Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Cuối hè, đầu thu khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch hằng năm là mùa rộ nhất của loại quả có tên khó nhớ nếu nghe lần đầu. Loại quả rẻ tiền này vừa là gia vị vừa có tác dụng hỗ trợ giảm cân, tốt cho đường huyết...
1. Quả bứa - gia vị thanh mát trong nhiều món ăn
Do lá và quả ăn được, có vị chua thanh nên ngoài mọc hoang, cây bứa cũng được người dân trồng ở vườn nhà để làm gia vị chủ yếu dùng để nấu canh chua.
Quả bứa có mùi hương dễ chịu, vỏ màu xanh và khi chín chuyển sang màu vàng. Quả bứa mọng, vỏ dày, có khía múi, nhìn thoáng qua giống quả ổi găng. Nhiều người thường sử dụng bứa làm gia vị cho các món như canh chua, nước rau muống luộc hoặc cá kho. Nếu đúng mùa bứa, người ta sẽ dùng quả tươi nhưng vì chỉ kéo dài mấy tháng là hết nên nhiều người sẽ lựa trái chín vàng phơi khô để dành sử dụng lâu dài.
Bứa khô để dùng dần trong năm.
Người dân ở một số địa phương còn lựa những trái bứa già đem băm với tỏi, ớt đến khi nhuyễn, nêm thêm đường, bột ngọt rồi bảo quản trong tủ lạnh. Khi cần ăn có thể thêm nước mắm hoặc ướp luôn ở giai đoạn mới làm tùy theo sở thích từng người.
Bứa có vị chua thanh khác biệt, kết hợp với các món canh, món nướng hay kho đều rất "ăn ý". Với nồi canh chua, chỉ cần 1 trái bứa nhỏ là đủ vị. Phổ biến là món cá linh nấu canh chua bứa, cá linh kho bứa, ở miền biển thì dùng trái bứa nấu với hải sản như cá, ngao... Với món nướng như thịt, cá, lấy trái bứa nướng chín để dầm làm nước chấm ăn kèm. Cá kho cũng chỉ cần 1 – 2 quả bứa kết hợp với các gia vị như giềng, ớt đi kèm đã đủ khiến nồi cá kho vùi bếp rơm thêm quyến rũ.
2. Vỏ quả bứa là vị thuốc trong Đông y
Bứa có tên khoa học là Garcinia obiongifolia Champ. ex Benth, tên tiếng Anh là Garcinia cambogia. Ở Việt Nam, cây bứa mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Tuyên Quang, Hà Giang đến Quảng Nam, Đà Nẵng, có nhiều ở miền Trung, Tây Nguyên và vùng ven sông rạch Nam Bộ như Phú Quốc. Ở Hải Phòng, Quảng Ninh cũng có loại cây này tuy nhiên số lượng không nhiều.
Ngoài làm gia vị trong chế biến một số món ăn, vỏ quả bứa còn là vị thuốc trong Đông y hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, dị ứng, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hoá kém… Thành phần hóa học trong quả bứa có acid hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C). Trong vỏ có flavonozit (các hợp chất polyphenol ở một số loại thực vật) có tác dụng chống oxy hóa.
Vị chua thanh của quả bứa làm tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn và còn là một vị thuốc trong Đông y.
3. HCA trong vỏ quả bứa hỗ trợ giảm cân
Vỏ của quả bứa có chứa một chất hóa học là acid hydroxycitric (HCA), được chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm cân trong các thử nghiệm trên động vật. Chiết xuất HCA có nhiều tên gọi khác nhau như garcinia, chiết xuất garcinia cambogia, cambogia garcinia, thực phẩm bổ sung garcinia, garcinia gummi-gutta, phức hợp garcinia hoặc brindleberry.
GS.TS Đào Hùng Cường, Khoa Hoá, ĐH Sư phạm Đà Nẵng đã có công trình nghiên cứu về chất HCA có tác dụng giảm béo trong công trình mang tên: "Nghiên cứu chiết tách và ứng dụng acid hydroxycitric trong cây bứa"
Theo GS.TS Đào Hùng Cường, trên thế giới việc nghiên cứu cây bứa được chú trọng từ lâu, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về cây bứa bao gồm các lĩnh vực chiết tách, xác định thành phần hóa học các hợp chất hữu cơ, ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, công nghệ dược phẩm, đặc biệt là các loại chế phẩm giảm béo.
