Ba ngày chạm trán các 'sát thủ rừng Amazon' của khách Việt

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Những ngày sống trong rừng Amazon, anh Hiếu gặp 3 "sát thủ" nổi tiếng là trăn anaconda, cá sấu đen caiman và piranha.

Hoàng Phụng Hiếu, 41 tuổi, ở Hà Nội, thực hiện chuyến du lịch 14 ngày đến Ecuador và Peru vào cuối tháng 11/2023. Anh dành 3 ngày sống trong rừng Amazon - rừng mưa lớn nhất thế giới với diện tích hơn 5,5 triệu km2. Lưu vực Amazon nằm trong lãnh thổ của 9 nước Nam Mỹ gồm Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Rurinam và Guyana thuộc Pháp. Vùng Amazon anh ghé thăm nằm tại Peru.

Anh Hiếu khoác trăn đỏ lên vai khi đến rừng Amazon. Trăn xanh anaconda được nuôi trong chuồng phía sau chỗ anh Hiếu đứng.


Anh Hiếu khoác trăn đỏ lên vai khi đến rừng Amazon. Trăn xanh anaconda được nuôi trong chuồng phía sau chỗ anh Hiếu đứng.

"Sát thủ" đầu tiên Hiếu gặp là anaconda, loài trăn xanh Nam Mỹ bản xứ. Theo NatGeo, trăn anaconda sống trong tự nhiên có thể dài hơn 9 mét, nặng tương đương xe buýt chở học sinh và là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới. George, hướng dẫn viên của anh Hiếu, cho biết những con trăn lớn rất hiếm gặp. Các nhà khoa học phải dành thời gian ở lâu và vào sâu bên trong rừng mới có thể bắt gặp loài này.

Trăn gấm, anaconda hay trăn đá châu Phi có khả năng tấn công chớp nhoáng và dễ dàng xiết chết, thậm chí nuốt chửng đồng loại hoặc con người. Từng có hai trường hợp trăn gấm ăn thịt người được ghi nhận ở Indonesia, theo Newsflare.

Trăn anaconda anh Hiếu được tận mắt thấy là trăn nuôi trong làng của người bản địa, nằm cạnh sông Amazon và cách khách sạn lưu trú khoảng 15-20 phút đi thuyền máy. Trăn to bằng cổ tay người lớn và "không đáng sợ như trên tivi". Anh Hiếu được giới thiệu hai con trăn xanh và đỏ và được người nuôi hướng dẫn cách cho con trăn lên vai khoác, chụp ảnh.


Bình minh trên sông Amazon. Ảnh: NVCC

Lười Amazon được nuôi tại làng nơi anh Hiếu ghé thăm. Ảnh: NVCC

Nhóm khách Việt chụp ảnh check in rừng Amazon. Ảnh: NVCC

Hoàng hôn trên sông Amazon. Ảnh: NVCC

Bình minh trên sông Amazon. Ảnh: NVCC

Lười Amazon được nuôi tại làng nơi anh Hiếu ghé thăm. Ảnh: NVCC




1 / 4


Người dân trong làng tự cung tự cấp, đánh cá, trồng lúa, chuối, dừa, nuôi gà, lợn. Khi cần đồ dùng sinh hoạt họ sẽ chất các nông sản mình có lên thuyền máy và chở đến Quito trao đổi. Người dân làm thêm đồ thủ công như tết len hình con lười để bán cho khách.

Đêm ngày thứ hai ở trong rừng, anh Hiếu theo tour săn cá sấu đen caiman trên sông. Hướng dẫn viên cho xuồng máy đi gần bờ, chiếu đèn vào các bụi cỏ gần mép nước để tìm kiếm. Anh cho biết phải rất tinh mắt mới có thể nhìn thấy cá sấu với đôi mắt đỏ. "Hướng dẫn viên nói với tôi có những con caiman dài đến 13 m", anh Hiếu nói.

