Bài toán giữa sự tiện lợi và riêng tư trong kỷ nguyên AI tạo sinh

Kim Hào

Well-known member
AI tạo sinh đang mở ra kỷ nguyên mới trong ngành di động, khiến người dùng thích thú nhưng cũng đặt ra câu hỏi lớn về quyền riêng tư, bảo mật.

Theo CNBC, nhiều người đang say mê sử dụng AI tạo sinh (GenAI), dùng các công cụ mới nhất để xử lý từ vấn đề cá nhân đến công việc. Từ ChatGPT của OpenAI đến Gemini của Google hay Copilot của Microsoft, các mô hình GenAI dần được đưa lên smartphone, khiến chúng càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, số đông bỏ qua những hậu quả tiềm ẩn về quyền riêng tư.

Vấn đề của GenAI trên di động

Để trả lời truy vấn hoặc sáng tạo theo thời gian thực, những mô hình AI tạo sinh như ChatGPT cần khả năng xử lý khổng lồ. Sức mạnh tính toán này là thách thức lớn với chip di động lẫn thời lượng pin của smartphone.

Khả năng AI trên thiết bị cũng bị giới hạn bởi phần cứng. Chỉ những model mới và trang bị chip AI mới có thể chạy GenAI ngay trên máy. Đây cũng là một trong những lý do Apple Intelligence chỉ vận hành được trên những thiết bị từ iPhone 15 Pro trở đi.

Giao diện ChatGPT trên điện thọai. Ảnh: Bảo Lâm


Giao diện ChatGPT trên điện thọai. Ảnh: Bảo Lâm

Để giải quyết vấn đề trên, một lựa chọn phổ biến là sử dụng cloud (đám mây) để chạy mô hình AI. Thông qua kết nối Internet, người dùng truy cập kho dữ liệu khổng lồ và sức mạnh tính toán mạnh mẽ của các server đám mây để dùng GenAI.

Đổi lại, điện thoại của người dùng luôn phải kết nối Internet, dữ liệu cũng được chuyển sang một bên thứ ba, thay vì nằm lại trên thiết bị. Điều này khiến nhiều người e ngại khi GenAI còn mới và những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư của người dùng chưa được quy định một cách cụ thể.


Với AI trên đám mây, người dùng cũng phải tốn thêm phí dịch vụ hàng tháng. Về lâu dài, cách tiếp cận này đặt ra rào cản kinh tế không nhỏ với người dùng phổ thông.

Hybrid AI - kết hợp online và offline

Trong báo cáo phát hành tháng 5/2023 với nội dung "Tương lai AI là kết hợp", Qualcomm cho rằng để AI phát huy tối đa sức mạnh, các mô hình cần được xử lý linh hoạt trên cả đám mây và thiết bị. Việc kết hợp sẽ giúp cải thiện chi phí, năng lượng, độ tin cậy, độ trễ và quyền riêng tư.

Trong khi đó, Forbes nhận định, AI cần những cỗ máy mạnh mẽ, ổn định để đào tạo mô hình và suy luận, nó cũng đòi hỏi không gian lớn để xử lý khối lượng công việc phức tạp. Đó là lợi thế của cloud. Đồng thời AI cũng cần diễn ra ngay lập tức, riêng tư và cá nhân hóa. Đó là lợi thế của AI chạy trên thiết bị. "Chúng ta, dù thích AI đến mức nào, cũng không thể dựa vào kết nối Internet hoặc đám mây 24/7. Giải pháp lai (hybrid) là phù hợp nhất", trang này kết luận.

Samsung cũng chọn cách tiếp cận này với Galaxy AI. Hãng lần đầu đề cập đến khái niệm Hybrid AI trong lễ ra mắt Galaxy S24 đầu năm nay. Hãng bắt tay Google để đưa GenAI lên dòng smartphone đầu bảng, sau đó mở rộng ra loạt thiết bị đời cũ. Trong sự kiện công bố Galaxy Z Fold6 và Z Flip6 ngày 10/7, Samsung tiếp tục giới thiệu các tính năng AI mới và vẫn trung thành với định hướng hybrid.

Cách tiếp cận của hãng Hàn Quốc là kết hợp sức mạnh của phần cứng trên thiết bị lẫn kết nối cloud để xử lý các tác vụ AI. Với tính năng liên quan đến dữ liệu cá nhân và nhạy cảm như dịch trực tiếp cuộc gọi, chỉnh sửa ảnh, trợ lý sức khỏe, phiên dịch viên, chuyển đổi giọng nói thành văn bản, AI sẽ hoạt động cục bộ trên thiết bị, đảm bảo dữ liệu không bị gửi ra ngoài, để người dùng có thể sử dụng GenAI ngay cả khi không có kết nối Internet.

Tuy nhiên, với các tính năng đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn và thông tin cập nhật liên tục như khoanh vùng tìm kiếm, tạo ảnh từ văn bản, video, người dùng sẽ truy cập mô hình AI mới nhất thông qua Internet.

Tính năng phiên dịch trực tiếp bằng AI, được xử lý ngay trên Galaxy Z Fold6, không cần kết nối Internet. Ảnh: Huy Đức

Tính năng phiên dịch trực tiếp bằng AI, được xử lý ngay trên Galaxy Z Fold6, không cần kết nối Internet. Ảnh: Huy Đức

Techradar
dẫn lời Patrick Chomet, trưởng bộ phận trải nghiệm khách hàng của Samsung, nói: "Chúng tôi tin hybrid AI là cách tiếp cận thực tế và đáng tin cậy để giúp người dùng cân bằng giữa trải nghiệm mượt mà, linh hoạt trong khi vẫn đảm bảo về quyền riêng tư, bảo mật và tiết kiệm năng lượng".

Counterpoint Research nhận định cách tiếp cận hybrid sớm đang giúp Samsung có lợi thế dẫn đầu trong cuộc đua GenAI trên điện thoại di động. "Hybrid AI mang đến nhiều điều mới mẻ trong trải nghiệm hàng ngày của người dùng. Đây là bước tiến nhảy vọt, lấy trải nghiệm người dùng là trung tâm", Digitimes dẫn lời Tarun Pathak, Giám đốc của Counterpoint Research.

Một lợi thế khác của hybrid là giúp nhiều người tiếp cận GenAI hơn, không bị phụ thuộc vào phần cứng. Với bản cập nhật One UI 6.1, GSMArena ước tính Samsung có thể đưa AI tạo sinh lên hàng trăm triệu thiết bị đời cũ. Trong tương lai, ngay cả smartphone trong phân khúc phổ thông cũng có thể trải nghiệm tính năng liên quan đến GenAI.

"Galaxy AI đã được triển khai trên hơn 100 triệu thiết bị. Con số có thể lên đến hơn 200 triệu cuối năm nay. Mọi người sẽ thấy GenAI là gì và có thể thử ngay lập tức, không phân biệt điện thoại cao cấp hay phổ thông", Chomet nói với Techradar.



Tablet Gò Vấp
☎ 0️⃣9️⃣4️⃣7️⃣7️⃣1️⃣1️⃣8️⃣8️⃣1️⃣
🏬859 Quang Trung, Phường 12, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
👉 Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
✌Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
 
Bên trên