Võ Xuân Trường
Well-known member
Bạc Liêu sẽ mở rộng Di tích quốc gia đặc biệt Tháp cổ Vĩnh Hưng
Sau khi được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (được gọi là Tháp cổ Vĩnh Hưng, Bạc Liêu) sẽ được tỉnh Bạc Liêu mở rộng từ 3 – 4 ha.
Tháp cổ Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) sẽ được mở rộng sau khi được công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Nhật Hồ
Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng, sau khi có chuyến khảo sát thực tế tại Tháp cổ Vĩnh Hưng.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị Sở Văn hoá Thể thao Du lịch, huyện Vĩnh Lợi sau khi được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt thì yêu cầu quy hoạch mở rộng từ 3 - 5ha.
Để thực hiện việc mở rộng và nâng cấp di tích, ông Ngô Vũ Thăng đề nghị huyện Vĩnh Lợi có phương án di dời chùa Phước Bửu bên trong di tích để thuận tiện cho việc phát huy giá trị. Đồng thời, Sở Văn hoá Thể thao Du lịch cần mời chuyên gia tư vấn xem mở rộng diện tích bao nhiêu, về hướng nào cho phù hợp, phát huy cao nhất giá trị của di tích quốc gia đặc biệt.
Ngôi chùa trong khuôn viên Tháp cổ Vĩnh Hưng được đề nghị di dời. Ảnh: Nhật Hồ
Trước đó, ngày 18.7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Tháp Vĩnh Hưng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Theo nhiều nghiên cứu khảo cổ được thực hiện quanh tháp Vĩnh Hưng năm 1911, ông Lunet de Lajonquiere - một học giả người Pháp, cũng chính là người tìm thấy và đặt cho tháp cái tên Trà Long. Vào năm 1917, ông Henri Parmentier - một nhà khảo cổ học khác đã tiếp tục tìm hiểu và công bố kết quả khảo cổ trên tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp với tên gọi là tháp Lục Hiền.
Tháng 5.1990, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội TP Hồ Chí Minh mới đến khảo sát và họ đã tìm thấy một số hiện vật độc đáo của nền văn hóa Óc Eo như tượng đá sa thạch, bàn nghiền, đồ gốm... Trong số này có tấm bia cổ được tìm thấy trong chùa Phước Bửu Tự nằm cạnh tháp, trên có khắc tiếng Phạn đã ghi rõ thời gian xây dựng tháp Vĩnh Hưng vào khoảng năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, đặc biệt trên tấm bia còn khắc tên của nhà vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX).
Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một khu đất có diện tích khoảng 100m2, chiều cao tháp cổ cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 50m. Tháp cao khoảng 8,2m (tính từ nền tháp).
Phần tường chân tháp dày khoảng 1,8 m, càng lên cao tường càng mỏng dần, phần mái tường được thiết kế dốc dần lên phía đỉnh tháp tạo thành hình vòm cuốn. Phần cửa tháp quay về hướng tây nam, khác với tháp cổ Bình Thạnh Tây Ninh và các tháp cổ khác của người Chăm ở miền trung, các tháp này thường có phần cửa chính quay về hướng đông.
Vì tháp cổ Vĩnh Hưng đã tồn tại hàng nghìn năm, trải qua nắng mưa và thăng trầm của lịch sử nên phía bên ngoài tháp đã bị rong rêu vây kín và bong tróc khá nhiều. Trong quá trình khảo sát, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật quý, hiện có đến 5 hiện vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Sau khi được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (được gọi là Tháp cổ Vĩnh Hưng, Bạc Liêu) sẽ được tỉnh Bạc Liêu mở rộng từ 3 – 4 ha.
![Bạc Liêu sẽ mở rộng Di tích quốc gia đặc biệt Tháp cổ Vĩnh Hưng](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/8/2/1375066/Thap-Co-Vinh-Hung-Am-01.jpg)
Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng, sau khi có chuyến khảo sát thực tế tại Tháp cổ Vĩnh Hưng.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị Sở Văn hoá Thể thao Du lịch, huyện Vĩnh Lợi sau khi được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt thì yêu cầu quy hoạch mở rộng từ 3 - 5ha.
Để thực hiện việc mở rộng và nâng cấp di tích, ông Ngô Vũ Thăng đề nghị huyện Vĩnh Lợi có phương án di dời chùa Phước Bửu bên trong di tích để thuận tiện cho việc phát huy giá trị. Đồng thời, Sở Văn hoá Thể thao Du lịch cần mời chuyên gia tư vấn xem mở rộng diện tích bao nhiêu, về hướng nào cho phù hợp, phát huy cao nhất giá trị của di tích quốc gia đặc biệt.
![Ngôi chùa trong khuôn viên Tháp cổ Vĩnh Hưng, Bạc Liêu được đề nghị di dời khỏi di tích. Ảnh: Nhật Hồ](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/8/2/1375066/Thap-Co-Chua.jpg)
Trước đó, ngày 18.7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Tháp Vĩnh Hưng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Theo nhiều nghiên cứu khảo cổ được thực hiện quanh tháp Vĩnh Hưng năm 1911, ông Lunet de Lajonquiere - một học giả người Pháp, cũng chính là người tìm thấy và đặt cho tháp cái tên Trà Long. Vào năm 1917, ông Henri Parmentier - một nhà khảo cổ học khác đã tiếp tục tìm hiểu và công bố kết quả khảo cổ trên tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp với tên gọi là tháp Lục Hiền.
Tháng 5.1990, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội TP Hồ Chí Minh mới đến khảo sát và họ đã tìm thấy một số hiện vật độc đáo của nền văn hóa Óc Eo như tượng đá sa thạch, bàn nghiền, đồ gốm... Trong số này có tấm bia cổ được tìm thấy trong chùa Phước Bửu Tự nằm cạnh tháp, trên có khắc tiếng Phạn đã ghi rõ thời gian xây dựng tháp Vĩnh Hưng vào khoảng năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, đặc biệt trên tấm bia còn khắc tên của nhà vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX).
Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một khu đất có diện tích khoảng 100m2, chiều cao tháp cổ cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 50m. Tháp cao khoảng 8,2m (tính từ nền tháp).
Phần tường chân tháp dày khoảng 1,8 m, càng lên cao tường càng mỏng dần, phần mái tường được thiết kế dốc dần lên phía đỉnh tháp tạo thành hình vòm cuốn. Phần cửa tháp quay về hướng tây nam, khác với tháp cổ Bình Thạnh Tây Ninh và các tháp cổ khác của người Chăm ở miền trung, các tháp này thường có phần cửa chính quay về hướng đông.
Vì tháp cổ Vĩnh Hưng đã tồn tại hàng nghìn năm, trải qua nắng mưa và thăng trầm của lịch sử nên phía bên ngoài tháp đã bị rong rêu vây kín và bong tróc khá nhiều. Trong quá trình khảo sát, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật quý, hiện có đến 5 hiện vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia.