Minh Thư
Well-known member
Trong tương lai, những chiếc iPhone sẽ sử dụng phần lớn công nghệ và linh kiện do Apple tự thiết kế.
Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, thử nghiệm, Apple đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ đầu tiên trên thế giới sản xuất chip trên tiến trình 3 nanomet (nm).
Sự thành công của công ty vốn hoá lớn nhất thế giới, có đóng góp không nhỏ của Johny Srouji, trưởng bộ phận công nghệ cùng ê-kip.
Được biết đến là một trong số ít những nhà lãnh đạo thuộc thế hệ “đời đầu” còn lại ở Apple, Johny Srouji là một lãnh đạo rất nghiêm khắc.
Đội ngũ này đã hoàn thành nhiều yêu cầu khó khăn, chẳng hạn như phát triển những công nghệ tuỳ chỉnh thay thế vi xử lý máy tính, chip điện thoại và linh kiện không dây từ các nhà cung cấp tên tuổi.
Chip M1 Max do Apple tự phát triển.
Song, cũng có nhiều mục tiêu mà ê-kip của Johny vẫn chưa đạt được, như việc thay thế modem di động của Qualcomm trong iPhone, cải tiến công nghệ màn hình hay phát triển các loại chip không dây mới.
Hiện “Nhà Táo” đang tiếp tục cải tiến các dòng chip silicon “in-house”. Bộ vi xử lý M3 Ultra đang được nghiên cứu, thử nghiệm và thế hệ M4 tiếp theo sẽ được triển khai ngay sau đó.
Về lâu dài, chip bên trong các thiết bị Mac, iPad và iPhone sẽ chuyển từ công nghệ 3nm sang 2nm.
Apple sẽ đến gần với thành công trong việc áp dụng các sản phẩm tự phát triển của mình nếu họ có thể tự chế tạo được modem di động và đáp ứng việc triển khai trên hệ sinh thái sản phẩm trong năm 2026.
Sau đó, có thể công ty sẽ cần hai hoặc ba năm nữa để đưa các con chip tự phát triển vào các phiên bản Apple Watch, iPad và Mac, khi mà dòng chip mới này được tích hợp vào hệ thống vi mạch (SoC) của họ.
Tham vọng “tự chủ” cung ứng
Bloomberg cho hay, Apple đang tiến hành nghiên cứu tự thiết kế và phát triển một loạt linh kiện dùng trên các sản phẩm chủ chốt.
Mặc dù họ vẫn sẽ phải dựa vào các đối tác sản xuất khác, song công ty cho rằng việc tự chủ về linh kiện sẽ có thể giúp phát triển sản phẩm dễ dàng hơn.
Sự thành công của Apple có sự đóng góp từ những con chip "in-house".
Theo dự kiến, một con chip kết hợp kết nối Wifi và Bluetooth sẽ thay thế linh kiện từ Broadcom vào năm 2025. Tuy nhiên, giống như dự án tự phát triển modem di động cho iPhone, công nghệ này đến nay vẫn chưa hoàn thiện.
Về màn hình, Apple đang nghiên cứu phát triển MicroLED, sử dụng trước tiên trên Apple Watch. Dự án này đã được thực hiện trong hơn nửa thập kỷ và đã gặp phải nhiều thất bại.
Ngoài ra, còn có một số công nghệ cảm biến như hệ thống kiểm soát đường huyết không xâm lấn trên đồng hồ thông minh.
Và không thể không kể tới chiến lược tự phát triển cảm biến camera, chức năng rất được quan tâm trên iPhone và sẽ là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển tương lai của xe tự hành và công nghệ thực tế ảo.
Cuối cùng, “Nhà Táo” cũng cân nhắc tự cải tiến và phát triển công nghệ pin để sử dụng trên các thiết bị. Công ty đã tham gia phát triển pin trong nhiều thập kỷ, gồm cả việc hợp tác với các đối tác.
