Nguyễn May
Well-known member
Quán bánh canh bình dân, không tên, không biển hiệu ở Đà Nẵng nhưng có giá bán lên tới 200.000 đồng/tô khiến không ít người giật mình.
Quán bánh canh cá, mực này nằm trên đường Hà Đặc (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng), gần chợ Phước Mỹ. Quán trông rất bình dân, với 7-8 chiếc bàn nhựa được kê nhưng giá mỗi tô bánh canh ở đây có thể lên đến 150.000- 200.000 đồng.
Chủ quán là chị Bùi Thị Thuận, sinh năm 1984. Chị Thuận cho biết, quán bánh canh mới hoạt động được khoảng 3 năm nay. Trước đây chị kinh doanh quán nhậu, do ảnh hưởng của dịch Covid, chị chuyển sang bán bánh canh.
Chị thừa nhận quán bánh canh của mình không giống ai: “Ở Đà Nẵng có nhiều quán bánh canh cá, mọi người không còn lạ lẫm gì nhưng kiểu bánh canh cá, mực như tôi có lẽ không ai có”.
Chị không ngần ngại tiết lộ, nồi nước dùng của quán được ninh từ cá, nước luộc cá. Gia vị nêm nếm chỉ có muối hạt, một ít hạt nêm.
“Nồi nước dùng từ cá biển, cá tươi nên rất ngọt nước, tôi không cần phải nêm nếm gì nhiều. Dân miền biển chúng tôi có cách nấu rất đơn giản, càng đơn giản càng giữ nguyên được hương vị tươi ngon của con cá, con mực. Trước khi mở bán, tôi đã nấu thử nhiều lần cho đến khi vị vừa vặn, hợp với khẩu vị của nhiều người”, chị Thuận nói.
Với cách nấu đơn giản này, khách hàng dễ dàng phát hiện hải sản tươi hay không, ngon hay dở. Do đó, đối với chị Thuận, nguyên liệu là thứ quan trọng nhất, là yếu tố quyết định để thu hút khách cũng như giữ khách.
“Nhà tôi có tàu thuyền đánh bắt cá. Thuyền về vào mỗi buổi sáng, nên hôm nào có cá gì thì tôi sẽ bán cá đó. Hôm nào ít cá, mực thì mua thêm của các đầu mối quen và lựa chọn kỹ càng”, chị Thuận nói.
Do phụ thuộc vào việc đánh bắt nên thực đơn của quán không cố định. Ngoài ba món chính là bánh canh cá nục, cá xương xanh, bánh canh mực giá 25.000- 50.000 đồng/tô thì quán còn có những loại bánh canh cá khác như cá bã trầu, cá bi, cá khế, cá thu… giá khoảng 150.000-200.000 đồng/tô.
Giải thích quán bánh canh bình dân nhưng có mức giá đắt đỏ, hơn cả nhà hàng, chị Thuận cho hay, tuỳ thuộc vào loại cá mà tô bánh canh có giá khác nhau. Đắt nhất là cá bi giá từ 350.000-500.000 đồng/kg, cá bã trầu 300.000- 350.000 đồng/kg. Những loại cá này chị bán nguyên con, tính tiền tuỳ theo trọng lượng của cá, thường mỗi con dao động từ 2-4 lạng.
“Cá càng lớn thì giá càng đắt nên mỗi tô bánh canh giá vài trăm nghìn là chuyện thường. Trước khi làm tôi đều nói rõ giá tiền cho khách biết, họ đồng ý thì tôi mới làm. Nhiều khách đến đây ăn rồi trở thành khách quen. Họ còn dặn từ tối hôm trước phải để dành cho họ con cá to, ngon”, chị Thuận lý giải.
Ngoài ra, bát canh cá “đắt xắt ra miếng” vì chị không dùng cá cấp đông.Theo chị Thuận, mực thì có thể cấp đông được còn cá thì không. Bởi cá cấp đông xong khi thả vào nước sôi sẽ bị trầy vảy, bung da ngay.
Cũng chính vì lẽ đó mà vào mùa mưa gió, biển động, chị chấp nhận bán chỉ mỗi buổi sáng do lượng cá, mực không có nhiều. Ngày nào mực rẻ thì mỗi tô bánh canh chị bỏ 1,5 lạng mực, còn đắt hơn thì bỏ 1 lạng.
“Mới lần đầu khách cũng thắc mắc vì có hôm tô bánh canh có 5-6 con mực, hôm sau chỉ có 4 con chẳng hạn nhưng mình giải thích cho khách hiểu”, chị Thuận giãi bày.
Chị Thuận cho biết, quán được khách hàng đánh giá hải sản tươi, ngon và giới thiệu cho người thân, bạn bè đến ăn thử. Mùa hè, quán bánh canh bán cả ngày, khách thường phải xếp hàng chờ đến lượt. Chỉ riêng trong buổi sáng quán bán 7-8kg mực và 20kg cá.
Chị Bùi Thị Thuận chủ quán cho biết, ngoài cách chế biến riêng, nguyên liệu hải sản tươi là yếu tố quyết định việc thu hút và giữ chân khách.
Anh Long (quận Thanh Khê), một vị khách của quán chia sẻ, tuy nhà ở xa nhưng anh cũng thường xuyên ghé quán. Anh ấn tượng vì mực, cá của quán tươi. Nhất là món bánh canh mực. Quán để nguyên túi mực nên khi ăn rất ngọt, dù bát bánh canh có thể biến sang màu đen. Mức giá 50.000 đồng cho tô bánh canh mực cũng là hợp lý. Còn nếu chọn cá nguyên con thì xác định giá đắt, tiền nào của nấy, do đó khách hàng nên hỏi trước khi gọi món để tránh ngỡ ngàng.
