Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Bản Sin Suối Hồ của người Mông nằm giữa núi rừng trùng điệp, với những con đường, biển báo hướng tới du lịch xanh và đặc biệt quán triệt "trẻ con không được xin tiền".
Bản Sin Suối Hồ thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km. Bản nằm ở độ cao gần 1.500 m so với mực nước biển, dưới chân núi Sơn Bạc Mây. Năm 2015, Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng, là địa chỉ thu hút khách tham quan, nhờ không gian thông thoáng, sạch sẽ và cách làm du lịch mới mẻ.
Theo số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu, Sin Suối Hồ được coi là một trong những điểm đến nổi bật của tỉnh. Trung bình trong hai năm từ sau Covid-19, bản đón khoảng 30.000 lượt khách, trong đó có khách đến từ 15 quốc gia như Mỹ, Australia, Canada.
Không giống như nhiều khu du lịch trẻ em đứng để xin tiền hoặc chụp ảnh lấy tiền, du khách được đề nghị không cho tiền, kể cả cho kẹo trẻ nhỏ. Người dân cho rằng lâu dần đó là việc làm hư trẻ và không giữ được truyền thống văn hóa.
Bản Sin Suối Hồ với chủ yếu là người dân tộc Mông, từng bước xây dựng nếp sống văn minh như không uống rượu, hút thuốc, cờ bạc và nghiện hút. Đường đi lại sạch sẽ, nhiều cây xanh và hoa, giúp du khách như lạc vào một hoa viên.
Theo lời Trưởng bản Vàng A Chỉnh, để có được một bản văn hóa như hiện nay, việc đầu tiên ông phải bắt tay vào tu sửa chính nhà mình, sau đó kêu gọi những người trong bản cùng làm và áp dụng nhiều biện pháp vừa "cứng vừa mềm mỏng". Ông cho hay 20 năm trước, bản rất nghèo, thanh niên rượu chè say mềm, nghiện hút.
Trong bản có nhiều biển chỉ dẫn và các điểm thu gom rác với lời nhắn "dễ thương", giúp cho bản luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Tận dụng khí hậu trong lành, mát mẻ cùng bản sắc văn hóa riêng, người dân phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Ở Sin Suối Hồ hiện có hơn 20 hộ gia đình làm homestay, mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ với dòng chữ tết bằng dây thừng hoặc dây mây ghi số điện thoại, các dịch vụ, tên chủ nhà, theo hướng thân thiện với môi trường.
Chợ phiên họp sáng thứ 7 hàng tuần. Dọc hai bên đường vào bản và chợ có hàng nghìn gốc địa lan, là nguồn thu nhập cho dân bản. Ngoài ra, người dân cũng trồng nhiều hoa đào, hoa hồng và hoa sơn tra.
Ngoài làm nhà nghỉ cho khách, người dân cũng phục vụ nhà hàng ăn uống, làm hướng dẫn viên, biểu diễn văn nghệ, bán đồ thổ cẩm, quà lưu niệm dân tộc Mông.
Ông Chỉnh cho biết thêm sau khi vận động các hộ gia đình làm homestay, những nhà không có điều kiện sẽ nuôi lợn, nuôi gà, trồng rau cung cấp thực phẩm cho khách du lịch.
Xung quanh bản là núi non hùng vĩ, ruộng bậc thang. Du khách có thể từ đây thực hiện các hành trình leo những đỉnh như Bạch Mộc Lương Tử hay Tả Liên, với cung đường khá thư thái. Ở đây cũng có thể săn mây, săn mùa lúa chín vàng.
Đặng Thùy Linh, Hà Nội, đến bản vào tháng 12/2023 bất ngờ về vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây. Linh không có nhiều thời gian để trekking nên chỉ đi đoạn ngắn đến gốc cây cổ thụ 300 năm tuổi và thác Trái tim (ảnh).
Thác Trái tim nằm trọn trong khu rừng già thuộc xã Sin Suối Hồ, bốn bề là núi đá bao phủ. Đường vào thác có rất nhiều cây cổ thụ và cây dây leo và người dân trong bản đã xếp đá để du khách dễ đi. Quãng đường từ bản tới thác khoảng 800 m, có hai lối đường đi bộ. Lưu ý đường trên cao dễ đi hơn đường dưới thấp.
Bản Sin Suối Hồ còn có quán cà phê ngắm cảnh, với chủ quán là một chàng trai từ miền nam ra bản du lịch, đem lòng yêu một cô gái dân tộc ở đây. Anh ở lại sinh sống và mở ra quán cà phê này.
