tran hương
Well-known member
Món ăn đặc sản Sóc Trăng ghi điểm nhờ sự kết hợp giữa vị bùi của đậu xanh, ngọt từ tôm thịt cùng lớp vỏ giòn.
Cách TP HCM hơn 200 km, Sóc Trăng được du khách gần xa biết đến nhờ sở hữu nhiều điểm đến. Ngoài ra, vì là nơi hội tụ văn hóa của nhiều đồng bào dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm nên nơi đây còn nổi tiếng vì có nhiều loại đặc sản khiến thực khách lưu luyến, đặc biệt phải kể đến là bánh cống - một trong những món ăn truyền thống của người Khmer ở tỉnh này.
Bánh cống kèm xà lách, các loại rau thơm, nước mắm chua ngọt kèm đồ chua, dưa leo, bún.
Chị Phạn, người Khmer ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, chia sẻ sở dĩ có tên bánh cống là do bắt nguồn từ hình dáng của chiếc bánh được đổ trong khuôn có lòng sâu, giống hình chiếc cống. Khuôn này được làm bằng nhôm, hình trụ tròn, đáy bằng, cao 4-5 cm, có tay cầm dài 25-30 cm. Nguyên liệu làm nên chiếc bánh gồm bột gạo, đậu nành, đậu xanh, tôm, thịt, củ sắn, khoai môn, hành tím... cùng nhiều loại gia vị.
Các bước làm nên một chiếc bánh cống cũng mất khá nhiều công đoạn, từ cách pha bột, làm nhân, chiên bánh cho đến nước chấm sao cho hài hòa, đúng cách. Trước tiên, đậu xanh sẽ ngâm trong nước khoảng một đêm, sau đó nấu vừa mềm tới, tránh làm hạt đậu bị nát. Người làm bánh tiếp tục ngâm đậu nành và đãi sạch vỏ, xay nhuyễn, sau đó trộn cùng bột gạo để làm bột chiên bánh.
Phần nhân bánh sẽ có thêm thịt heo xay, củ sắn với nấm mèo băm nhỏ, xào với hành tím và nêm nếm gia vị cho hài hòa. Còn tôm thì chọn loại tôm đất, nhỏ nhưng cho ngọt thịt, rửa sạch và để ráo, khoai môn cắt thành sợi.
Để chiên bánh cống vàng giòn đều các mặt, người dân nơi đây sẽ dùng một chiếc chảo sâu lòng, cho ngập dầu, đun với lửa lớn. "Cách nhúng khuôn bánh cống vào dầu sôi cho nóng đều để giúp bánh không bị dính vào khuôn khi chiên", chị Phạn lưu ý. Đặc biệt, để có chiếc bánh thật ngon, trước hết sẽ cho vào khuôn một vá bột bánh, tiếp đến là thịt xay, củ sắn, nấm mèo, đậu xanh và khoai môn cắt sợi vào, sau đó thêm một vá bột rồi cho tôm lên trên cùng.
Bánh cống được chiên trong chiếc chảo ngập dầu khoảng 5 phút đến khi ngả sang vàng. Sau đó, bánh sẽ lấy ra khỏi khuôn và tiếp tục để trong chảo dầu, chiên thêm khoảng 2 phút cho tới khi thấy màu vàng giòn thì lấy ra, để vào rây cho ráo dầu.
Do được chiên ngập dầu nên vỏ bánh có màu vàng sẫm, giòn, bên trên là những con tôm đỏ tươi.
Người Sóc Trăng ăn bánh cống kèm xà lách, các loại rau thơm, nước mắm chua ngọt kèm đồ chua, dưa leo, nhiều chỗ còn kèm thêm chút bún để no bụng. Chiếc bánh cống vàng giòn được cắt ra làm nhiều phần nhỏ, cuốn cùng các loại rau chấm vào chén nước mắm có thêm chút ớt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị bùi của đậu xanh và khoai môn, mùi thơm từ tôm thịt, vỏ bánh giòn hòa cùng các loại rau và nước chấm.
Nhiều thực khách phải lòng món bánh cống vì có thể tìm mua ở nhiều nơi. Riêng ở TP HCM, bạn có thể tìm đến các địa điểm trên đường Lãnh Binh Thăng (quận 11), Lý Thường Kiệt (Gò Vấp), Lê Văn Sỹ (quận 3), Lê Quang Sung (quận 6)... để thưởng thức món đặc sản này. Giá mỗi chiếc bánh từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng.