Listverse, website tin tức và là đối tác của CNN, BBC, xếp loài vật này vào top 10 thủy quái hung tợn trên sông Amazon. Nó có thể ăn thịt bất cứ thứ gì ở gần, kể cả trăn anaconda. Năm 2010, nhà sinh học Deise Nishimura mất một chân khi chiến đấu với một con cá sấu đen caima sau 8 tháng con vật này trốn dưới thuyền của bà. Tuy nhiên, cuộc săn cá sấu đêm đó không khiến anh Hiếu sợ hãi. Hướng dẫn viên của anh cho biết cá sấu không phải loại nhìn thấy con người là lao vào tấn công và khách được đảm bảo an toàn khi tham gia tour.

Nhà cây nơi đoàn anh Hiếu ở khi đến Amazon.

Nhà cây nơi đoàn anh Hiếu ở khi đến Amazon.


Chim ưng rừng Amazon. Ảnh: NVCC

Bên trong nhà cây. Ảnh: NVCC

Nhóm du khách Việt chụp ảnh trên sông Amazon. Ảnh: NVCC

Góc "chill" của anh Hiếu tại nhà cây. Ảnh: NVCC

Chim ưng rừng Amazon. Ảnh: NVCC

Bên trong nhà cây. Ảnh: NVCC




1 / 4


Sau khi săn cá sấu, hướng dẫn viên tắt đèn, dừng xuồng máy khoảng hai phút để du khách ngắm sao. Hàng nghìn vì sao trên bầu trời chiếu sáng khúc sông, xung quanh là tiếng côn trùng kêu. "Dải ngân hà đẹp nhất tôi từng thấy, lộng lẫy", anh Hiếu nói.

Ngày thứ ba, anh theo chân George đến một nhánh sông nhỏ cũng thuộc sông Amazon để câu piranha. Theo CNN, cá piranha chuyên dùng hàm răng để nhai xương và xé thịt, giống như dao trong nhà bếp. Tuy nhiên, chúng hiếm khi điên cuồng kiếm ăn và tấn công con người, trừ khi bị quấy rầy trong lúc đang giao phối hay bảo vệ trứng vào mùa mưa. George cho biết không phải chỗ nào trên sông cũng có cá piranha sinh sống.

Nhóm du khách được yêu cầu mặc áo phao và dừng lại trên một khúc sông để câu cá. Nếu những loài cá khác cần để cần câu tĩnh lặng thì piranha chỉ bị thu hút ở vùng nước động. Do vậy mỗi khi câu, George dùng cần đập mạnh nhiều lần lên mặt nước nhằm dẫn loài cá này đến. "Mỗi hướng dẫn viên câu được piranha. Chúng tôi toàn câu được loại cá khác", nam du khách Việt cho biết.

Anh Hiếu chụp cùng George, hướng dẫn viên người Peru khi đang đi xuồng máy trên sông Amazon.

Anh Hiếu chụp cùng George, hướng dẫn viên người Peru khi đang đi xuồng máy trên sông Amazon.

Đoàn anh Hiếu thưởng thức món cá piranha vừa câu được rán giòn vào bữa trưa. Cá piranha "gần giống cá chim tại Việt Nam" và mùi vị cũng tương tự, theo nam du khách.

Lúc ngồi thuyền, anh Hiếu lần đầu được tận mắt thấy vẹt Nam Mỹ với bộ lông sặc sỡ, chim ưng và thấy thú vị vì trước đây vẫn nghĩ vẹt Nam Mỹ to. "Những thứ tôi nghĩ là to thì tận mắt lại rất bé, những con vật tôi nghĩ bé thì chúng lại rất to", anh Hiếu nói.

Ba tour anh Hiếu tham gia đều theo chương trình của khách sạn Treehouse Lodge anh lưu trú. Đây là một trong 10 nhà cây độc đáo nhất thế giới, nằm cạnh dòng Amazon, có 8 dãy phòng bungalow và tiếp cận bằng xuồng máy. Mỗi ngôi nhà được xây dựng với đường kính 5 m, có rào chắn, rèm cửa để chắn côn trùng cùng hệ thống dây leo, cầu thang bằng gỗ để khách trèo lên. Các phòng được thông với nhau bằng các cầu treo gỗ và đủ cách xa để tạo không gian riêng tư. Giá phòng từ hơn 16 triệu đồng, theo Booking.


