Ngọc Vàng
Well-known member
Thứ Bảy, ngày 09/11/2024 17:53 PM (GMT+7)
Chia sẻ
Mùi ngậy của thịt mỡ, vị thơm của gạo nếp, vị cay của gừng quyện lẫn vị bùi của vừng, đậu phộng, mứt dừa và tinh dầu bưởi…khiến bánh cáy, đặc sản của quê lúa Thái Bình ngon khó cưỡng. Trong không khí se lạnh của những ngày cuối thu, ăn bánh cáy và uống nước chè xanh thì thật không còn gì bằng.
Theo dân gian, gọi là bánh cáy vì bánh nhìn giống trứng con cáy. Nhưng lại có ý kiến cho rằng vì bánh thơm ngon nên được quan địa phương chọn dâng vua, vua ăn thấy vị bùi, ngọt hòa cùng vị cay của gừng nên hỏi tên món bánh, viên quan dâng bánh nói rằng đó là bánh cay. Từ đó, người dân đọc chệch là bánh cáy.
Nhắc đến đặc sản của mảnh đất Thái Bình, chắc chắn không ai là không nhớ tới thức quà mang tên bánh cáy, một tuyệt phẩm hòa nguyện từ mùi thơm của gạo nếp, vị béo bùi từ vừng, đậu phộng, mứt dừa, và tinh dầu bưởi...
Nguyên liệu làm bánh cáy đều là những sản phẩm từ tự nhiên gắn với làng quê đồng ruộng gồm: gạo nếp là thành phần chính tạo nên lớp vỏ và nhân; mỡ lợn để tạo độ béo, gấc sử dụng để tạo màu đỏ tự nhiên cho lớp vỏ của bánh; quả dành dành để tạo màu vàng cho bánh; mạch nha đóng vai trò làm cho bánh có hương vị ngọt tự nhiên; vừng dùng để gia tăng độ ngon và cung cấp vị béo cho bánh, đậu phộng, mứt dừa sử dụng làm nhân hoặc trang trí vỏ bên ngoài; tinh dầu bưởi giúp tạo mùi thơm đặc trưng...
Nguyên liệu bánh cáy đều là những sản phẩm từ tự nhiên.
Theo chị Nguyễn Thị Phú Phương, làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, cho biết, làm được một mẻ bánh cay cũng lắm công phu. Mỡ lợn phải được ướp từ trước đó 15 ngày, khi chế biến thì thái thành hạt lựu, xào lên cho đến khi chuyển màu vàng giòn.
Nguyên liệu làm bánh cáy.
Gạo nếp được chia làm 3 phần: hai phần nấu xôi, một phần rang thành bỏng gạo (nẻ). Trong hai phần gạo nấu xôi, một phần gạo được trộn ruột gấc (màu đỏ) để thành xôi đỏ. Phần gạo còn lại nấu với nước quả dành dành để cho ra màu vàng tươi. Khi xôi chín, mang giã nhuyễn sau đó sấy khô. Lạc, vừng rang chín. Ngoài ra, cà rốt xào với nước đường, nước gừng và vỏ quýt tươi. Những phụ gia này cũng phải được làm cẩn thận để giữ được mùi vị đặc trưng…
Để làm được một mẻ bánh cáy cũng rất công phu.
Sau khi nguyên liệu đã chuẩn bị xong, người làm bánh trộn đều tất cả với đường mía rồi đun trên chảo mỡ (hoặc dầu ăn) cho đến khi đạt tới mùi thơm quyến rũ. Lúc này nguyên liệu được đổ vào khuôn gỗ nhồi nén thành bánh. Khuôn gỗ có lót vừng đã rang thơm ở xung quanh để khi lấy bánh ra có một lớp áo vừng hoa văn đẹp mắt bao phủ bên ngoài.
Sau khi ra lò, bánh cáy sẽ được cắt thành những miếng tùy theo các loại kích cỡ.
