BÀI HỌC CUỘC SỐNG 10 cách giải quyết áp lực cuộc sống hiệu quả nhất

KIEUMY

Bùi Kiều My
1. Chia sẻ với mọi người
Áp lực cuộc sống sẽ trở thành gánh nặng rất lớn nếu bạn tự một mình ôm hết những áp lực ấy. Lâu ngày bạn sẽ mệt mỏi và căng thẳng vì nó. Thế nên hãy chia sẻ với người bạn đời của mình, đồng nghiệp, bạn bè, người thân,… việc trò chuyện sẽ giúp bạn giải tỏa hết mệt mỏi, căng thẳng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của họ về vấn đề mình gặp phải, khi có được sự thông cảm và an ủi từ đối phương bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Đặc biệt hãy cân nhắc người bạn chia sẻ nhé, lựa chọn người bạn cảm giác tin tưởng nhất nhé!
2. Đọc sách
Đọc sách là một thói quen tích cực, một số người sẽ cho rằng đang căng thẳng mà ôm một đống chữ sẽ rất khó vào đầu, tuy nhiên khi đọc sách bạn cần phải tập trung. Điều này sẽ giảm bớt áp lực cho bạn, hãy tìm một nơi thật yên tĩnh sau đó ngồi làm bạn với sách nhé! Thật thú vị khi bạn có thể vừa tiếp thu thêm nguồn kiến thức và giải tỏa được áp lực đúng không nào?
Có rất nhiều cách để bạn hình thành thói quen này như một kỹ năng trong cuộc sống. Nếu bạn là một người bận rộn trong cuộc sống vậy thì có thể áp dụng cách, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn dành ra 10-20 phút để đọc sách.
3. Viết nó ra
Nếu không có lắng nghe hoặc bạn không muốn truyền năng lượng tiêu cực đến mọi người vậy hãy áp dụng cách viết. Dùng những con chữ để an ủi bản thân cũng là một cách tuyệt vời để giải tỏa áp lực. Có thể đọc những bài viết an ủi hoặc viết những gì có tác động tích cực đến cuộc sống của bạn. Viết nhật ký mỗi ngày có thể giúp bạn trút hết mọi mệt mỏi ra bên ngoài.
4. Nhìn nhận mọi thứ ở góc độ tích cực nhất
Có câu: “Sướng khổ tại tâm”. Đúng vậy, cuộc sống này diễn ra như thế nào đều phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận và đối xử với bản thân. Tại sao có người vẫn có thể cân bằng cảm xúc kể cả lúc đứng trong bão giông. Bởi vì họ biết cân bằng cuộc sống, họ xem khó khăn như một trải nghiệm trong cuộc sống. Thế nên, khi có bất cứ điều gì khó khăn xảy ra bạn hãy suy nghĩ nó dưới góc độ tích cực nhất, bởi làm gì cũng không thể thay đổi vậy thì chi bằng hãy tiếp nhận nó một cách tích cực nhất!
5. Không tìm đến chất kích thích
Có rất nhiều người khi gặp stress và áp lực cuộc sống họ thường sẽ tìm đến chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… về lâu về dài nó sẽ biến thành thói quen của bạn lúc nào không hay. Những thói quen tiêu cực như thế này cần phải loại bỏ, bởi theo thời gian sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngay từ ngày hôm nay, thay vì hút thuốc, uống rượu bia hãy tập làm quen với những thói quen tốt như đọc sách, viết lách,…
6. Tập thiền
Theo chứng minh, tập thiền giúp giảm những cơn đau thần kinh tọa, cải thiện tuần hoàn máu tốt, giải phóng căng thẳng não. Thiền còn giúp những ai lao động trí óc giảm bớt stress, thế nên hãy hình thành cho bản thân thói quen tập thiền. Tâm hồn và trái tim của bạn sẽ được thanh lọc một cách tốt nhất.
7. Hạn chế sử dụng điện thoại
Có nhiều lúc stress bạn sẽ chìm trong sự chán nản và lướt web, nghịch điện thoại. Đây chưa hẳn là cách nhất để bạn giải tỏa áp lực. Hãy tối giản cuộc sống bằng cách hạn chế sử dụng điện thoại di động. Đừng để bạn bị phụ thuộc vào nó quá nhiều.
8. Đi bộ
Đi bộ sẽ giúp bạn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, cân bằng lại cuộc sống. Đi bộ còn giúp bạn nâng cao sức khỏe. Thế nên nếu lúc nào cảm thấy công việc quá áp lực hãy tắt điện thoại di động, đi bộ bạn nhé!
9. Dành thời gian cho bản thân
Cuộc sống bận rộn đôi khi rất tốt, nó sẽ giúp bạn không có thời gian nghĩ đến những chuyện buồn hay áp lực công việc. Thế nhưng nếu bạn dành hết tất cả thời gian cho công việc mà không có thời gian cho bản thân thì bạn sẽ rất dễ gặp stress. Thế nên dù cuộc sống hiện tại có bận rộn như thế nào cũng đừng quên dành thời gian cho bản thân bạn nhé!
10. Quản lý thời gian của bạn thật tốt
Có lẽ nghe đến đây nhiều người thắc mắc quản lý thời gian có ảnh hưởng như thế nào đến việc giải tỏa áp lực cuộc sống? Nếu khi bạn sắp xếp công việc một cách khoa học nhất, đó là không ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc thì bạn sẽ ít bị áp lực hơn. Nhiều người có xu hướng đợi gần đến hạn công việc mới bắt tay vào làm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện được cuộc sống, thân!
 
Bên trên