Cách TP HCM hơn 200 km, Sóc Trăng được du khách gần xa biết đến nhờ sở hữu nhiều điểm đến. Ngoài ra, vì là nơi hội tụ văn hóa của nhiều đồng bào dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm nên nơi đây còn nổi tiếng vì có nhiều loại đặc sản khiến thực khách lưu luyến, đặc biệt phải kể đến là bánh cống - một trong những món ăn truyền thống của người Khmer ở tỉnh này.
Bánh cống kèm xà lách, các loại rau thơm, nước mắm chua ngọt kèm đồ chua, dưa leo, bún.
Chị Phạn, người Khmer ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, chia sẻ sở dĩ có tên bánh cống là do bắt nguồn từ hình dáng của chiếc bánh được đổ trong khuôn có lòng sâu, giống hình chiếc cống. Khuôn này được làm bằng nhôm, hình trụ tròn, đáy bằng, cao 4-5 cm, có tay cầm dài 25-30 cm. Nguyên liệu làm nên chiếc bánh gồm bột gạo, đậu nành, đậu xanh, tôm, thịt, củ sắn, khoai môn, hành tím... cùng nhiều loại gia vị.
Các bước làm nên một chiếc bánh cống cũng mất khá nhiều công đoạn, từ cách pha bột, làm nhân, chiên bánh cho đến nước chấm sao cho hài hòa, đúng cách. Trước tiên, đậu xanh sẽ ngâm trong nước khoảng một đêm, sau đó nấu vừa mềm tới, tránh làm hạt đậu bị nát. Người làm bánh tiếp tục ngâm đậu nành và đãi sạch vỏ, xay nhuyễn, sau đó trộn cùng bột gạo để làm bột chiên bánh.
Phần nhân bánh sẽ có thêm thịt heo xay, củ sắn với nấm mèo băm nhỏ, xào với hành tím và nêm nếm gia vị cho hài hòa. Còn tôm thì chọn loại tôm đất, nhỏ nhưng cho ngọt thịt, rửa sạch và để ráo, khoai môn cắt thành sợi.
Để chiên bánh cống vàng giòn đều các mặt, người dân nơi đây sẽ dùng một chiếc chảo sâu lòng, cho ngập dầu, đun với lửa lớn. "Cách nhúng khuôn bánh cống vào dầu sôi cho nóng đều để giúp bánh không bị dính vào khuôn khi chiên", chị Phạn lưu ý. Đặc biệt, để có chiếc bánh thật ngon, trước hết sẽ cho vào khuôn một vá bột bánh, tiếp đến là thịt xay, củ sắn, nấm mèo, đậu xanh và khoai môn cắt sợi vào, sau đó thêm một vá bột rồi cho tôm lên trên cùng.
Bánh cống được chiên trong chiếc chảo ngập dầu khoảng 5 phút đến khi ngả sang vàng. Sau đó, bánh sẽ lấy ra khỏi khuôn và tiếp tục để trong chảo dầu, chiên thêm khoảng 2 phút cho tới khi thấy màu vàng giòn thì lấy ra, để vào rây cho ráo dầu.
Do được chiên ngập dầu nên vỏ bánh có màu vàng sẫm, giòn, bên trên là những con tôm đỏ tươi.
Người Sóc Trăng ăn bánh cống kèm xà lách, các loại rau thơm, nước mắm chua ngọt kèm đồ chua, dưa leo, nhiều chỗ còn kèm thêm chút bún để no bụng. Chiếc bánh cống vàng giòn được cắt ra làm nhiều phần nhỏ, cuốn cùng các loại rau chấm vào chén nước mắm có thêm chút ớt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị bùi của đậu xanh và khoai môn, mùi thơm từ tôm thịt, vỏ bánh giòn hòa cùng các loại rau và nước chấm.
Nhiều thực khách phải lòng món bánh cống vì có thể tìm mua ở nhiều nơi. Riêng ở TP HCM, bạn có thể tìm đến các địa điểm trên đường Lãnh Binh Thăng (quận 11), Lý Thường Kiệt (Gò Vấp), Lê Văn Sỹ (quận 3), Lê Quang Sung (quận 6)... để thưởng thức món đặc sản này. Giá mỗi chiếc bánh từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng.