Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Bà Năm bán hủ tíu và nhiều người buôn bán trong chợ ở quê tôi từng bước lún sâu nợ nần vì tiêu xài, cá độ.
Dạo này tôi nghe rất nhiều câu chuyện kể về tín dụng đen tràn lan, và có nhiều nạn nhân của tín dụng đen. Tôi không hề đồng tình với việc cho vay với mức lãi mấy trăm phần trăm một năm. Nhưng tôi đặt lại câu hỏi với những người đi vay là tại sao họ chấp nhận vay nặng lãi như vậy?
Mẹ tôi là người cho vay tiền góp ở quê, nên tôi thấy rất nhiều trường hợp tự họ làm khó mình rồi lại than vãn. Bà Năm bán hủ tiếu mượn tiền mẹ tôi để làm ăn, từ cái xe hủ tiếu ở góc đường sau nhiều năm làm thì dựng được cái tiệm ở chỗ đó rồi đần dà có của ăn của để, có tiền mua vài mảnh đất xây nhà.
Nhưng sau đó vì ham số đề mà tài sản bay đi rất nhanh. Chỉ vì vài lần trúng đề rồi nghĩ "mình làm ăn cực khổ chục năm mới được một, hai căn nhà, mình mà trúng số một lần thì có mấy chục căn".
Sau khi lún nợ thì phải đi vay nặng lãi, vì mẹ tôi chỉ cho người ta mượn để buôn bán làm ăn, vì cho vay ít thì ai chăm làm mới lâu bền. Còn dân cho lãi cao thì thấy có sẵn nhà sẵn xe thì khi lãi lên nhanh thì họ đến xiết nhà, xiết xe.
Sau khi mất hết tài sản, bà Năm không còn tiền để chơi số đề thì quay lại làm ăn như xưa rồi gặp mẹ tôi mượn chút vốn làm ăn lại, rồi khi có chút xíu tiền bạc thì lại lao vào lô đề để nhanh có lại nhà cửa, rồi lại trốn nợ...
Một gia đình khác bán cơm, họ chí thú làm ăn, cơm ngon, quán đắt, rồi cũng bắt đầu có tiền nhiều hơn. Khi có tiền nhiều hơn thì họ cũng tiêu xài nhiều hơn, rồi bán càng đắt thì xài càng nhiều, khi tiền xài nhiều hơn phần kiếm được thì đâm ra thiếu, rồi phải đi mượn tiền bù vào để làm ăn tiếp, từ từ bị lún nợ lúc nào không hay. Chung quy là do không biết quản lý tài chính.
Nhưng cái khổ là họ đã quen tiêu xài mà không giảm bớt được thì chi nhiều hơn thu, lúc này họ không còn mượn tiền không còn để làm ăn nữa, rồi những người cho vay như mẹ tôi cũng không dám vướng vào, thì họ tìm đến vay nặng lãi rồi dần dần mất nhà, mất xe.
Hoặc có những người khác buôn bán nhỏ trong chợ, mượn tiền để làm ăn, nhưng không chí thú làm ăn, làm một đồng ăn hai đồng, không thèm trả nợ, bị đòi nợ quá, họ bỏ xứ.
Nhưng thời gian ngắn thôi là về, vì ở tại quê mà còn chai lỳ mượn tiền không trả, bán trái cây dỏm, cá ươn, đến người thân còn không dám dây vào thì một mình xứ khác không có vốn làm ăn, không quen biết mượn tiền của ai để làm, chỉ có người cho vay nặng lãi mới dám.
Một gia đình khác thì buôn bán trong chợ cũng khá lắm. Tiền bạc có đều đều, nhưng người chồng thích cá độ đá banh nên vay nặng lãi "xuống xác" là bình thường. Rồi cứ khi thua độ thiếu nợ thì người vợ lại trả, rồi người vợ lại mượn tiền làm ăn, rùi lại trả nợ cá độ của chồng. Hầu như những trường hợp vay nặng lãi tôi biết đều là do bản thân họ sai, dần dà dẫn đến vay nặng lãi.
Chỉ có một số ít hoàn cảnh gia đình có người bị tai biến, ung thư mà phải mượn nợ, những trường hợp như vậy thì mẹ tôi cho tiền để họ chạy chữa, hoặc bớt tiền lãi vì họ cố gắng mà không được chứ không phải họ lười nhác.
Quay lại câu chuyện tín dụng đen, app cho vay thì người cho vay chắc chắn là xấu rồi, nhưng người đi vay thì sao? Có người sau khi vay app thì tìm vào các hội nhóm để học cách bùng nợ app cho vay, nhưng thật ra là bị chăn dắt sập bẫy nợ ở một nơi khác.
Mệt mỏi là người thân của con nợ bị phá rối. Trong câu chuyện về bà Năm bán hủ tiếu, bà ấy cũng vay nặng lãi cũng lún nợ. Bà ấy có mượn tiền từ những người cho vay buôn bán như mẹ tôi, cũng vay tiền đứng, vay nóng.
Đến khi vỡ nợ, nếu mọi người đều xiết nợ, thì số tiền mà mỗi chủ nợ lấy được đều rất nhỏ so với phần còn lại, nên tất cả chủ nợ cần làm là để yên cho bả làm trả nợ, tiền trả nợ sẽ chia ra cho các chủ, và không được cho bà Năm vay nóng để chơi lô đề.