Song, đây vẫn là một dự án “phiêu lưu” và việc tạo ra công nghệ đáp ứng yêu cầu thị trường vẫn là chặng đường dài phía trước.
Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, thử nghiệm, Apple đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ đầu tiên trên thế giới sản xuất chip trên tiến trình 3 nanomet (nm).
Sự thành công của công ty vốn hoá lớn nhất thế giới, có đóng góp không nhỏ của Johny Srouji, trưởng bộ phận công nghệ cùng ê-kip.
Được biết đến là một trong số ít những nhà lãnh đạo thuộc thế hệ “đời đầu” còn lại ở Apple, Johny Srouji là một lãnh đạo rất nghiêm khắc.
Đội ngũ này đã hoàn thành nhiều yêu cầu khó khăn, chẳng hạn như phát triển những công nghệ tuỳ chỉnh thay thế vi xử lý máy tính, chip điện thoại và linh kiện không dây từ các nhà cung cấp tên tuổi.
Song, cũng có nhiều mục tiêu mà ê-kip của Johny vẫn chưa đạt được, như việc thay thế modem di động của Qualcomm trong iPhone, cải tiến công nghệ màn hình hay phát triển các loại chip không dây mới.
Hiện “Nhà Táo” đang tiếp tục cải tiến các dòng chip silicon “in-house”. Bộ vi xử lý M3 Ultra đang được nghiên cứu, thử nghiệm và thế hệ M4 tiếp theo sẽ được triển khai ngay sau đó.
Về lâu dài, chip bên trong các thiết bị Mac, iPad và iPhone sẽ chuyển từ công nghệ 3nm sang 2nm.
Apple sẽ đến gần với thành công trong việc áp dụng các sản phẩm tự phát triển của mình nếu họ có thể tự chế tạo được modem di động và đáp ứng việc triển khai trên hệ sinh thái sản phẩm trong năm 2026.
Sau đó, có thể công ty sẽ cần hai hoặc ba năm nữa để đưa các con chip tự phát triển vào các phiên bản Apple Watch, iPad và Mac, khi mà dòng chip mới này được tích hợp vào hệ thống vi mạch (SoC) của họ.
Tham vọng “tự chủ” cung ứng
Bloomberg cho hay, Apple đang tiến hành nghiên cứu tự thiết kế và phát triển một loạt linh kiện dùng trên các sản phẩm chủ chốt.
Mặc dù họ vẫn sẽ phải dựa vào các đối tác sản xuất khác, song công ty cho rằng việc tự chủ về linh kiện sẽ có thể giúp phát triển sản phẩm dễ dàng hơn.
Theo dự kiến, một con chip kết hợp kết nối Wifi và Bluetooth sẽ thay thế linh kiện từ Broadcom vào năm 2025. Tuy nhiên, giống như dự án tự phát triển modem di động cho iPhone, công nghệ này đến nay vẫn chưa hoàn thiện.
Về màn hình, Apple đang nghiên cứu phát triển MicroLED, sử dụng trước tiên trên Apple Watch. Dự án này đã được thực hiện trong hơn nửa thập kỷ và đã gặp phải nhiều thất bại.
Ngoài ra, còn có một số công nghệ cảm biến như hệ thống kiểm soát đường huyết không xâm lấn trên đồng hồ thông minh.
Và không thể không kể tới chiến lược tự phát triển cảm biến camera, chức năng rất được quan tâm trên iPhone và sẽ là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển tương lai của xe tự hành và công nghệ thực tế ảo.
Cuối cùng, “Nhà Táo” cũng cân nhắc tự cải tiến và phát triển công nghệ pin để sử dụng trên các thiết bị. Công ty đã tham gia phát triển pin trong nhiều thập kỷ, gồm cả việc hợp tác với các đối tác.
Song, đây vẫn là một dự án “phiêu lưu” và việc tạo ra công nghệ đáp ứng yêu cầu thị trường vẫn là chặng đường dài phía trước.