Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Bài học trekking của gia đình khách Mỹ
Mang nhiều đồ nhưng không chuẩn bị đủ nước uống, gia đình Victoria rơi vào tình trạng mất nước khi đi trekking tại đường mòn Appalachian.
Đường mòn Appalachian là cung đường trekking dài nhất thế giới, trải dài khoảng 3.540 km qua 14 bang ở miền đông nước Mỹ, từ Georgia đến Maine. Tuyến đường được xây dựng năm 1937, thu hút hơn ba triệu du khách mỗi năm nhờ cảnh quan thiên nhiên đa dạng và thử thách hấp dẫn.
Victoria cùng chồng và hai cậu con trai 13 và 15 tuổi, sống ở New Jersey, đã duy trì hoạt động trekking trong gần 20 năm. Tuy nhiên, chuyến đi ba ngày tại đường mòn Appalachian để lại cho cô bài học đắt giá.
Victoria cùng hai con trai trong chuyến đi. Ảnh: Victoria Marie Lees
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 459.531px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Victoria cùng hai con trai trong chuyến đi. Ảnh: Victoria Marie Lees
Trước chuyến đi, Victoria phân tích bản đồ và độ cao, tìm bãi đậu xe gần đường mòn và đóng gói một số nhu yếu phẩm vào balô.
Chủ nhân trang blog Victoria Marie Lees nhận ra mình đã mắc sai lầm quan trọng khi chuẩn bị hành lý. Cô đem nhiều loại thực phẩm đóng hộp vì nghĩ rằng các lon chứa có thể được sử dụng như nồi nấu. Ngoài ra, hành lý của cô còn có các loại hạt mặn và bánh quy, túi đựng thực phẩm, quần áo, giày dép, lều và túi ngủ. Nhưng lượng nước cô chỉ mang vừa đủ vì dự định sẽ đến các nguồn nước tự nhiên đã được đánh dấu trên bản đồ để lấy thêm.
Victoria và chồng đi chậm hơn so với hai đứa con trai vì phải đeo ba lô nặng, do đó không đến được điểm có nước dự kiến vào ngày đầu tiên. Ngoài ra, người mẹ hai con đã tính toán sai lượng nước dự trữ cần thiết cho gia đình, không đủ để đáp ứng nhu cầu trong điều kiện phải vận động nhiều, đổ mồ hôi nhiều khi thời tiết nóng.
Các thành viên bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của tình trạng mất nước vào sáng hôm sau như uể oải, không đói và không đổ mồ hôi.
Họ chỉ dám uống từng ngụm nước nhỏ từ lượng nước cuối cùng trong khi tiếp tục tìm kiếm nguồn nước mới để bổ sung. Gia đình khách Mỹ sau đó tìm được một dòng suối nhỏ bên đường mòn nhưng nước quá đục để có thể sử dụng.
Victoria biết người đi bộ đường dài không nên uống nước từ các con suối nếu chưa qua xử lý, trừ khi nguồn nước đó được đánh dấu là "có thể uống được". Lý do là một số thành phần có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước như động vật hoang dã hoặc trang trại ở thượng nguồn. Ngay cả nước sạch từ dòng suối tự nhiên cũng có thể chứa vi khuẩn mà mắt thường khó nhận thấy, có thể gây bệnh cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Do đó, nữ blogger tìm hiểu cách đun sôi nước theo hướng dẫn nhưng lượng nước tại suối quá ít do hạn hán. Họ tiếp tục đi trong tình trạng thiếu nước và chưa có thức ăn.
Khi đến một con đường sỏi nhỏ giao với đường mòn, cô tìm thấy một bình nước mát mà tổ chức hỗ trợ người đi bộ đường dài để lại. Cô đổ đầy bình nước dự trữ cho gia đình và tiếp tục theo bản đồ đến khu cắm trại, nơi họ có thể lấy nước thoải mái.
Nữ du khách cho rằng sự cố là một bài học kinh nghiệm khi chuẩn bị hành lý cho các chuyến đi bộ đường dài. "Nước là quan trọng nhất, đồ ăn chỉ nên là đồ nhẹ, bổ dưỡng", cô cho biết.
Sau khi trở về, Victoria tìm hiểu thêm về bộ lọc nước và chuẩn bị cho lần trở tại cung đường đi bộ này với balô nhẹ hơn.
Cô cũng nhận ra rằng gia đình chính là yếu tố giúp cô vượt qua khó khăn. "Miễn là gia đình đoàn kết và mạnh mẽ, bất kỳ sai lầm nào mắc phải trên chuyến đi đều có thể vượt qua", Victoria chia sẻ.
