Võ Xuân Trường
Well-known member
Bánh khẩu xén đậm đà nét ẩm thực sông nước Mường Lay
Bánh khẩu xén, với hương vị truyền thống, dần trở thành nét đặc trưng ẩm thực của dân tộc Thái trắng ở Mường Lay, thị xã nhỏ bé nhất Việt Nam tại Điện Biên.
https://air.asia/emK2Q
Những người phụ nữ dân tộc Thái tại TX Mường Lay, tỉnh Điện Biên đang thực hiện một công đoạn làm bánh khẩu xén. Ảnh: Chúc Chi
Không chỉ là món ăn trong dịp Tết, bánh khẩu xén còn được sản xuất quanh năm để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.
Nguyên liệu làm bánh chủ yếu từ gạo, sắn. Màu sắc của bánh được làm từ các nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bánh khẩu xén thông thường có 6 màu: trắng, đỏ, vàng, tím, cam, xanh.
Các công đoạn làm bánh tuy không khó nhưng đòi hỏi các chị em phụ nữ người Thái phải thực hiện tỉ tỉ, khéo léo. Ảnh: Chúc Chi
Để tạo ra những chiếc bánh khẩu xén thơm ngon, người dân Mường Lay đã trải qua một quy trình sản xuất khá công phu. Gạo nếp và sắn sau khi đồ chín sẽ được xay nhuyễn thành bột. Sau đó, những người phụ nữ khéo léo sẽ dùng “con lăn” để cán mỏng bột thành từng lớp.
Bánh được cắt thành nhiều hình dáng khác nhau như hình con chì (nhỏ dài bằng ngón tay), hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác... rồi mang đi phơi khô. Khi sử dụng sẽ mang đi rán như bánh phồng tôm.
Những năm gần đây, nghề làm bánh khẩu xén truyền thống của đồng bào Thái trắng ở Mường Lay không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn trở thành một ngành nghề mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Bánh khẩu xén được phơi ngoài nắng để khô một cách tự nhiên. Ảnh: Quang Đạt.
Là một trong những hộ sản xuất bánh quanh năm, bà Lò Thị Miền - bản Bắc 2, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay cho hay: “Mỗi tháng gia đình làm khoảng 500kg bánh, giá bán tại nhà khoảng 60.000 đồng/kg tùy vào loại bánh. Trong đó, bánh làm từ nếp giá cao nhất và làm từ sắn có giá thấp nhất, mỗi tháng cho gia đình thu nhập khoảng 30 triệu đồng”.
Nhằm phát huy thế mạnh này, địa phương đã tích cực xây dựng các tổ hợp tác, tạo điều kiện để các hộ gia đình liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.
Bánh khẩu xén sau khi rán sẽ có vị thơm ngon khó cưỡng. Ảnh: Chúc Chi.
Chị Lò Chúc Chi - Chủ nhiệm Hợp tác xã Hoa Ban Trắng (HTX), thị xã Mường Lay cho biết, với 19 hội viên, mỗi tháng các thành viên tham gia HTX có thể kiếm từ 3-3,5 triệu đồng trong mùa sản xuất. HTX khuyến khích các thành viên tạo thêm nhiều công việc, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống, từ đó tạo động lực để chị em tích cực sản xuất, sống được với nghề.
“Ngoài ra, việc sản xuất bánh theo hình thức HTX còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn nét văn hóa truyền thống mà còn trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch” - chị Lò Chúc Chi nói.
Tháng 4.2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bánh khẩu xén, với hương vị truyền thống, dần trở thành nét đặc trưng ẩm thực của dân tộc Thái trắng ở Mường Lay, thị xã nhỏ bé nhất Việt Nam tại Điện Biên.
https://air.asia/emK2Q
Những người phụ nữ dân tộc Thái tại TX Mường Lay, tỉnh Điện Biên đang thực hiện một công đoạn làm bánh khẩu xén. Ảnh: Chúc Chi
Không chỉ là món ăn trong dịp Tết, bánh khẩu xén còn được sản xuất quanh năm để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.
Nguyên liệu làm bánh chủ yếu từ gạo, sắn. Màu sắc của bánh được làm từ các nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bánh khẩu xén thông thường có 6 màu: trắng, đỏ, vàng, tím, cam, xanh.
Để tạo ra những chiếc bánh khẩu xén thơm ngon, người dân Mường Lay đã trải qua một quy trình sản xuất khá công phu. Gạo nếp và sắn sau khi đồ chín sẽ được xay nhuyễn thành bột. Sau đó, những người phụ nữ khéo léo sẽ dùng “con lăn” để cán mỏng bột thành từng lớp.
Bánh được cắt thành nhiều hình dáng khác nhau như hình con chì (nhỏ dài bằng ngón tay), hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác... rồi mang đi phơi khô. Khi sử dụng sẽ mang đi rán như bánh phồng tôm.
Những năm gần đây, nghề làm bánh khẩu xén truyền thống của đồng bào Thái trắng ở Mường Lay không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn trở thành một ngành nghề mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Là một trong những hộ sản xuất bánh quanh năm, bà Lò Thị Miền - bản Bắc 2, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay cho hay: “Mỗi tháng gia đình làm khoảng 500kg bánh, giá bán tại nhà khoảng 60.000 đồng/kg tùy vào loại bánh. Trong đó, bánh làm từ nếp giá cao nhất và làm từ sắn có giá thấp nhất, mỗi tháng cho gia đình thu nhập khoảng 30 triệu đồng”.
Nhằm phát huy thế mạnh này, địa phương đã tích cực xây dựng các tổ hợp tác, tạo điều kiện để các hộ gia đình liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.
Chị Lò Chúc Chi - Chủ nhiệm Hợp tác xã Hoa Ban Trắng (HTX), thị xã Mường Lay cho biết, với 19 hội viên, mỗi tháng các thành viên tham gia HTX có thể kiếm từ 3-3,5 triệu đồng trong mùa sản xuất. HTX khuyến khích các thành viên tạo thêm nhiều công việc, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống, từ đó tạo động lực để chị em tích cực sản xuất, sống được với nghề.
“Ngoài ra, việc sản xuất bánh theo hình thức HTX còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn nét văn hóa truyền thống mà còn trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch” - chị Lò Chúc Chi nói.
Tháng 4.2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.