Vỏ của quả bứa có chứa một chất hóa học gọi là acid hydroxycitric.
GS.TS Đào Hùng Cường cho biết, HCA có tác dụng ngăn chặn quá trình tích mỡ và cải thiện mỡ máu, kìm hãm quá trình chuyển hóa lượng đường thừa trong cơ thể thành mỡ, giúp ngăn chặn quá trình béo phì, đặc biệt đạt hiệu quả cao đối với những người dư cân có chế độ ăn quá nhiều bột đường. Không những giúp giảm cân, HCA còn cải thiện giảm các loại mỡ xấu cho sức khỏe như tryglycerid, LDL cholesterol, cholesterol toàn phần và tăng HDL cholesterol có tác dụng bảo vệ thành mạch.
Tuy nhiên đây là nghiên cứu ban đầu và cần phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu cũng như mẫu đánh giá nữa, và hiện nay ở nước ta có rất ít các nghiên cứu về HCA.
HCA trong vỏ quả bứa được đánh giá có tác dụng ngăn chặn quá trình tích mỡ và cải thiện mỡ máu.
Một số lợi ích của acid hydroxycitric:
Tăng mức serotonin trong não (serotonin là hormone "cảm thấy dễ chịu" và là thành phần chính của nhiều loại thuốc chống trầm cảm)
Giảm cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đường và đồ ăn vặt
Cải thiện sự trao đổi chất
Giảm mỡ bụngGiảm cholesterol xấu
Giảm đau khớp
4. Quả bứa có gây tác dụng phụ không?
Mặc dù quả bứa có thể mang lại một số lợi ích cho sức khoẻ, nhưng việc ăn quá nhiều loại quả này cũng không tốt. Quả bứa cũng có thể tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn loại quả này.
Nếu ăn quả bứa gặp các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu và các triệu chứng khác về dạ dày, đường ruột, đường hô hấp trên... thì nên theo dõi và hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của mình.
1. Quả bứa - gia vị thanh mát trong nhiều món ăn
Do lá và quả ăn được, có vị chua thanh nên ngoài mọc hoang, cây bứa cũng được người dân trồng ở vườn nhà để làm gia vị chủ yếu dùng để nấu canh chua.
Quả bứa có mùi hương dễ chịu, vỏ màu xanh và khi chín chuyển sang màu vàng. Quả bứa mọng, vỏ dày, có khía múi, nhìn thoáng qua giống quả ổi găng. Nhiều người thường sử dụng bứa làm gia vị cho các món như canh chua, nước rau muống luộc hoặc cá kho. Nếu đúng mùa bứa, người ta sẽ dùng quả tươi nhưng vì chỉ kéo dài mấy tháng là hết nên nhiều người sẽ lựa trái chín vàng phơi khô để dành sử dụng lâu dài.
Bứa khô để dùng dần trong năm.
Người dân ở một số địa phương còn lựa những trái bứa già đem băm với tỏi, ớt đến khi nhuyễn, nêm thêm đường, bột ngọt rồi bảo quản trong tủ lạnh. Khi cần ăn có thể thêm nước mắm hoặc ướp luôn ở giai đoạn mới làm tùy theo sở thích từng người.
Bứa có vị chua thanh khác biệt, kết hợp với các món canh, món nướng hay kho đều rất "ăn ý". Với nồi canh chua, chỉ cần 1 trái bứa nhỏ là đủ vị. Phổ biến là món cá linh nấu canh chua bứa, cá linh kho bứa, ở miền biển thì dùng trái bứa nấu với hải sản như cá, ngao... Với món nướng như thịt, cá, lấy trái bứa nướng chín để dầm làm nước chấm ăn kèm. Cá kho cũng chỉ cần 1 – 2 quả bứa kết hợp với các gia vị như giềng, ớt đi kèm đã đủ khiến nồi cá kho vùi bếp rơm thêm quyến rũ.
