Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Indonesia lo ngại tình trạng quá tải khách như Barcelona sẽ diễn ra ở Bali và không muốn người dân hành động tương tự.
Sandiaga Uno, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, nói trong cuộc họp báo hôm 17/7, những cuộc biểu tình như ở Barcelona "không có chỗ" tại Bali. Vấn đề được nêu ra trong bối cảnh nhiều lãnh đạo ngành du lịch, chính trị gia, các nhóm cộng đồng tại Bali nhận thấy hòn đảo đang bị quá tải. Nếu người dân cảm thấy khó chịu vì khách du lịch, những hành động tiêu cực có thể xuất hiện.
"Du lịch là động lực kinh tế chính của Bali", ông Uno nói.
Kịch bản tương tự đã xảy ra ở Barcelona khi sự bất mãn lên cao, người dân xuống đường biểu tình, phun súng nước vào khách du lịch và liên tục treo băng rôn với những dòng chữ đuổi khách về nhà.
Khách du lịch ở đền Uluwata, Bali. Ảnh: Traveling Lifestyle
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Khách du lịch ở đền Uluwata, Bali. Ảnh: Traveling Lifestyle
Ông Uno nói cần tạo sự cân bằng giữa nhu cầu của người địa phương và mong muốn của khách du lịch để tránh tình trạng quá tải, tâm lý thù địch ngành du lịch. Vì thế, các hoạt động du lịch cần được phân bổ đồng đều ra toàn đảo.
Tháng 12 năm ngoái, Bali cũng trở thành chủ đề gây tranh cãi khi tắc đường khiến người dân, du khách phải đi bộ 4 km tới sân bay. Ngoài ra, con đường dẫn đến các điểm tham quan cũng thường trong tình trạng ùn tắc.
Một trong những biện pháp được quan chức Bali đưa ra là tăng thuế du lịch nhằm thu hút khách chất lượng hơn. Từ đầu năm, Bali đã áp mức thuế khoảng 150.000 rupiah (khoảng 380.000 đồng) và đang nỗ lực để tăng lên 750.000 rupiah (khoảng 1,9 triệu đồng).
Mặt khác, Uno cũng thúc đẩy tiến độ thi công tuyến đường chính nối Đông Bali với Tây Bali, qua đó giúp khách du lịch không còn dồn vào Nam Bali. Tuy nhấn mạnh du lịch là động lực kinh tế, đại diện ngành du lịch Indonesia muốn du khách có hành vi xấu phải bị xử phạt thích đáng.
Trong hai năm qua, số hành vi thiếu tôn trọng văn hóa, pháp luật của người nước ngoài ở Bali gia tăng, trở thành chủ đề gây tranh cãi với cộng đồng địa phương.
"Nếu họ hành động sai mục đích du lịch ban đầu, chúng ta phải hành động", ông nói. Từ đầu tháng 7, các lãnh đạo ở Bali đã đề xuất dùng một phần tiền thuế để thành lập lực lượng cảnh sát chuyên xử lý khách du lịch.
Hồi tháng 4, tờ Channel News Asia đăng tải bài báo có nội dung "Bali không còn như trước, quá tải du lịch đang ảnh hưởng tới hòn đảo này". Tác giả Derrick A Paulo trích dẫn nhiều vấn đề như khách du lịch quậy phá hoặc ăn chơi hết tiền rồi đổi sang ăn xin. Tại các ngôi đền ở Bali, hành vi ăn mặc thiếu chuẩn mực cũng thường diễn ra.
Du khách tại câu lạc bộ bãi biển ở Bali. Ảnh: Finns
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Du khách tại câu lạc bộ bãi biển ở Bali. Ảnh: Finns
Tjokorda Bagus Pemayun, Trưởng phòng Du lịch Bali, đã tổ chức buổi họp trong tháng 7, tập trung vào vấn đề khách du lịch gây rối. Theo ông, những hành vi này là tâm điểm chú ý của công chúng trong nước lẫn quốc tế. Do đó, Pemayun kêu gọi người dân báo cáo hành vi sai phạm để cơ quan chức năng sớm xử lý.
Năm 2023, Bali đã trục xuất 340 người nước ngoài, tăng từ 188 người vào năm 2022, chủ yếu khách từ Mỹ, Nga, Anh và Nigeria với các vi phạm như lưu trú quá hạn, làm việc bất hợp pháp, mặc đồ nhạy cảm ở nơi thiêng liêng. Theo Uno, Bali cần có những du khách chất lượng cao thay vì các cá nhân thiếu tôn trọng pháp luật và văn hóa địa phương. Ông cho rằng các hành vi này hầu hết xuất phát từ những du khách chi tiêu ít.