Một con rắn không độc tại rừng Amazon được anh Hiếu chụp trong chuyến săn thú đêm. Ảnh: NVCC

Anh Hiếu câu cá trên sông. Ảnh: NVCC

Cá piranha rán. Ảnh: NVCC

Săn cá sấu caiman. Ảnh: NVCC

Chim cốc di cư đậu trên sông. Ảnh: NVCC

Một con rắn không độc tại rừng Amazon được anh Hiếu chụp trong chuyến săn thú đêm. Ảnh: NVCC

Anh Hiếu câu cá trên sông. Ảnh: NVCC





1 / 5


Anh Hiếu ấn tượng với cách xây dựng nhà cây "lựa theo tự nhiên". Thay vì chặt cây cối trong rừng để lấy chỗ trống làm nhà, các phòng ở độ cao vài chục đến hàng trăm mét không gây tổn hại cho thân cây. Chủ khách sạn là một doanh nhân người Mỹ. Mỗi năm, ông đến khách sạn 1-2 lần cùng đoàn chuyên gia, kiến trúc sư để bảo dưỡng các căn nhà.

Anh Hiếu nói hệ thống rừng và sông Amazon "gần giống Việt Nam" vì có chung hệ sinh thái là rừng mưa. "Những du khách đi cùng tôi nói rằng khung cảnh sông nước, rừng cây không khác gì Tiền Giang, Hậu Giang", anh Hiếu nói. Tuy nhiên, Amazon rộng lớn và hoành tráng hơn.


Về ăn uống, anh Hiếu thấy "không có gì khác biệt so với phần còn lại của thế giới". "Nhiều người hỏi tôi có được ăn đặc sản thú rừng ở Amazon không. Chúng tôi ăn đồ Âu và đồ địa phương như cá bắt từ sông. Ở đây mọi người không săn bắt thú rừng", anh Hiếu nói.

Chuyến đi là trải nghiệm đáng nhớ với anh vì hoàn thành mục tiêu đặt chân đến 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do New 7 Wonders bình chọn. 6 kỳ quan còn lại gồm: vịnh Hạ Long Việt Nam, đảo Jeju Hàn Quốc, thác nước Iguazu thuộc Brazil và Argentina, núi Bàn Nam Phi, đảo Komodo Indonesia, sông ngầm Puerto Princesa Philippines. Ba kỳ quan vịnh Hạ Long, đảo Jeju và núi Bàn anh Hiếu đã đặt chân đến từ nhiều năm trước. 4 kỳ quan còn lại anh ghé thăm từ tháng 8/2022 đến nay.

Điểm trừ duy nhất của chuyến đi là "bay quá dài" với tổng thời gian 30 tiếng cho một chiều, transit liên tục 2-3 nơi. "Nhưng cứ đi mãi rồi cũng đến", anh nói.


Ngôi làng anh Hiếu ghé thăm ở Peru. Ảnh: NVCC

Nấm rừng Amazon. Ảnh: NVCC

Nấm rừng Amazon. Ảnh: NVCC

Ngôi làng anh Hiếu ghé thăm ở Peru. Ảnh: NVCC

Nấm rừng Amazon. Ảnh: NVCC



1 / 3


Anh nhận thấy Peru đã bảo vệ rừng mưa và hệ sinh thái "rất tốt". Họ không săn bắt thú rừng để làm "đặc sản" phục vụ khách mà đồ ăn được chuyển từ thành phố vào trong rừng để bảo vệ môi trường. "Phải đi mới biết thế giới của chúng ta rất đẹp và cần chung tay bảo vệ để hành tinh mãi đẹp", anh Hiếu nói.
 
Bên trên