Apple 'phá vỡ' cách quản lý thời Steve Jobs

Duy Minh

Well-known member
Apple thời Steve Jobs hạn chế chia nhỏ công ty thành các bộ phận sản phẩm riêng, nhưng Tim Cook được cho là đang thay đổi cách tiếp cận này.

Khi Steve Jobs trở lại Apple vào cuối những năm 1990, việc đầu tiên ông làm là vứt bỏ cuốn sách hướng dẫn phát triển sản phẩm của công ty, trong đó đề cập đến cách chia các bộ phận để quản lý. Ông sau đó chuyển sang cơ cấu quản lý "theo chức năng". Do đó, Apple không có bộ phận riêng cho iPhone, iPad, hay thậm chí máy tính dù mảng này có nhiều dòng MacBook, Mac mini, iMac.

Thay vào đó, công ty được tổ chức theo từng chức năng, như phần mềm, phần cứng, máy học, thiết kế và dịch vụ. Tất cả các nhóm sẽ tham gia đóng góp vào sản phẩm hoặc tính năng mới.

Tuy nhiên, theo chuyên gia công nghệ Mark Gurman của Bloomberg, chiến lược này đang thay đổi dưới thời Tim Cook. Điều đó được thể hiện rõ nhất sau khi công ty giới thiệu kính thông minh Vision Pro.

Khác với "con gà đẻ trứng vàng" iPhone, Vision Pro là bộ phận riêng bên trong Apple. Thành lập năm 2015, ban đầu nhóm có tên Technology Development Group (TDG) nhưng đã đổi thành Vision Products Group (VPG) gần đây và do Mike Rockwell điều hành.




1689742303984.png


Điểm khác biệt của VPG là không phụ thuộc vào mảng kỹ thuật phần cứng và phần mềm chính của Apple. Nó có các nhóm nhỏ riêng làm việc song song với các mảng chiến lược, thị giác máy tính, nội dung, phát triển ứng dụng và quản lý dự án mà Apple đang vận hành.

Theo Gurman, nếu Vision Pro phát triển theo cách Steve Jobs vận hành, công nghệ phần mềm cho tai nghe sẽ do Craig Federighi, Phó chủ tịch cấp cao về phần mềm của Apple, đảm nhiệm. Còn phần cứng sẽ được phát triển song song cùng iPhone, iPad dưới quyền Giám đốc kỹ thuật John Ternus. Nhánh nội dung sẽ thuộc mảng dịch vụ của Eddy Cue.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là VPG tách biệt với phần còn lại của Apple. Hoạt động của nhóm vẫn do Giám đốc vận hành (COO) Jeff Williams giám sát còn mảng chip do Johny Srouji lãnh đạo. Federighi cũng chịu trách nhiệm xây dựng một số công cụ dành cho nhà phát triển của Vision Pro.

Bloomberg cho biết có ba lý do chính để Apple mở ra mảng riêng biệt. Thứ nhất, VPG khá giống với một công ty khởi nghiệp, từ đó giúp đẩy nhanh việc phát triển sản phẩm, nhất là với một thiết bị mới và ở thế hệ đầu tiên như Vision Pro. Bên cạnh đó, việc vận hành theo cách này sẽ hạn chế thông tin thiết bị mới bị rò rỉ ra ngoài, điều Apple luôn ưu tiên. Thứ hai, việc xây dựng đội ngũ chuyên biệt với các chuyên gia nòng cốt có thể cần thiết cho một sản phẩm hoàn toàn mới mẻ và phức tạp như kính thông minh. Thứ ba, dù thành công hay không, VPG sẽ không tác động nhiều đến các mảng kinh doanh khác mà Apple đang vận hành. Nó cũng cho phép công ty tạo thêm nhiều thế hệ Vision Pro mới.

Trong thời kỳ hậu Steve Jobs, Apple từng có cách tiếp cận khác với những gì nhà đồng sáng lập đã làm. Sau khi Cook lên lãnh đạo và phát triển Apple Watch, nhóm kỹ thuật phần cứng và phần mềm của thiết bị cũng được đặt dưới quyền của COO Williams thay vì phó chủ tịch cấp cao về phần cứng và phần mềm.

Dự án xe tự lái với tên gọi Special Projects Group (SPG) cũng là ngoại lệ. Đơn vị này có đội ngũ nhân viên riêng về kỹ thuật phần mềm, thị giác máy tính, máy học, kỹ thuật phần cứng, thiết kế công nghiệp, dịch vụ đám mây, quản lý dự án và đảm bảo chất lượng.
 
Bên trên