Bánh cáy thành phẩm phải có ngũ sắc (đỏ, xanh, vàng, trắng, đen) và bát vị (đắng, cay, chua, mặn, ngọt, bùi, ngậy, béo). Khi ăn, người thưởng thức phải cảm nhận được vị ngậy ngậy của mỡ lợn, vị thơm của gạo nếp, vị bùi của vừng lạc hòa quyện cùng vị cay cay của gừng.
Bánh cáy thành phẩm phải đảm bảo ngũ sắc và bát vị
Chị Nguyễn Phương Hà, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, chị được ăn bánh gáy khi về làm dâu đất Thái Bình. Sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu truyền thống đem đến cho bánh cáy một hương vị rất lạ. Vị ngọt thanh từ đường mía, vị cay nhẹ của hương gừng, sự béo bùi của gạo nếp cái hoa vàng cùng vị bùi bùi của vừng và lạ khiến chị say mê.
Hương vị đặc biệt của bánh cáy khiến nhiều thực khách say mê.
Cũng theo chị Hà, bánh cáy không phải loại ăn lấy được mà là vừa ăn vừa nhẩn nha, cắn từng chút, từng chút một để thưởng thức hương vị của miếng bánh. Đặc biệt, khi ăn bánh cáy, người dân Thái Bình thường hay nhâm nhi bên tách trà xanh nóng. Vị trà ấm hòa lẫn với vị cay thơm nóng của gừng có trong miếng bánh, giúp cho tinh thần của người ăn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn.
Điều đáng nói, ngày xưa, bánh cáy chỉ là đặc sản địa phương, nhưng ngày nay, bánh cáy có mặt ở khắp nơi, muốn ăn là có. Những ngày này, trời bắt đầu se se lạnh, còn gì tuyệt bằng ngồi bên ấm nước chè, vừa nhâm nhi chén chè, vừa hít hà không khí mùa thu, vừa nhẩn nha miếng bánh cáy để thưởng thức hương vị bùi bùi của lạc và vừng rang, béo béo của xôi và hơi cay cay của gừng.
Chia sẻ
Sơn Hà
Chia sẻ
Mùi ngậy của thịt mỡ, vị thơm của gạo nếp, vị cay của gừng quyện lẫn vị bùi của vừng, đậu phộng, mứt dừa và tinh dầu bưởi…khiến bánh cáy, đặc sản của quê lúa Thái Bình ngon khó cưỡng. Trong không khí se lạnh của những ngày cuối thu, ăn bánh cáy và uống nước chè xanh thì thật không còn gì bằng.
Theo dân gian, gọi là bánh cáy vì bánh nhìn giống trứng con cáy. Nhưng lại có ý kiến cho rằng vì bánh thơm ngon nên được quan địa phương chọn dâng vua, vua ăn thấy vị bùi, ngọt hòa cùng vị cay của gừng nên hỏi tên món bánh, viên quan dâng bánh nói rằng đó là bánh cay. Từ đó, người dân đọc chệch là bánh cáy.
Nhắc đến đặc sản của mảnh đất Thái Bình, chắc chắn không ai là không nhớ tới thức quà mang tên bánh cáy, một tuyệt phẩm hòa nguyện từ mùi thơm của gạo nếp, vị béo bùi từ vừng, đậu phộng, mứt dừa, và tinh dầu bưởi...
Nguyên liệu làm bánh cáy đều là những sản phẩm từ tự nhiên gắn với làng quê đồng ruộng gồm: gạo nếp là thành phần chính tạo nên lớp vỏ và nhân; mỡ lợn để tạo độ béo, gấc sử dụng để tạo màu đỏ tự nhiên cho lớp vỏ của bánh; quả dành dành để tạo màu vàng cho bánh; mạch nha đóng vai trò làm cho bánh có hương vị ngọt tự nhiên; vừng dùng để gia tăng độ ngon và cung cấp vị béo cho bánh, đậu phộng, mứt dừa sử dụng làm nhân hoặc trang trí vỏ bên ngoài; tinh dầu bưởi giúp tạo mùi thơm đặc trưng...