Mang nhiều đồ nhưng không chuẩn bị đủ nước uống, gia đình Victoria rơi vào tình trạng mất nước khi đi trekking tại đường mòn Appalachian.
Đường mòn Appalachian là cung đường trekking dài nhất thế giới, trải dài khoảng 3.540 km qua 14 bang ở miền đông nước Mỹ, từ Georgia đến Maine. Tuyến đường được xây dựng năm 1937, thu hút hơn ba triệu du khách mỗi năm nhờ cảnh quan thiên nhiên đa dạng và thử thách hấp dẫn.
Victoria cùng chồng và hai cậu con trai 13 và 15 tuổi, sống ở New Jersey, đã duy trì hoạt động trekking trong gần 20 năm. Tuy nhiên, chuyến đi ba ngày tại đường mòn Appalachian để lại cho cô bài học đắt giá.
Victoria cùng hai con trai trong chuyến đi. Ảnh: Victoria Marie Lees
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 459.531px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Victoria cùng hai con trai trong chuyến đi. Ảnh: Victoria Marie Lees
Trước chuyến đi, Victoria phân tích bản đồ và độ cao, tìm bãi đậu xe gần đường mòn và đóng gói một số nhu yếu phẩm vào balô.
Chủ nhân trang blog Victoria Marie Lees nhận ra mình đã mắc sai lầm quan trọng khi chuẩn bị hành lý. Cô đem nhiều loại thực phẩm đóng hộp vì nghĩ rằng các lon chứa có thể được sử dụng như nồi nấu. Ngoài ra, hành lý của cô còn có các loại hạt mặn và bánh quy, túi đựng thực phẩm, quần áo, giày dép, lều và túi ngủ. Nhưng lượng nước cô chỉ mang vừa đủ vì dự định sẽ đến các nguồn nước tự nhiên đã được đánh dấu trên bản đồ để lấy thêm.
Victoria và chồng đi chậm hơn so với hai đứa con trai vì phải đeo ba lô nặng, do đó không đến được điểm có nước dự kiến vào ngày đầu tiên. Ngoài ra, người mẹ hai con đã tính toán sai lượng nước dự trữ cần thiết cho gia đình, không đủ để đáp ứng nhu cầu trong điều kiện phải vận động nhiều, đổ mồ hôi nhiều khi thời tiết nóng.
Các thành viên bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của tình trạng mất nước vào sáng hôm sau như uể oải, không đói và không đổ mồ hôi.
Họ chỉ dám uống từng ngụm nước nhỏ từ lượng nước cuối cùng trong khi tiếp tục tìm kiếm nguồn nước mới để bổ sung. Gia đình khách Mỹ sau đó tìm được một dòng suối nhỏ bên đường mòn nhưng nước quá đục để có thể sử dụng.
Victoria biết người đi bộ đường dài không nên uống nước từ các con suối nếu chưa qua xử lý, trừ khi nguồn nước đó được đánh dấu là "có thể uống được". Lý do là một số thành phần có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước như động vật hoang dã hoặc trang trại ở thượng nguồn. Ngay cả nước sạch từ dòng suối tự nhiên cũng có thể chứa vi khuẩn mà mắt thường khó nhận thấy, có thể gây bệnh cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Do đó, nữ blogger tìm hiểu cách đun sôi nước theo hướng dẫn nhưng lượng nước tại suối quá ít do hạn hán. Họ tiếp tục đi trong tình trạng thiếu nước và chưa có thức ăn.
Khi đến một con đường sỏi nhỏ giao với đường mòn, cô tìm thấy một bình nước mát mà tổ chức hỗ trợ người đi bộ đường dài để lại. Cô đổ đầy bình nước dự trữ cho gia đình và tiếp tục theo bản đồ đến khu cắm trại, nơi họ có thể lấy nước thoải mái.
Nữ du khách cho rằng sự cố là một bài học kinh nghiệm khi chuẩn bị hành lý cho các chuyến đi bộ đường dài. "Nước là quan trọng nhất, đồ ăn chỉ nên là đồ nhẹ, bổ dưỡng", cô cho biết.
Sau khi trở về, Victoria tìm hiểu thêm về bộ lọc nước và chuẩn bị cho lần trở tại cung đường đi bộ này với balô nhẹ hơn.
Cô cũng nhận ra rằng gia đình chính là yếu tố giúp cô vượt qua khó khăn. "Miễn là gia đình đoàn kết và mạnh mẽ, bất kỳ sai lầm nào mắc phải trên chuyến đi đều có thể vượt qua", Victoria chia sẻ.