Dạo này tôi nghe rất nhiều câu chuyện kể về tín dụng đen tràn lan, và có nhiều nạn nhân của tín dụng đen. Tôi không hề đồng tình với việc cho vay với mức lãi mấy trăm phần trăm một năm. Nhưng tôi đặt lại câu hỏi với những người đi vay là tại sao họ chấp nhận vay nặng lãi như vậy?
Mẹ tôi là người cho vay tiền góp ở quê, nên tôi thấy rất nhiều trường hợp tự họ làm khó mình rồi lại than vãn. Bà Năm bán hủ tiếu mượn tiền mẹ tôi để làm ăn, từ cái xe hủ tiếu ở góc đường sau nhiều năm làm thì dựng được cái tiệm ở chỗ đó rồi đần dà có của ăn của để, có tiền mua vài mảnh đất xây nhà.
Nhưng sau đó vì ham số đề mà tài sản bay đi rất nhanh. Chỉ vì vài lần trúng đề rồi nghĩ "mình làm ăn cực khổ chục năm mới được một, hai căn nhà, mình mà trúng số một lần thì có mấy chục căn".
Sau khi lún nợ thì phải đi vay nặng lãi, vì mẹ tôi chỉ cho người ta mượn để buôn bán làm ăn, vì cho vay ít thì ai chăm làm mới lâu bền. Còn dân cho lãi cao thì thấy có sẵn nhà sẵn xe thì khi lãi lên nhanh thì họ đến xiết nhà, xiết xe.
Sau khi mất hết tài sản, bà Năm không còn tiền để chơi số đề thì quay lại làm ăn như xưa rồi gặp mẹ tôi mượn chút vốn làm ăn lại, rồi khi có chút xíu tiền bạc thì lại lao vào lô đề để nhanh có lại nhà cửa, rồi lại trốn nợ...
Một gia đình khác bán cơm, họ chí thú làm ăn, cơm ngon, quán đắt, rồi cũng bắt đầu có tiền nhiều hơn. Khi có tiền nhiều hơn thì họ cũng tiêu xài nhiều hơn, rồi bán càng đắt thì xài càng nhiều, khi tiền xài nhiều hơn phần kiếm được thì đâm ra thiếu, rồi phải đi mượn tiền bù vào để làm ăn tiếp, từ từ bị lún nợ lúc nào không hay. Chung quy là do không biết quản lý tài chính.
Nhưng cái khổ là họ đã quen tiêu xài mà không giảm bớt được thì chi nhiều hơn thu, lúc này họ không còn mượn tiền không còn để làm ăn nữa, rồi những người cho vay như mẹ tôi cũng không dám vướng vào, thì họ tìm đến vay nặng lãi rồi dần dần mất nhà, mất xe.
Hoặc có những người khác buôn bán nhỏ trong chợ, mượn tiền để làm ăn, nhưng không chí thú làm ăn, làm một đồng ăn hai đồng, không thèm trả nợ, bị đòi nợ quá, họ bỏ xứ.
Nhưng thời gian ngắn thôi là về, vì ở tại quê mà còn chai lỳ mượn tiền không trả, bán trái cây dỏm, cá ươn, đến người thân còn không dám dây vào thì một mình xứ khác không có vốn làm ăn, không quen biết mượn tiền của ai để làm, chỉ có người cho vay nặng lãi mới dám.
Một gia đình khác thì buôn bán trong chợ cũng khá lắm. Tiền bạc có đều đều, nhưng người chồng thích cá độ đá banh nên vay nặng lãi "xuống xác" là bình thường. Rồi cứ khi thua độ thiếu nợ thì người vợ lại trả, rồi người vợ lại mượn tiền làm ăn, rùi lại trả nợ cá độ của chồng. Hầu như những trường hợp vay nặng lãi tôi biết đều là do bản thân họ sai, dần dà dẫn đến vay nặng lãi.
Chỉ có một số ít hoàn cảnh gia đình có người bị tai biến, ung thư mà phải mượn nợ, những trường hợp như vậy thì mẹ tôi cho tiền để họ chạy chữa, hoặc bớt tiền lãi vì họ cố gắng mà không được chứ không phải họ lười nhác.
Quay lại câu chuyện tín dụng đen, app cho vay thì người cho vay chắc chắn là xấu rồi, nhưng người đi vay thì sao? Có người sau khi vay app thì tìm vào các hội nhóm để học cách bùng nợ app cho vay, nhưng thật ra là bị chăn dắt sập bẫy nợ ở một nơi khác.
Mệt mỏi là người thân của con nợ bị phá rối. Trong câu chuyện về bà Năm bán hủ tiếu, bà ấy cũng vay nặng lãi cũng lún nợ. Bà ấy có mượn tiền từ những người cho vay buôn bán như mẹ tôi, cũng vay tiền đứng, vay nóng.
Đến khi vỡ nợ, nếu mọi người đều xiết nợ, thì số tiền mà mỗi chủ nợ lấy được đều rất nhỏ so với phần còn lại, nên tất cả chủ nợ cần làm là để yên cho bả làm trả nợ, tiền trả nợ sẽ chia ra cho các chủ, và không được cho bà Năm vay nóng để chơi lô đề.