Bản Sin Suối Hồ thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km. Bản nằm ở độ cao gần 1.500 m so với mực nước biển, dưới chân núi Sơn Bạc Mây. Năm 2015, Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng, là địa chỉ thu hút khách tham quan, nhờ không gian thông thoáng, sạch sẽ và cách làm du lịch mới mẻ.
Theo số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu, Sin Suối Hồ được coi là một trong những điểm đến nổi bật của tỉnh. Trung bình trong hai năm từ sau Covid-19, bản đón khoảng 30.000 lượt khách, trong đó có khách đến từ 15 quốc gia như Mỹ, Australia, Canada.
Không giống như nhiều khu du lịch trẻ em đứng để xin tiền hoặc chụp ảnh lấy tiền, du khách được đề nghị không cho tiền, kể cả cho kẹo trẻ nhỏ. Người dân cho rằng lâu dần đó là việc làm hư trẻ và không giữ được truyền thống văn hóa.
Bản Sin Suối Hồ với chủ yếu là người dân tộc Mông, từng bước xây dựng nếp sống văn minh như không uống rượu, hút thuốc, cờ bạc và nghiện hút. Đường đi lại sạch sẽ, nhiều cây xanh và hoa, giúp du khách như lạc vào một hoa viên.
Theo lời Trưởng bản Vàng A Chỉnh, để có được một bản văn hóa như hiện nay, việc đầu tiên ông phải bắt tay vào tu sửa chính nhà mình, sau đó kêu gọi những người trong bản cùng làm và áp dụng nhiều biện pháp vừa "cứng vừa mềm mỏng". Ông cho hay 20 năm trước, bản rất nghèo, thanh niên rượu chè say mềm, nghiện hút.
Trong bản có nhiều biển chỉ dẫn và các điểm thu gom rác với lời nhắn "dễ thương", giúp cho bản luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Tận dụng khí hậu trong lành, mát mẻ cùng bản sắc văn hóa riêng, người dân phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Ở Sin Suối Hồ hiện có hơn 20 hộ gia đình làm homestay, mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ với dòng chữ tết bằng dây thừng hoặc dây mây ghi số điện thoại, các dịch vụ, tên chủ nhà, theo hướng thân thiện với môi trường.
Chợ phiên họp sáng thứ 7 hàng tuần. Dọc hai bên đường vào bản và chợ có hàng nghìn gốc địa lan, là nguồn thu nhập cho dân bản. Ngoài ra, người dân cũng trồng nhiều hoa đào, hoa hồng và hoa sơn tra.
Ngoài làm nhà nghỉ cho khách, người dân cũng phục vụ nhà hàng ăn uống, làm hướng dẫn viên, biểu diễn văn nghệ, bán đồ thổ cẩm, quà lưu niệm dân tộc Mông.
Ông Chỉnh cho biết thêm sau khi vận động các hộ gia đình làm homestay, những nhà không có điều kiện sẽ nuôi lợn, nuôi gà, trồng rau cung cấp thực phẩm cho khách du lịch.
Xung quanh bản là núi non hùng vĩ, ruộng bậc thang. Du khách có thể từ đây thực hiện các hành trình leo những đỉnh như Bạch Mộc Lương Tử hay Tả Liên, với cung đường khá thư thái. Ở đây cũng có thể săn mây, săn mùa lúa chín vàng.
Đặng Thùy Linh, Hà Nội, đến bản vào tháng 12/2023 bất ngờ về vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây. Linh không có nhiều thời gian để trekking nên chỉ đi đoạn ngắn đến gốc cây cổ thụ 300 năm tuổi và thác Trái tim (ảnh).
Thác Trái tim nằm trọn trong khu rừng già thuộc xã Sin Suối Hồ, bốn bề là núi đá bao phủ. Đường vào thác có rất nhiều cây cổ thụ và cây dây leo và người dân trong bản đã xếp đá để du khách dễ đi. Quãng đường từ bản tới thác khoảng 800 m, có hai lối đường đi bộ. Lưu ý đường trên cao dễ đi hơn đường dưới thấp.
Bản Sin Suối Hồ còn có quán cà phê ngắm cảnh, với chủ quán là một chàng trai từ miền nam ra bản du lịch, đem lòng yêu một cô gái dân tộc ở đây. Anh ở lại sinh sống và mở ra quán cà phê này.