Sandiaga Uno, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, nói trong cuộc họp báo hôm 17/7, những cuộc biểu tình như ở Barcelona "không có chỗ" tại Bali. Vấn đề được nêu ra trong bối cảnh nhiều lãnh đạo ngành du lịch, chính trị gia, các nhóm cộng đồng tại Bali nhận thấy hòn đảo đang bị quá tải. Nếu người dân cảm thấy khó chịu vì khách du lịch, những hành động tiêu cực có thể xuất hiện.
"Du lịch là động lực kinh tế chính của Bali", ông Uno nói.
Kịch bản tương tự đã xảy ra ở Barcelona khi sự bất mãn lên cao, người dân xuống đường biểu tình, phun súng nước vào khách du lịch và liên tục treo băng rôn với những dòng chữ đuổi khách về nhà.
Khách du lịch ở đền Uluwata, Bali. Ảnh: Traveling Lifestyle
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Khách du lịch ở đền Uluwata, Bali. Ảnh: Traveling Lifestyle
Ông Uno nói cần tạo sự cân bằng giữa nhu cầu của người địa phương và mong muốn của khách du lịch để tránh tình trạng quá tải, tâm lý thù địch ngành du lịch. Vì thế, các hoạt động du lịch cần được phân bổ đồng đều ra toàn đảo.
Tháng 12 năm ngoái, Bali cũng trở thành chủ đề gây tranh cãi khi tắc đường khiến người dân, du khách phải đi bộ 4 km tới sân bay. Ngoài ra, con đường dẫn đến các điểm tham quan cũng thường trong tình trạng ùn tắc.
Một trong những biện pháp được quan chức Bali đưa ra là tăng thuế du lịch nhằm thu hút khách chất lượng hơn. Từ đầu năm, Bali đã áp mức thuế khoảng 150.000 rupiah (khoảng 380.000 đồng) và đang nỗ lực để tăng lên 750.000 rupiah (khoảng 1,9 triệu đồng).
Mặt khác, Uno cũng thúc đẩy tiến độ thi công tuyến đường chính nối Đông Bali với Tây Bali, qua đó giúp khách du lịch không còn dồn vào Nam Bali. Tuy nhấn mạnh du lịch là động lực kinh tế, đại diện ngành du lịch Indonesia muốn du khách có hành vi xấu phải bị xử phạt thích đáng.
Trong hai năm qua, số hành vi thiếu tôn trọng văn hóa, pháp luật của người nước ngoài ở Bali gia tăng, trở thành chủ đề gây tranh cãi với cộng đồng địa phương.
"Nếu họ hành động sai mục đích du lịch ban đầu, chúng ta phải hành động", ông nói. Từ đầu tháng 7, các lãnh đạo ở Bali đã đề xuất dùng một phần tiền thuế để thành lập lực lượng cảnh sát chuyên xử lý khách du lịch.
Hồi tháng 4, tờ Channel News Asia đăng tải bài báo có nội dung "Bali không còn như trước, quá tải du lịch đang ảnh hưởng tới hòn đảo này". Tác giả Derrick A Paulo trích dẫn nhiều vấn đề như khách du lịch quậy phá hoặc ăn chơi hết tiền rồi đổi sang ăn xin. Tại các ngôi đền ở Bali, hành vi ăn mặc thiếu chuẩn mực cũng thường diễn ra.
Du khách tại câu lạc bộ bãi biển ở Bali. Ảnh: Finns
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Du khách tại câu lạc bộ bãi biển ở Bali. Ảnh: Finns
Tjokorda Bagus Pemayun, Trưởng phòng Du lịch Bali, đã tổ chức buổi họp trong tháng 7, tập trung vào vấn đề khách du lịch gây rối. Theo ông, những hành vi này là tâm điểm chú ý của công chúng trong nước lẫn quốc tế. Do đó, Pemayun kêu gọi người dân báo cáo hành vi sai phạm để cơ quan chức năng sớm xử lý.
Năm 2023, Bali đã trục xuất 340 người nước ngoài, tăng từ 188 người vào năm 2022, chủ yếu khách từ Mỹ, Nga, Anh và Nigeria với các vi phạm như lưu trú quá hạn, làm việc bất hợp pháp, mặc đồ nhạy cảm ở nơi thiêng liêng. Theo Uno, Bali cần có những du khách chất lượng cao thay vì các cá nhân thiếu tôn trọng pháp luật và văn hóa địa phương. Ông cho rằng các hành vi này hầu hết xuất phát từ những du khách chi tiêu ít.