Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 16-3, đại diện Bamboo Airways xác nhận hãng đang trong giai đoạn đàm phán, hoàn thành một phần thủ tục với nhà đầu tư mới. Đây là chuyển biến mới nhất của hãng sau một năm cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết vướng vào lao lý.
Bamboo Airways đang đàm phán với nhà đầu tư mới. Trong ảnh: hành khách lên máy bay của Bamboo Airways hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: CÔNG TRUNG
Theo Bamboo Airways, nhà đầu tư đang trong giai đoạn đàm phán, hoàn thành một phần thủ tục. Đây là một phần trong chặng đường hợp tác với nhà đầu tư mới, chưa công bố chính thức cụ thể nhà đầu tư.
Trong khi đó tiết lộ trên truyền thông của CEO Bamboo Airways Nguyễn Mạnh Quân, thời điểm hiện tại, Bamboo Airways đã tìm được nhà đầu tư mới để thay thế các cổ đông cũ là cựu chủ tịch hội đồng quản trị Trịnh Văn Quyết và các cổ đông liên quan.
Trong quá trình hỗ trợ chuyển nhượng cổ phần, số lượng cổ phần chuyển nhượng đã được các cổ đông cũ thế chấp tại các ngân hàng từ năm 2020.
Nhà đầu tư mới, ngoài việc thanh toán giá mua cổ phần, cũng đã đồng ý kế thừa và chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi đối với các khoản vay trước đây do các cổ đông cũ đã dùng chính cổ phần Bamboo Airways để cầm cố, thế chấp cho các ngân hàng.
Hãng được Công ty cổ phần Him Lam đã cho Bamboo Airways vay 8.000 tỉ đồng. Him Lam là doanh nghiệp nổi danh trong làng bất động sản của đại gia Dương Công Minh. Ông Minh đang là cố vấn cấp cao của hội đồng quản trị Hãng Bamboo Airways.
Những chuyển biến liên quan đến Bamboo Airways trong thời gian gần đây cho thấy sự thay đổi đáng kể trong quá trình tái cấu trúc, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hãng gặp nhiều thách thức.
Tiếp viên hãng bay Bamboo Airways phục vụ trên chuyến bay - Ảnh: CÔNG TRUNG
Tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra đầu tháng 3-2023, ông Lê Bá Nguyên, chủ tịch Tập đoàn FLC, cho biết có kế hoạch xem xét chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần hàng không Tre Việt - Bamboo Airways (BAV). Khoản đầu tư của Tập đoàn FLC vào Bamboo Airways hiện tại khoảng 4.015 tỉ đồng, tương đương 21,7% vốn điều lệ của hãng bay này.
Trong năm 2021, Bamboo Airways hoạt động kinh doanh không có lãi, nên FLC phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư trên 373 tỉ đồng. Số trích lập này trong năm 2022 tiếp tục tăng lên 3.642 tỉ đồng.
Việc tìm kiếm nhà đầu tư của Bamboo Airways diễn ra hơn một năm qua, bởi hàng không là lĩnh vực có tính cạnh tranh vô cùng cao và được ví như "cỗ máy đốt tiền" trên không. Hiện Bamboo Airways có 30 máy bay, để phát triển nhanh và mạnh, hãng đặt mục tiêu mở rộng đội bay lên 100 chiếc.
Ngoài Bamboo Airways, các hãng khác như Pacific Airlines, Vietravel Airlines đang trong quá trình tìm nhà đầu tư để có thêm nguồn lực vượt qua giai đoạn thị trường khó khăn
Bamboo Airways đang đàm phán với nhà đầu tư mới. Trong ảnh: hành khách lên máy bay của Bamboo Airways hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: CÔNG TRUNG
Theo Bamboo Airways, nhà đầu tư đang trong giai đoạn đàm phán, hoàn thành một phần thủ tục. Đây là một phần trong chặng đường hợp tác với nhà đầu tư mới, chưa công bố chính thức cụ thể nhà đầu tư.
Trong khi đó tiết lộ trên truyền thông của CEO Bamboo Airways Nguyễn Mạnh Quân, thời điểm hiện tại, Bamboo Airways đã tìm được nhà đầu tư mới để thay thế các cổ đông cũ là cựu chủ tịch hội đồng quản trị Trịnh Văn Quyết và các cổ đông liên quan.
Trong quá trình hỗ trợ chuyển nhượng cổ phần, số lượng cổ phần chuyển nhượng đã được các cổ đông cũ thế chấp tại các ngân hàng từ năm 2020.
Nhà đầu tư mới, ngoài việc thanh toán giá mua cổ phần, cũng đã đồng ý kế thừa và chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi đối với các khoản vay trước đây do các cổ đông cũ đã dùng chính cổ phần Bamboo Airways để cầm cố, thế chấp cho các ngân hàng.
Hãng được Công ty cổ phần Him Lam đã cho Bamboo Airways vay 8.000 tỉ đồng. Him Lam là doanh nghiệp nổi danh trong làng bất động sản của đại gia Dương Công Minh. Ông Minh đang là cố vấn cấp cao của hội đồng quản trị Hãng Bamboo Airways.
Những chuyển biến liên quan đến Bamboo Airways trong thời gian gần đây cho thấy sự thay đổi đáng kể trong quá trình tái cấu trúc, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hãng gặp nhiều thách thức.
Tiếp viên hãng bay Bamboo Airways phục vụ trên chuyến bay - Ảnh: CÔNG TRUNG
Tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra đầu tháng 3-2023, ông Lê Bá Nguyên, chủ tịch Tập đoàn FLC, cho biết có kế hoạch xem xét chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần hàng không Tre Việt - Bamboo Airways (BAV). Khoản đầu tư của Tập đoàn FLC vào Bamboo Airways hiện tại khoảng 4.015 tỉ đồng, tương đương 21,7% vốn điều lệ của hãng bay này.
Trong năm 2021, Bamboo Airways hoạt động kinh doanh không có lãi, nên FLC phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư trên 373 tỉ đồng. Số trích lập này trong năm 2022 tiếp tục tăng lên 3.642 tỉ đồng.
Việc tìm kiếm nhà đầu tư của Bamboo Airways diễn ra hơn một năm qua, bởi hàng không là lĩnh vực có tính cạnh tranh vô cùng cao và được ví như "cỗ máy đốt tiền" trên không. Hiện Bamboo Airways có 30 máy bay, để phát triển nhanh và mạnh, hãng đặt mục tiêu mở rộng đội bay lên 100 chiếc.
Ngoài Bamboo Airways, các hãng khác như Pacific Airlines, Vietravel Airlines đang trong quá trình tìm nhà đầu tư để có thêm nguồn lực vượt qua giai đoạn thị trường khó khăn