Quán bánh canh cá, mực này nằm trên đường Hà Đặc (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng), gần chợ Phước Mỹ. Quán trông rất bình dân, với 7-8 chiếc bàn nhựa được kê nhưng giá mỗi tô bánh canh ở đây có thể lên đến 150.000- 200.000 đồng.
Chủ quán là chị Bùi Thị Thuận, sinh năm 1984. Chị Thuận cho biết, quán bánh canh mới hoạt động được khoảng 3 năm nay. Trước đây chị kinh doanh quán nhậu, do ảnh hưởng của dịch Covid, chị chuyển sang bán bánh canh.
Chị thừa nhận quán bánh canh của mình không giống ai: “Ở Đà Nẵng có nhiều quán bánh canh cá, mọi người không còn lạ lẫm gì nhưng kiểu bánh canh cá, mực như tôi có lẽ không ai có”.
Chị không ngần ngại tiết lộ, nồi nước dùng của quán được ninh từ cá, nước luộc cá. Gia vị nêm nếm chỉ có muối hạt, một ít hạt nêm.
“Nồi nước dùng từ cá biển, cá tươi nên rất ngọt nước, tôi không cần phải nêm nếm gì nhiều. Dân miền biển chúng tôi có cách nấu rất đơn giản, càng đơn giản càng giữ nguyên được hương vị tươi ngon của con cá, con mực. Trước khi mở bán, tôi đã nấu thử nhiều lần cho đến khi vị vừa vặn, hợp với khẩu vị của nhiều người”, chị Thuận nói.
Với cách nấu đơn giản này, khách hàng dễ dàng phát hiện hải sản tươi hay không, ngon hay dở. Do đó, đối với chị Thuận, nguyên liệu là thứ quan trọng nhất, là yếu tố quyết định để thu hút khách cũng như giữ khách.
“Nhà tôi có tàu thuyền đánh bắt cá. Thuyền về vào mỗi buổi sáng, nên hôm nào có cá gì thì tôi sẽ bán cá đó. Hôm nào ít cá, mực thì mua thêm của các đầu mối quen và lựa chọn kỹ càng”, chị Thuận nói.
Do phụ thuộc vào việc đánh bắt nên thực đơn của quán không cố định. Ngoài ba món chính là bánh canh cá nục, cá xương xanh, bánh canh mực giá 25.000- 50.000 đồng/tô thì quán còn có những loại bánh canh cá khác như cá bã trầu, cá bi, cá khế, cá thu… giá khoảng 150.000-200.000 đồng/tô.
Giải thích quán bánh canh bình dân nhưng có mức giá đắt đỏ, hơn cả nhà hàng, chị Thuận cho hay, tuỳ thuộc vào loại cá mà tô bánh canh có giá khác nhau. Đắt nhất là cá bi giá từ 350.000-500.000 đồng/kg, cá bã trầu 300.000- 350.000 đồng/kg. Những loại cá này chị bán nguyên con, tính tiền tuỳ theo trọng lượng của cá, thường mỗi con dao động từ 2-4 lạng.
“Cá càng lớn thì giá càng đắt nên mỗi tô bánh canh giá vài trăm nghìn là chuyện thường. Trước khi làm tôi đều nói rõ giá tiền cho khách biết, họ đồng ý thì tôi mới làm. Nhiều khách đến đây ăn rồi trở thành khách quen. Họ còn dặn từ tối hôm trước phải để dành cho họ con cá to, ngon”, chị Thuận lý giải.
Ngoài ra, bát canh cá “đắt xắt ra miếng” vì chị không dùng cá cấp đông.Theo chị Thuận, mực thì có thể cấp đông được còn cá thì không. Bởi cá cấp đông xong khi thả vào nước sôi sẽ bị trầy vảy, bung da ngay.
Cũng chính vì lẽ đó mà vào mùa mưa gió, biển động, chị chấp nhận bán chỉ mỗi buổi sáng do lượng cá, mực không có nhiều. Ngày nào mực rẻ thì mỗi tô bánh canh chị bỏ 1,5 lạng mực, còn đắt hơn thì bỏ 1 lạng.
“Mới lần đầu khách cũng thắc mắc vì có hôm tô bánh canh có 5-6 con mực, hôm sau chỉ có 4 con chẳng hạn nhưng mình giải thích cho khách hiểu”, chị Thuận giãi bày.
Chị Thuận cho biết, quán được khách hàng đánh giá hải sản tươi, ngon và giới thiệu cho người thân, bạn bè đến ăn thử. Mùa hè, quán bánh canh bán cả ngày, khách thường phải xếp hàng chờ đến lượt. Chỉ riêng trong buổi sáng quán bán 7-8kg mực và 20kg cá.
Chị Bùi Thị Thuận chủ quán cho biết, ngoài cách chế biến riêng, nguyên liệu hải sản tươi là yếu tố quyết định việc thu hút và giữ chân khách.
Anh Long (quận Thanh Khê), một vị khách của quán chia sẻ, tuy nhà ở xa nhưng anh cũng thường xuyên ghé quán. Anh ấn tượng vì mực, cá của quán tươi. Nhất là món bánh canh mực. Quán để nguyên túi mực nên khi ăn rất ngọt, dù bát bánh canh có thể biến sang màu đen. Mức giá 50.000 đồng cho tô bánh canh mực cũng là hợp lý. Còn nếu chọn cá nguyên con thì xác định giá đắt, tiền nào của nấy, do đó khách hàng nên hỏi trước khi gọi món để tránh ngỡ ngàng.