Nguyễn Thị Minh Tú
Minh Tú Nguyễn
Thị phần iPhone quý III/2022 tăng mạnh so với các đối thủ Android, giúp Apple thu hẹp khoảng cách với hãng đứng đầu.
Theo ước tính về thị trường smartphone quý III/2022 vừa được hãng phân tích Canalys công bố, Apple xếp thứ hai với thị phần 18%, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Samsung tăng từ 21% lên 22%, Xiaomi giữ nguyên, còn Oppo và Vivo giảm 1-2%.
Kết quả trên giúp khoảng cách thị phần giữa Apple và Samsung trong quý vừa qua được rút từ 6% xuống còn 4%, đồng thời nới rộng với các hãng Android còn lại.
Báo cáo của Canalys không nêu cụ thể doanh số của từng thương hiệu, nhưng đánh giá Apple là hãng duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong bối cảnh toàn thị trường đi xuống. Doanh số smartphone ba tháng qua đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời đây là "quý III tồi tệ nhất" kể từ năm 2014.
Khoảng cách giữa Apple và Samsung trong quý III hàng năm.
Thị trường điện thoại tiếp tục đi xuống
Theo nhà phân tích Amber Liu của Canalys, triển vọng kinh tế ảm đạm đã khiến người tiêu dùng trì hoãn việc mua sắm thiết bị điện tử để ưu tiên cho các chi tiêu thiết yếu khác. Điều này có thể khiến thị trường smartphone tiếp tục suy giảm trong 6-9 tháng tới. "Thị trường điện thoại thông minh phản ứng mạnh với nhu cầu của người tiêu dùng và các nhà cung cấp đang phải nhanh chóng điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện kinh doanh khắc nghiệt", ông Liu cho biết.
Các nhà phân tích đánh giá sự tăng trưởng của Apple xuất phát từ nhu cầu của người dùng với iPhone vẫn ở mức ổn định. Trong khi đó, Samsung tăng nhẹ nhờ các chương trình khuyến mãi lớn để giải phóng lượng hàng tồn kho. Xiaomi, Oppo và Vivo chững lại hoặc giảm, do gặp trở ngại ở thị trường nội địa Trung Quốc và đang phải mở rộng ra các thị trường bên ngoài một cách thận trọng.
Đối với hầu hết các nhà cung cấp, ưu tiên hiện nay là hạn chế hàng tồn kho tích tụ do nhu cầu đi xuống nhiều tháng qua. Hệ thống theo dõi của Canalys ghi nhận mức tồn kho lớn trong tháng 7, nhưng giảm trong tháng 9 do các hãng đẩy mạnh giảm giá để xử lý hàng tồn.
Thị trường smartphone liên tục tăng trưởng âm trong những quý vừa qua. Ảnh: Canalys
Canalys đánh giá, người tiêu dùng hiện khá nhạy cảm với các đợt tăng giá sản phẩm. Apple được cho là cũng phải thận trọng về chiến lược giá khi ra mắt sản phẩm mới trong tháng 9. Nhận định này tương đồng với báo cáo trước đó của Nikkei Asia rằng Apple đã phải thu hẹp lợi nhuận để giữ giá iPhone 14 khi chi phí linh kiện đắt hơn khoảng 20% so với bản tiền nhiệm.
Quý IV hàng năm thường là giai đoạn thị trường di động có sức mua tốt nhất. Tuy nhiên theo nhà phân tích Sanyam Chaurasia, thị trường "không có dấu hiệu cải thiện trong quý cuối cùng của năm nay và nửa đầu năm 2023".
"Dù đang bước vào mùa bán hàng, người tiêu dùng vẫn trì hoãn nhu cầu và chờ đợi những đợt giảm giá mạnh, các chương trình khuyến mãi với thiết bị đời cũ. Còn quá sớm để coi quý sắp tới là giai đoạn phục hồi thị trường", ông nói.
Theo ước tính về thị trường smartphone quý III/2022 vừa được hãng phân tích Canalys công bố, Apple xếp thứ hai với thị phần 18%, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Samsung tăng từ 21% lên 22%, Xiaomi giữ nguyên, còn Oppo và Vivo giảm 1-2%.
Kết quả trên giúp khoảng cách thị phần giữa Apple và Samsung trong quý vừa qua được rút từ 6% xuống còn 4%, đồng thời nới rộng với các hãng Android còn lại.
Báo cáo của Canalys không nêu cụ thể doanh số của từng thương hiệu, nhưng đánh giá Apple là hãng duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong bối cảnh toàn thị trường đi xuống. Doanh số smartphone ba tháng qua đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời đây là "quý III tồi tệ nhất" kể từ năm 2014.
Khoảng cách giữa Apple và Samsung trong quý III hàng năm.
Thị trường điện thoại tiếp tục đi xuống
Theo nhà phân tích Amber Liu của Canalys, triển vọng kinh tế ảm đạm đã khiến người tiêu dùng trì hoãn việc mua sắm thiết bị điện tử để ưu tiên cho các chi tiêu thiết yếu khác. Điều này có thể khiến thị trường smartphone tiếp tục suy giảm trong 6-9 tháng tới. "Thị trường điện thoại thông minh phản ứng mạnh với nhu cầu của người tiêu dùng và các nhà cung cấp đang phải nhanh chóng điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện kinh doanh khắc nghiệt", ông Liu cho biết.
Các nhà phân tích đánh giá sự tăng trưởng của Apple xuất phát từ nhu cầu của người dùng với iPhone vẫn ở mức ổn định. Trong khi đó, Samsung tăng nhẹ nhờ các chương trình khuyến mãi lớn để giải phóng lượng hàng tồn kho. Xiaomi, Oppo và Vivo chững lại hoặc giảm, do gặp trở ngại ở thị trường nội địa Trung Quốc và đang phải mở rộng ra các thị trường bên ngoài một cách thận trọng.
Đối với hầu hết các nhà cung cấp, ưu tiên hiện nay là hạn chế hàng tồn kho tích tụ do nhu cầu đi xuống nhiều tháng qua. Hệ thống theo dõi của Canalys ghi nhận mức tồn kho lớn trong tháng 7, nhưng giảm trong tháng 9 do các hãng đẩy mạnh giảm giá để xử lý hàng tồn.
Thị trường smartphone liên tục tăng trưởng âm trong những quý vừa qua. Ảnh: Canalys
Canalys đánh giá, người tiêu dùng hiện khá nhạy cảm với các đợt tăng giá sản phẩm. Apple được cho là cũng phải thận trọng về chiến lược giá khi ra mắt sản phẩm mới trong tháng 9. Nhận định này tương đồng với báo cáo trước đó của Nikkei Asia rằng Apple đã phải thu hẹp lợi nhuận để giữ giá iPhone 14 khi chi phí linh kiện đắt hơn khoảng 20% so với bản tiền nhiệm.
Quý IV hàng năm thường là giai đoạn thị trường di động có sức mua tốt nhất. Tuy nhiên theo nhà phân tích Sanyam Chaurasia, thị trường "không có dấu hiệu cải thiện trong quý cuối cùng của năm nay và nửa đầu năm 2023".
"Dù đang bước vào mùa bán hàng, người tiêu dùng vẫn trì hoãn nhu cầu và chờ đợi những đợt giảm giá mạnh, các chương trình khuyến mãi với thiết bị đời cũ. Còn quá sớm để coi quý sắp tới là giai đoạn phục hồi thị trường", ông nói.