Thanh Tuấn
Well-known member
Dù mì ăn liền tiện lợi thế nào bạn cũng không nên ăn hằng ngày, không ăn mì sống.
Mì ăn liền thường có giá khá rẻ và chỉ mất vài phút để chế biến nhưng loại thực phẩm này không chứa đa dạng chất dinh dưỡng như mì tươi. Ngoài ra, mì ăn liền còn chứa nhiều muối và các chất không tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là một số lưu ý khi bạn muốn dùng mì ăn liền:
Không ăn hằng ngày
Theo Healthline, thỉnh thoảng tiêu thụ mì ăn liền không gây hại cho sức khỏe của bạn, nhưng việc ăn thường xuyên có một số tác động xấu.
Mì ăn liền thơm ngon, dễ chế biến nhưng bạn không nên ăn nhiều. Ảnh minh họa: AI
Nghiên cứu trên 6.440 người trưởng thành ở Hàn Quốc cho thấy nhóm hay dùng mì ăn liền thu nạp lượng protein, phốt pho, canxi, sắt, kali và các loại vitamin thấp hơn người bình thường.
Thêm vào đó, những người hay dùng mì ăn liền cũng tiêu thụ ít rau, trái cây, các loại hạt, thịt và cá. Họ dễ tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, mỡ bụng dư thừa, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao.
Ngoài ra, mì ăn liền thường có rất nhiều muối. Một gói mì chứa 1,76g natri tương đương 88% lượng khuyến nghị 2g của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Natri (thành phần chính trong muối) là khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, hấp thụ quá mức natri có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ. Ở một số người nhạy cảm, chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim và thận.
Không ăn mì tôm sống
Một số người đặc biệt là trẻ em có sở thích ăn mì tôm sống, thậm chí trộn thêm gia vị cho đậm đà.
Theo Tribune Online, tiêu thụ mì sống khiến hệ tiêu hóa khó phân hủy thức ăn thành từng phần để tiêu hóa dễ dàng, dẫn tới chứng khó tiêu. Tình trạng này kéo dài có khả năng gây đau bụng khi ruột không thể bài tiết chất thải.
Hàm lượng cao muối, chất bảo quản trong mì không có lợi cho cơ thể khi ăn ở dạng thô, hấp thụ nhiều có nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường. Khi nấu chín, hàm lượng các chất trên có thể giảm bớt.
Ăn mì sống cũng có hại cho sức khỏe tim mạch. Chất béo, muối trong mì có thể làm tắc nghẽn dòng máu chảy đến tim. Điều này khiến người ăn dễ mắc các bệnh tim khác nhau.
Danh sách các nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất. Số liệu năm 2017 của Hiệp hội mì ăn liền thế giới. Ảnh: Jakarta Post
Không ăn trước khi đi ngủ
Theo Lancashire Times, giống như tất cả các loại thực phẩm siêu chế biến, mì ăn liền có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn, khó ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn.
Mặc dù loại mì này có thể cung cấp sắt, vitamin B và mangan nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Thêm vào đó, lượng muối trong mì có thể khiến người ăn rơi vào tình trạng khát nước, mệt mỏi ban đêm.
Mì ăn liền thường có giá khá rẻ và chỉ mất vài phút để chế biến nhưng loại thực phẩm này không chứa đa dạng chất dinh dưỡng như mì tươi. Ngoài ra, mì ăn liền còn chứa nhiều muối và các chất không tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là một số lưu ý khi bạn muốn dùng mì ăn liền:
Không ăn hằng ngày
Theo Healthline, thỉnh thoảng tiêu thụ mì ăn liền không gây hại cho sức khỏe của bạn, nhưng việc ăn thường xuyên có một số tác động xấu.
Mì ăn liền thơm ngon, dễ chế biến nhưng bạn không nên ăn nhiều. Ảnh minh họa: AI
Nghiên cứu trên 6.440 người trưởng thành ở Hàn Quốc cho thấy nhóm hay dùng mì ăn liền thu nạp lượng protein, phốt pho, canxi, sắt, kali và các loại vitamin thấp hơn người bình thường.
Thêm vào đó, những người hay dùng mì ăn liền cũng tiêu thụ ít rau, trái cây, các loại hạt, thịt và cá. Họ dễ tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, mỡ bụng dư thừa, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao.
Ngoài ra, mì ăn liền thường có rất nhiều muối. Một gói mì chứa 1,76g natri tương đương 88% lượng khuyến nghị 2g của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Natri (thành phần chính trong muối) là khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, hấp thụ quá mức natri có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ. Ở một số người nhạy cảm, chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim và thận.
Không ăn mì tôm sống
Một số người đặc biệt là trẻ em có sở thích ăn mì tôm sống, thậm chí trộn thêm gia vị cho đậm đà.
Theo Tribune Online, tiêu thụ mì sống khiến hệ tiêu hóa khó phân hủy thức ăn thành từng phần để tiêu hóa dễ dàng, dẫn tới chứng khó tiêu. Tình trạng này kéo dài có khả năng gây đau bụng khi ruột không thể bài tiết chất thải.
Hàm lượng cao muối, chất bảo quản trong mì không có lợi cho cơ thể khi ăn ở dạng thô, hấp thụ nhiều có nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường. Khi nấu chín, hàm lượng các chất trên có thể giảm bớt.
Ăn mì sống cũng có hại cho sức khỏe tim mạch. Chất béo, muối trong mì có thể làm tắc nghẽn dòng máu chảy đến tim. Điều này khiến người ăn dễ mắc các bệnh tim khác nhau.
Danh sách các nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất. Số liệu năm 2017 của Hiệp hội mì ăn liền thế giới. Ảnh: Jakarta Post
Không ăn trước khi đi ngủ
Theo Lancashire Times, giống như tất cả các loại thực phẩm siêu chế biến, mì ăn liền có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn, khó ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn.
Mặc dù loại mì này có thể cung cấp sắt, vitamin B và mangan nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Thêm vào đó, lượng muối trong mì có thể khiến người ăn rơi vào tình trạng khát nước, mệt mỏi ban đêm.