Từ Minh Quân
Well-known member
Sau quyết định sa thải gây chấn động giới công nghệ, hội đồng quản trị OpenAI được cho là đang thảo luận với Sam Altman để đưa ông trở lại ghế CEO.
Trang công nghệ The Verge dẫn thông tin trên "từ nhiều người quen thuộc với vấn đề". Một trong số đó cho biết Altman, người đột ngột bị hội đồng quản trị sa thải trực tuyến vào 17/11 qua Google Meet, đang "lưỡng lự" trước việc quay trở lại, cũng như muốn có thay đổi đáng kể về cách quản trị.
Hội đồng quản trị phải đàm phán với Sam Altman chỉ một ngày sau khi lật đổ ông, cho thấy OpenAI đang trong tình trạng hỗn loạn mà họ không ngờ tới. Vài giờ sau khi Altman bị sa thải, Greg Brockman, chủ tịch và cựu chủ tịch hội đồng quản trị của OpenAI, cũng từ chức. Cả hai thậm chí đã nói chuyện với bạn bè và nhà đầu tư về việc bắt tay thành lập một công ty khác. Một loạt nhà nghiên cứu cấp cao cũng quyết định rời đi và những người thân cận với OpenAI cho biết sẽ còn nhiều sự ra đi hơn trong những ngày tới.
Sam Altman trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ tháng 5. Ảnh: Reuters
Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất, cho biết vẫn cam kết hợp tác với OpenAI. Tuy nhiên, các nhà đầu tư của OpenAI không hề được báo trước hoặc có cơ hội can thiệp vào quyết định loại Altman của hội đồng quản trị. Altman là gương mặt đại diện của công ty và có tiếng nói nổi bật trong lĩnh vực AI hiện nay, do đó việc sa thải khiến tương lai của OpenAI rơi vào tình trạng không chắc chắn, giữa bối cảnh các đối thủ đang chạy đua để bắt kịp sự phát triển chưa từng có của ChatGPT.
Microsoft và quỹ đầu tư Thrive Capital được cho là dẫn đầu chiến dịch cùng những nhà tài trợ ép ban quản trị của OpenAI khôi phục vị trí cho Altman.
Người phát ngôn OpenAI không bình luận về tin tức mới, trong khi người phát ngôn của Microsoft từ chối đưa ra đánh giá.
Hội đồng quản trị hiện tại của OpenAI bao gồm trưởng nhóm khoa học Ilya Sutskever, Giám đốc điều hành Quora Adam D'Angelo, cựu giám đốc điều hành GeoSim Systems Tasha McCauley và Helen Toner - Giám đốc chiến lược tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Georgetown. Không như công ty truyền thống, hội đồng quản trị không có nhiệm vụ tối đa hóa giá trị cổ đông và không ai trong số họ nắm giữ cổ phần trong OpenAI. Thay vào đó, sứ mệnh của họ là đảm bảo tạo ra mô hình trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) có lợi cho nhân loại.
Theo nhiều nguồn tin, Sutskever, người đồng sáng lập OpenAI và lãnh đạo các nhà nghiên cứu trong công ty, đóng vai trò chính trong việc lật đổ Altman, cho thấy một cuộc tranh giành quyền lực giữa bên nghiên cứu và bên triển khai sản phẩm của công ty.
Ai đã sa thải Sam Altman
Trong bài đăng trên X, Altman tuyên bố nếu ông phải rời đi, ban quản trị của OpenAI nên theo sát ông vì những giá trị mà ông đang nắm giữ. Altman không sở hữu cổ phần trong mảng kinh doanh của OpenAI, dù công ty có giá trị hàng chục tỷ USD. Thông điệp của Altman được các nhà phân tích đánh giá là mang tính thách thức với ban quản trị do ông không còn chịu bất kỳ sự phụ thuộc nào vào OpenAI.
Trang công nghệ The Verge dẫn thông tin trên "từ nhiều người quen thuộc với vấn đề". Một trong số đó cho biết Altman, người đột ngột bị hội đồng quản trị sa thải trực tuyến vào 17/11 qua Google Meet, đang "lưỡng lự" trước việc quay trở lại, cũng như muốn có thay đổi đáng kể về cách quản trị.
Hội đồng quản trị phải đàm phán với Sam Altman chỉ một ngày sau khi lật đổ ông, cho thấy OpenAI đang trong tình trạng hỗn loạn mà họ không ngờ tới. Vài giờ sau khi Altman bị sa thải, Greg Brockman, chủ tịch và cựu chủ tịch hội đồng quản trị của OpenAI, cũng từ chức. Cả hai thậm chí đã nói chuyện với bạn bè và nhà đầu tư về việc bắt tay thành lập một công ty khác. Một loạt nhà nghiên cứu cấp cao cũng quyết định rời đi và những người thân cận với OpenAI cho biết sẽ còn nhiều sự ra đi hơn trong những ngày tới.
Sam Altman trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ tháng 5. Ảnh: Reuters
Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất, cho biết vẫn cam kết hợp tác với OpenAI. Tuy nhiên, các nhà đầu tư của OpenAI không hề được báo trước hoặc có cơ hội can thiệp vào quyết định loại Altman của hội đồng quản trị. Altman là gương mặt đại diện của công ty và có tiếng nói nổi bật trong lĩnh vực AI hiện nay, do đó việc sa thải khiến tương lai của OpenAI rơi vào tình trạng không chắc chắn, giữa bối cảnh các đối thủ đang chạy đua để bắt kịp sự phát triển chưa từng có của ChatGPT.
Microsoft và quỹ đầu tư Thrive Capital được cho là dẫn đầu chiến dịch cùng những nhà tài trợ ép ban quản trị của OpenAI khôi phục vị trí cho Altman.
Người phát ngôn OpenAI không bình luận về tin tức mới, trong khi người phát ngôn của Microsoft từ chối đưa ra đánh giá.
Hội đồng quản trị hiện tại của OpenAI bao gồm trưởng nhóm khoa học Ilya Sutskever, Giám đốc điều hành Quora Adam D'Angelo, cựu giám đốc điều hành GeoSim Systems Tasha McCauley và Helen Toner - Giám đốc chiến lược tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Georgetown. Không như công ty truyền thống, hội đồng quản trị không có nhiệm vụ tối đa hóa giá trị cổ đông và không ai trong số họ nắm giữ cổ phần trong OpenAI. Thay vào đó, sứ mệnh của họ là đảm bảo tạo ra mô hình trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) có lợi cho nhân loại.
Theo nhiều nguồn tin, Sutskever, người đồng sáng lập OpenAI và lãnh đạo các nhà nghiên cứu trong công ty, đóng vai trò chính trong việc lật đổ Altman, cho thấy một cuộc tranh giành quyền lực giữa bên nghiên cứu và bên triển khai sản phẩm của công ty.
Ai đã sa thải Sam Altman
Trong bài đăng trên X, Altman tuyên bố nếu ông phải rời đi, ban quản trị của OpenAI nên theo sát ông vì những giá trị mà ông đang nắm giữ. Altman không sở hữu cổ phần trong mảng kinh doanh của OpenAI, dù công ty có giá trị hàng chục tỷ USD. Thông điệp của Altman được các nhà phân tích đánh giá là mang tính thách thức với ban quản trị do ông không còn chịu bất kỳ sự phụ thuộc nào vào OpenAI.