Nguyên liệu bánh cáy đều là những sản phẩm từ tự nhiên.
Theo chị Nguyễn Thị Phú Phương, làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, cho biết, làm được một mẻ bánh cay cũng lắm công phu. Mỡ lợn phải được ướp từ trước đó 15 ngày, khi chế biến thì thái thành hạt lựu, xào lên cho đến khi chuyển màu vàng giòn.
Nguyên liệu làm bánh cáy.
Gạo nếp được chia làm 3 phần: hai phần nấu xôi, một phần rang thành bỏng gạo (nẻ). Trong hai phần gạo nấu xôi, một phần gạo được trộn ruột gấc (màu đỏ) để thành xôi đỏ. Phần gạo còn lại nấu với nước quả dành dành để cho ra màu vàng tươi. Khi xôi chín, mang giã nhuyễn sau đó sấy khô. Lạc, vừng rang chín. Ngoài ra, cà rốt xào với nước đường, nước gừng và vỏ quýt tươi. Những phụ gia này cũng phải được làm cẩn thận để giữ được mùi vị đặc trưng…
Để làm được một mẻ bánh cáy cũng rất công phu.
Sau khi nguyên liệu đã chuẩn bị xong, người làm bánh trộn đều tất cả với đường mía rồi đun trên chảo mỡ (hoặc dầu ăn) cho đến khi đạt tới mùi thơm quyến rũ. Lúc này nguyên liệu được đổ vào khuôn gỗ nhồi nén thành bánh. Khuôn gỗ có lót vừng đã rang thơm ở xung quanh để khi lấy bánh ra có một lớp áo vừng hoa văn đẹp mắt bao phủ bên ngoài.
Sau khi ra lò, bánh cáy sẽ được cắt thành những miếng tùy theo các loại kích cỡ.
Bánh cáy thành phẩm phải có ngũ sắc (đỏ, xanh, vàng, trắng, đen) và bát vị (đắng, cay, chua, mặn, ngọt, bùi, ngậy, béo). Khi ăn, người thưởng thức phải cảm nhận được vị ngậy ngậy của mỡ lợn, vị thơm của gạo nếp, vị bùi của vừng lạc hòa quyện cùng vị cay cay của gừng.
Bánh cáy thành phẩm phải đảm bảo ngũ sắc và bát vị
Chị Nguyễn Phương Hà, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, chị được ăn bánh gáy khi về làm dâu đất Thái Bình. Sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu truyền thống đem đến cho bánh cáy một hương vị rất lạ. Vị ngọt thanh từ đường mía, vị cay nhẹ của hương gừng, sự béo bùi của gạo nếp cái hoa vàng cùng vị bùi bùi của vừng và lạ khiến chị say mê.
Hương vị đặc biệt của bánh cáy khiến nhiều thực khách say mê.
Cũng theo chị Hà, bánh cáy không phải loại ăn lấy được mà là vừa ăn vừa nhẩn nha, cắn từng chút, từng chút một để thưởng thức hương vị của miếng bánh. Đặc biệt, khi ăn bánh cáy, người dân Thái Bình thường hay nhâm nhi bên tách trà xanh nóng. Vị trà ấm hòa lẫn với vị cay thơm nóng của gừng có trong miếng bánh, giúp cho tinh thần của người ăn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn.
Điều đáng nói, ngày xưa, bánh cáy chỉ là đặc sản địa phương, nhưng ngày nay, bánh cáy có mặt ở khắp nơi, muốn ăn là có. Những ngày này, trời bắt đầu se se lạnh, còn gì tuyệt bằng ngồi bên ấm nước chè, vừa nhâm nhi chén chè, vừa hít hà không khí mùa thu, vừa nhẩn nha miếng bánh cáy để thưởng thức hương vị bùi bùi của lạc và vừng rang, béo béo của xôi và hơi cay cay của gừng.
Chia sẻ
Sơn Hà