Võ Xuân Trường
Well-known member
Bản Sán Chỉ làm du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh
Quảng Ninh - Bản Khe Lục với hơn 120 hộ dân tộc Sán Chỉ thí điểm làm du lịch cộng đồng dựa trên tài nguyên văn hóa của chính tộc người mình.
https://bs.serving-sys.com/Serving/...US_PRIVACY}&adid=1092838944&ord=1711523068789
Du khách thưởng thức đồ uống tại homestay Khe Lục, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên. Ảnh: Đoàn Hưng
Những ngày tháng 3, 6 hộ gia đình Sán Chỉ tại bản đang bận rộn vận hành homestay – một mô hình mới mẻ với người dân ở bản làng giữa xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.
Sau khi thống nhất ý tưởng, 6 hộ đầu tư homestay trên cơ sở một ngôi nhà cổ, đi vào hoạt động từ ngày 15.3.2024. Homestay có khuôn viên rộng 400m2, gồm 5 phòng ngủ cho 18 người. Khoảng sân rộng là nơi sinh hoạt cộng đồng giao lưu biểu diễn hát Soóng Cọ, múa Tắc Xình, đánh quay.
Chị Sằn Móc Phúc - 56 tuổi, chủ nhiệm CLB Văn hóa cộng đồng bản Khe Lục, thành viên quản lý homestay, cho biết: “Ghé homestay, du khách sẽ trải nghiệm nấu rượu, quạt thóc, ngâm chân, tắm thuốc và thưởng thức các món ăn, sản phẩm OCOP tại địa phương và giao lưu văn hóa, văn nghệ đặc sắc”.
Chị Móc Phúc nhận định hoạt động homestay mới chỉ bước đầu thí điểm. Sau một thời gian, các hộ gia đình sẽ rút kinh nghiệm, dự định sẽ thành lập ban quản lý để vận hành.
Quang cảnh tại homestay Khe Lục của đồng bào Sán Chí ở xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng
Làm du lịch cộng đồng như tại bản Khe Lục là một trong những sản phẩm huyện Tiên Yên đang gắng công xây dựng.
Đến với bản Khe Lục, không khó để du khách bắt gặp hình ảnh người dân mặc quần áo dân tộc truyền thống, môi trường nhà cửa sạch đẹp, phong quang. Người dân trong bản đã biết liên kết với nhiều điểm đến văn hóa để tạo thành chuỗi sản phẩm đa dạng, phục vụ du khách như: trung tâm văn hóa xã (nơi giao lưu bóng đá nữ người Sán Chỉ và trưng bày dụng cụ sản xuất, trang phục, nhạc cụ các dân tộc thiểu số), ruộng bậc thang, nhà đá cổ, nhà đất, thác Nặm Văn, thác Cô Bẩy, núi Hoàng Đế, hang Dơi, đồi Tình, núi Thông Châu cao 1.070m.
Với tiềm năng sẵn có, mô hình bản Sán Chỉ làm du lịch cộng đồng đã được lựa chọn là một trong những điểm đến được giới thiệu với đoàn chuyên gia du lịch hàng đầu trong nước trong khuôn khổ tọa đàm “Tiên Yên – Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cộng đồng” do huyện Tiên Yên phối hợp với Sở Du lịch Quảng Ninh tổ chức giữa tháng 3.
Tham gia đoàn khảo sát, ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng viện phát triển du lịch Châu Á, cho rằng: “Tôi nhận thấy du lịch cộng đồng tại Tiên Yên có thể đáp ứng nhu cầu của du khách, đảm bảo tiêu chí tiêu chuẩn để phát triển, nâng cao giá trị văn hóa cộng đồng gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân. Đây là điều du khách quốc tế rất thích thú”.
Giao lưu hát Soóng Cọ. Ảnh: Đoàn Hưng
Ông Hoàng Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên, đánh giá: “Để đưa du khách đến với các điểm du lịch thuận lợi, riêng trong năm nay, chúng tôi sẽ mở một con đường mới nối nút giao cao tốc Mũi Chùa đến thị trấn Tiên Yên rút ngắn chỉ còn 3km; và tập trung hoàn thiện các tuyến đường vào các điểm tham quan vùng cao, vùng sâu nhằm phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho đồng bào”.
Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong tiến trình xây dựng các ngành công nghiệp văn hóa thích ứng với những bước phát triển mới của thời đại. Việc cả bản Sán Chỉ tại bản Khe Lục, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên bắt tay vào làm du lịch cộng đồng là một hướng đi không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế, mà còn góp phần gìn giữ những trầm tích văn hóa cha ông dựng xây bao đời.
