TRUONGTRINH
Well-known member
Nhiều vấn đề trong quá trình lắp ráp iPhone 15 tại Ấn Độ khiến Apple phải chuyển hoạt động sản xuất trở lại Trung Quốc.
Những năm gần đây Apple tìm cách đa dạng nguồn cung để giảm thiểu rủi ro khi có sự cố với chuỗi cung ứng. Chiến lược quan trọng nhất là chuyển một số đơn đặt hàng sản xuất sang Ấn Độ, nhưng thay đổi này gặp nhiều rào cản, đặc biệt với iPhone 15. Chất lượng sản phẩm, tỷ lệ lỗi cũng như vấn đề liên quan an toàn vệ sinh tại nhà máy khiến sản lượng kém xa dự tính.
Theo một số nguồn tin, vấn đề nghiêm trọng đến mức đích thân CEO Apple Tim Cook phải đến Trung Quốc để thay đổi. Trang CNMO dẫn nguồn nội bộ từ chuỗi cung ứng cho biết hãng bắt đầu điều chỉnh chiến lược từ đầu năm nay khi tăng cường trở lại hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Bên cạnh Foxconn, gần đây công ty đã thuê các đối tác lớn cho sản xuất iPhone 16 như BYD và Luxshare Precision. Nguồn tin trong ngành nói việc lắp đặt dây chuyền sản xuất iPhone mới đang diễn tiến như kế hoạch và kịp sản lượng cho việc mở bán vào tháng 9 trên toàn cầu.
iPhone 15 Pro Max tại lễ ra mắt tháng 9/2023. Ảnh: Tuấn Hưng
Foxconn, đối tác lớn của Apple, bắt đầu sản xuất dòng iPhone 15 tại Ấn Độ từ tháng 8/2023. Mục tiêu là rút ngắn thời gian vận chuyển giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng như đồng bộ chuỗi cung ứng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Theo kế hoạch ban đầu, nhà máy tại Ấn Độ sẽ hoạt động song song với tại Trung Quốc, cung cấp iPhone 15 series ra thị trường chỉ sau vài tuần.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất không diễn ra suôn sẻ khi các nhà máy ở đây phụ thuộc quá nhiều vào các linh kiện từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả. Ngoài ra, tỷ lệ sản lượng so với công suất dự kiến thấp, chỉ đạt khoảng 50% cùng các vấn đề về an toàn vệ sinh tại nhà máy ảnh hưởng lớn đến các lô hàng xuất khẩu sang châu Âu. Nhiều thành phần như vỏ iPhone cũng được cho là không đạt tiêu chuẩn, khiến kế hoạch mở rộng của Apple gặp khó khăn.
Tháng 12/2022, Ming-chi Kuo, nhà phân tích tại TF International Securities, nói mục tiêu dài hạn của Apple là chuyển 40-45% năng lực sản xuất iPhone sang Ấn Độ. Thực tế, số lượng iPhone 15 "Made in India" chỉ chiếm gần 10% trong năm 2023.
Các lãnh đạo Apple nhận thức được sự quá phụ thuộc vào nhà máy ở Trung Quốc, tuy nhiên nguồn lao động ổn định, tay nghề cao và thị trường khổng lồ là những lý do khiến hãng chần chừ rời đi. Những khó khăn phải đối mặt tại Ấn Độ càng cho thấy việc đa dạng nguồn cung bên ngoài Trung Quốc của Apple khó khăn hơn cả những gì công ty có thể lên kế hoạch
Những năm gần đây Apple tìm cách đa dạng nguồn cung để giảm thiểu rủi ro khi có sự cố với chuỗi cung ứng. Chiến lược quan trọng nhất là chuyển một số đơn đặt hàng sản xuất sang Ấn Độ, nhưng thay đổi này gặp nhiều rào cản, đặc biệt với iPhone 15. Chất lượng sản phẩm, tỷ lệ lỗi cũng như vấn đề liên quan an toàn vệ sinh tại nhà máy khiến sản lượng kém xa dự tính.
Theo một số nguồn tin, vấn đề nghiêm trọng đến mức đích thân CEO Apple Tim Cook phải đến Trung Quốc để thay đổi. Trang CNMO dẫn nguồn nội bộ từ chuỗi cung ứng cho biết hãng bắt đầu điều chỉnh chiến lược từ đầu năm nay khi tăng cường trở lại hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Bên cạnh Foxconn, gần đây công ty đã thuê các đối tác lớn cho sản xuất iPhone 16 như BYD và Luxshare Precision. Nguồn tin trong ngành nói việc lắp đặt dây chuyền sản xuất iPhone mới đang diễn tiến như kế hoạch và kịp sản lượng cho việc mở bán vào tháng 9 trên toàn cầu.
iPhone 15 Pro Max tại lễ ra mắt tháng 9/2023. Ảnh: Tuấn Hưng
Foxconn, đối tác lớn của Apple, bắt đầu sản xuất dòng iPhone 15 tại Ấn Độ từ tháng 8/2023. Mục tiêu là rút ngắn thời gian vận chuyển giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng như đồng bộ chuỗi cung ứng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Theo kế hoạch ban đầu, nhà máy tại Ấn Độ sẽ hoạt động song song với tại Trung Quốc, cung cấp iPhone 15 series ra thị trường chỉ sau vài tuần.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất không diễn ra suôn sẻ khi các nhà máy ở đây phụ thuộc quá nhiều vào các linh kiện từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả. Ngoài ra, tỷ lệ sản lượng so với công suất dự kiến thấp, chỉ đạt khoảng 50% cùng các vấn đề về an toàn vệ sinh tại nhà máy ảnh hưởng lớn đến các lô hàng xuất khẩu sang châu Âu. Nhiều thành phần như vỏ iPhone cũng được cho là không đạt tiêu chuẩn, khiến kế hoạch mở rộng của Apple gặp khó khăn.
Tháng 12/2022, Ming-chi Kuo, nhà phân tích tại TF International Securities, nói mục tiêu dài hạn của Apple là chuyển 40-45% năng lực sản xuất iPhone sang Ấn Độ. Thực tế, số lượng iPhone 15 "Made in India" chỉ chiếm gần 10% trong năm 2023.
Các lãnh đạo Apple nhận thức được sự quá phụ thuộc vào nhà máy ở Trung Quốc, tuy nhiên nguồn lao động ổn định, tay nghề cao và thị trường khổng lồ là những lý do khiến hãng chần chừ rời đi. Những khó khăn phải đối mặt tại Ấn Độ càng cho thấy việc đa dạng nguồn cung bên ngoài Trung Quốc của Apple khó khăn hơn cả những gì công ty có thể lên kế hoạch