi vào vị trí.
"Jobs trừng mắt nhìn tôi khi ông miễn cưỡng làm theo", Levy nhớ lại.
Brakha là nhiếp ảnh gia có kinh nghiệp phong phú, từng chụp nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Madonna và nhóm Beastie Boys. Ông xoa dịu cơn giận của Jobs bằng những lời nhẹ nhàng, khéo léo. Nhà đồng sáng lập Apple sau đó đồng ý tạo dáng theo yêu cầu.
Khi Brakha đề nghị ông ngồi bắt chéo chân và đặt máy tính lên đùi, giác quan nhạy bén của Jobs mách bảo đang có một "tâm hồn nghệ sĩ đồng điệu bên cạnh". Ông nở nụ cười trìu mến, nhìn thẳng vào ống kính.
Newsweek đã thực hiện một trong những bức ảnh chân dung nổi tiếng nhất về Steve Jobs. Apple sau đó cũng mua bản quyền ảnh để dùng trong các chiến dịch truyền thông.
Ảnh Steve Jobs ôm iMac và nở nụ cười thân thiện được chụp vào tháng 5/1998. Ảnh: Apple
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày iMac ra đời, Steven Levy, hiện là Tổng biên tập của Wired, đã tiết lộ hậu trường bức ảnh huyền thoại, cho thấy tình cách nóng nảy của nhà đồng sáng lập Apple.
Người viết tiểu sử Walter Isaacson cũng đề cập một số câu chuyện về việc Jobs thường mất bình tĩnh, hay tức giận đến mức gọi ông là "Steve tồi". Ông từng hét vào mặt đối tác quảng cáo Lee Clow khi người này chọn sai màu. Ông chỉ bình tĩnh lại sau khi nhận thấy màu sắc được chọn thật ra đã chính xác. Ông cũng nổi giận về phòng khách sạn không đạt tiêu chuẩn. Lần khác, ông nổi nóng với nhân viên Whole Foods vì không thích món sinh tố. Isaacson nói thi thoảng ngôn ngữ kích động của Jobs "còn nhiều màu sắc hơn cả iMac".
Theo người viết tiểu sử, Jobs từng sa thải nhân viên mà không báo trước hay trả tiền thôi việc, nhất là khi thắt chặt đội ngũ Pixar. Andy Cunningham nói Jobs sa thải bà "khoảng năm lần". Cunningham cho biết người đứng đầu Apple thích la hét, chửi thề và ném đồ vào người khác khi nổi giận, nhưng bà lại thấy đây là cách giúp những người làm việc cùng trở nên tiến bộ hơn.