Quảng Ninh - Bản Khe Lục với hơn 120 hộ dân tộc Sán Chỉ thí điểm làm du lịch cộng đồng dựa trên tài nguyên văn hóa của chính tộc người mình.
https://bs.serving-sys.com/Serving/...US_PRIVACY}&adid=1092838944&ord=1711523068789
Du khách thưởng thức đồ uống tại homestay Khe Lục, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên. Ảnh: Đoàn Hưng
Những ngày tháng 3, 6 hộ gia đình Sán Chỉ tại bản đang bận rộn vận hành homestay – một mô hình mới mẻ với người dân ở bản làng giữa xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.
Sau khi thống nhất ý tưởng, 6 hộ đầu tư homestay trên cơ sở một ngôi nhà cổ, đi vào hoạt động từ ngày 15.3.2024. Homestay có khuôn viên rộng 400m2, gồm 5 phòng ngủ cho 18 người. Khoảng sân rộng là nơi sinh hoạt cộng đồng giao lưu biểu diễn hát Soóng Cọ, múa Tắc Xình, đánh quay.
Chị Sằn Móc Phúc - 56 tuổi, chủ nhiệm CLB Văn hóa cộng đồng bản Khe Lục, thành viên quản lý homestay, cho biết: “Ghé homestay, du khách sẽ trải nghiệm nấu rượu, quạt thóc, ngâm chân, tắm thuốc và thưởng thức các món ăn, sản phẩm OCOP tại địa phương và giao lưu văn hóa, văn nghệ đặc sắc”.
Chị Móc Phúc nhận định hoạt động homestay mới chỉ bước đầu thí điểm. Sau một thời gian, các hộ gia đình sẽ rút kinh nghiệm, dự định sẽ thành lập ban quản lý để vận hành.
Làm du lịch cộng đồng như tại bản Khe Lục là một trong những sản phẩm huyện Tiên Yên đang gắng công xây dựng.
Đến với bản Khe Lục, không khó để du khách bắt gặp hình ảnh người dân mặc quần áo dân tộc truyền thống, môi trường nhà cửa sạch đẹp, phong quang. Người dân trong bản đã biết liên kết với nhiều điểm đến văn hóa để tạo thành chuỗi sản phẩm đa dạng, phục vụ du khách như: trung tâm văn hóa xã (nơi giao lưu bóng đá nữ người Sán Chỉ và trưng bày dụng cụ sản xuất, trang phục, nhạc cụ các dân tộc thiểu số), ruộng bậc thang, nhà đá cổ, nhà đất, thác Nặm Văn, thác Cô Bẩy, núi Hoàng Đế, hang Dơi, đồi Tình, núi Thông Châu cao 1.070m.
Với tiềm năng sẵn có, mô hình bản Sán Chỉ làm du lịch cộng đồng đã được lựa chọn là một trong những điểm đến được giới thiệu với đoàn chuyên gia du lịch hàng đầu trong nước trong khuôn khổ tọa đàm “Tiên Yên – Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cộng đồng” do huyện Tiên Yên phối hợp với Sở Du lịch Quảng Ninh tổ chức giữa tháng 3.
Tham gia đoàn khảo sát, ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng viện phát triển du lịch Châu Á, cho rằng: “Tôi nhận thấy du lịch cộng đồng tại Tiên Yên có thể đáp ứng nhu cầu của du khách, đảm bảo tiêu chí tiêu chuẩn để phát triển, nâng cao giá trị văn hóa cộng đồng gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân. Đây là điều du khách quốc tế rất thích thú”.
Ông Hoàng Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên, đánh giá: “Để đưa du khách đến với các điểm du lịch thuận lợi, riêng trong năm nay, chúng tôi sẽ mở một con đường mới nối nút giao cao tốc Mũi Chùa đến thị trấn Tiên Yên rút ngắn chỉ còn 3km; và tập trung hoàn thiện các tuyến đường vào các điểm tham quan vùng cao, vùng sâu nhằm phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho đồng bào”.
Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong tiến trình xây dựng các ngành công nghiệp văn hóa thích ứng với những bước phát triển mới của thời đại. Việc cả bản Sán Chỉ tại bản Khe Lục, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên bắt tay vào làm du lịch cộng đồng là một hướng đi không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế, mà còn góp phần gìn giữ những trầm tích văn hóa cha ông dựng xây bao đời.