TRUONGTRINH
Well-known member
Apple gửi thông báo tới người dùng iPhone ở 98 quốc gia về nguy cơ thiết bị có thể bị tấn công bằng phần mềm gián điệp.
"Apple phát hiện bạn bị nhắm mục tiêu bởi một cuộc tấn công phần mềm gián điệp đánh thuê đang cố xâm nhập từ xa vào iPhone được liên kết với ID Apple -xxx- của bạn", thông báo từ Apple có đoạn. "Cuộc tấn công có khả năng nhắm vào từng người dùng cụ thể. Họ biết bạn là ai hoặc đang làm gì".
Logo Apple tại một cửa hàng ở chợ điện tử Thâm Quyến, Trung Quốc tháng 4. Ảnh: Lưu Quý
Theo TechCrunch, Apple không đề cập từng nước cũng như tên của hacker hay phần mềm độc hại được sử dụng, nhưng tổng cộng người dùng ở 98 quốc gia đã nhận cảnh báo qua email từ tối 10/7, nhiều nhất tại Mỹ, Ấn Độ.
Vào tháng 4, Apple cũng gửi cảnh báo tương tự đến người dùng ở 92 nước, rằng họ trong diện có nguy cơ trở thành nạn nhân của phần mềm gián điệp, đa số là chính trị gia, nhà báo, tổ chức dân sự, doanh nghiệp.
Theo Forbes, Apple đã có một số cảnh báo tương tự từ năm 2021. Tuy nhiên, thông báo hồi tháng 4 là lần đầu hãng sử dụng cụm từ "phần mềm gián điệp đánh thuê" và cảnh báo ngày 10/7 là lần thứ hai.
Ccông ty cũng từng đưa ra khuyến cáo liên quan đến mã độc Pegasus của công ty NSO Group (Israel), được phát hiện trên iPhone, iPad từ năm 2021. Khi đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết tìm thấy bằng chứng iPhone 12 bị tấn công, khiến 50.000 số điện thoại bị rò rỉ. Cùng năm, phần mềm này cũng được tìm thấy trên điện thoại của ít nhất 5 bộ trưởng Pháp.
Tháng 11/2021, Apple đệ đơn kiện NSO Group, yêu cầu cấm vĩnh viễn công ty sử dụng phần mềm, dịch vụ hoặc thiết bị của hãng. Gần một tháng sau, iPhone của ít nhất 9 nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ lại được phát hiện đã bị hack bằng phần mềm của NSO Group.
Dù Apple cảnh báo nhiều lần, NSO Group được cho là vẫn đang tìm cách khai thác lỗ hổng bên trong iPhone, iPad. Theo FT, cả hai đang chơi trò "mèo vờn chuột" và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bảo Lâm
"Apple phát hiện bạn bị nhắm mục tiêu bởi một cuộc tấn công phần mềm gián điệp đánh thuê đang cố xâm nhập từ xa vào iPhone được liên kết với ID Apple -xxx- của bạn", thông báo từ Apple có đoạn. "Cuộc tấn công có khả năng nhắm vào từng người dùng cụ thể. Họ biết bạn là ai hoặc đang làm gì".
Logo Apple tại một cửa hàng ở chợ điện tử Thâm Quyến, Trung Quốc tháng 4. Ảnh: Lưu Quý
Theo TechCrunch, Apple không đề cập từng nước cũng như tên của hacker hay phần mềm độc hại được sử dụng, nhưng tổng cộng người dùng ở 98 quốc gia đã nhận cảnh báo qua email từ tối 10/7, nhiều nhất tại Mỹ, Ấn Độ.
Vào tháng 4, Apple cũng gửi cảnh báo tương tự đến người dùng ở 92 nước, rằng họ trong diện có nguy cơ trở thành nạn nhân của phần mềm gián điệp, đa số là chính trị gia, nhà báo, tổ chức dân sự, doanh nghiệp.
Theo Forbes, Apple đã có một số cảnh báo tương tự từ năm 2021. Tuy nhiên, thông báo hồi tháng 4 là lần đầu hãng sử dụng cụm từ "phần mềm gián điệp đánh thuê" và cảnh báo ngày 10/7 là lần thứ hai.
Ccông ty cũng từng đưa ra khuyến cáo liên quan đến mã độc Pegasus của công ty NSO Group (Israel), được phát hiện trên iPhone, iPad từ năm 2021. Khi đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết tìm thấy bằng chứng iPhone 12 bị tấn công, khiến 50.000 số điện thoại bị rò rỉ. Cùng năm, phần mềm này cũng được tìm thấy trên điện thoại của ít nhất 5 bộ trưởng Pháp.
Tháng 11/2021, Apple đệ đơn kiện NSO Group, yêu cầu cấm vĩnh viễn công ty sử dụng phần mềm, dịch vụ hoặc thiết bị của hãng. Gần một tháng sau, iPhone của ít nhất 9 nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ lại được phát hiện đã bị hack bằng phần mềm của NSO Group.
Dù Apple cảnh báo nhiều lần, NSO Group được cho là vẫn đang tìm cách khai thác lỗ hổng bên trong iPhone, iPad. Theo FT, cả hai đang chơi trò "mèo vờn chuột" và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bảo Lâm