2. Vỏ quả bứa là vị thuốc trong Đông y
Bứa có tên khoa học là Garcinia obiongifolia Champ. ex Benth, tên tiếng Anh là Garcinia cambogia. Ở Việt Nam, cây bứa mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Tuyên Quang, Hà Giang đến Quảng Nam, Đà Nẵng, có nhiều ở miền Trung, Tây Nguyên và vùng ven sông rạch Nam Bộ như Phú Quốc. Ở Hải Phòng, Quảng Ninh cũng có loại cây này tuy nhiên số lượng không nhiều.
Ngoài làm gia vị trong chế biến một số món ăn, vỏ quả bứa còn là vị thuốc trong Đông y hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, dị ứng, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hoá kém… Thành phần hóa học trong quả bứa có acid hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C). Trong vỏ có flavonozit (các hợp chất polyphenol ở một số loại thực vật) có tác dụng chống oxy hóa.
Vị chua thanh của quả bứa làm tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn và còn là một vị thuốc trong Đông y.
3. HCA trong vỏ quả bứa hỗ trợ giảm cân
Vỏ của quả bứa có chứa một chất hóa học là acid hydroxycitric (HCA), được chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm cân trong các thử nghiệm trên động vật. Chiết xuất HCA có nhiều tên gọi khác nhau như garcinia, chiết xuất garcinia cambogia, cambogia garcinia, thực phẩm bổ sung garcinia, garcinia gummi-gutta, phức hợp garcinia hoặc brindleberry.
GS.TS Đào Hùng Cường, Khoa Hoá, ĐH Sư phạm Đà Nẵng đã có công trình nghiên cứu về chất HCA có tác dụng giảm béo trong công trình mang tên: "Nghiên cứu chiết tách và ứng dụng acid hydroxycitric trong cây bứa"
Theo GS.TS Đào Hùng Cường, trên thế giới việc nghiên cứu cây bứa được chú trọng từ lâu, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về cây bứa bao gồm các lĩnh vực chiết tách, xác định thành phần hóa học các hợp chất hữu cơ, ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, công nghệ dược phẩm, đặc biệt là các loại chế phẩm giảm béo.
Vỏ của quả bứa có chứa một chất hóa học gọi là acid hydroxycitric.
GS.TS Đào Hùng Cường cho biết, HCA có tác dụng ngăn chặn quá trình tích mỡ và cải thiện mỡ máu, kìm hãm quá trình chuyển hóa lượng đường thừa trong cơ thể thành mỡ, giúp ngăn chặn quá trình béo phì, đặc biệt đạt hiệu quả cao đối với những người dư cân có chế độ ăn quá nhiều bột đường. Không những giúp giảm cân, HCA còn cải thiện giảm các loại mỡ xấu cho sức khỏe như tryglycerid, LDL cholesterol, cholesterol toàn phần và tăng HDL cholesterol có tác dụng bảo vệ thành mạch.
Tuy nhiên đây là nghiên cứu ban đầu và cần phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu cũng như mẫu đánh giá nữa, và hiện nay ở nước ta có rất ít các nghiên cứu về HCA.
HCA trong vỏ quả bứa được đánh giá có tác dụng ngăn chặn quá trình tích mỡ và cải thiện mỡ máu.
Một số lợi ích của acid hydroxycitric:
Tăng mức serotonin trong não (serotonin là hormone "cảm thấy dễ chịu" và là thành phần chính của nhiều loại thuốc chống trầm cảm)
Giảm cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đường và đồ ăn vặt
Cải thiện sự trao đổi chất
Giảm mỡ bụngGiảm cholesterol xấu
Giảm đau khớp
4. Quả bứa có gây tác dụng phụ không?
Mặc dù quả bứa có thể mang lại một số lợi ích cho sức khoẻ, nhưng việc ăn quá nhiều loại quả này cũng không tốt. Quả bứa cũng có thể tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn loại quả này.
Nếu ăn quả bứa gặp các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu và các triệu chứng khác về dạ dày, đường ruột, đường hô hấp trên... thì nên theo dõi và hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của mình.