Võ Xuân Trường
Well-known member
Bánh sắn - từ món ăn nhà nghèo đến đặc sản trứ danh Phú Thọ
Từ món ăn chống đói của người dân nghèo, ngày nay bánh sắn đã trở thành một món đặc sản truyền thống của vùng đất Tổ Phú Thọ.
Mảnh đất Phú Thọ có nhiều món ngon dân dã, lạ miệng, khiến người ta ăn một lần nhớ lâu. Bánh sắn là một thức quà đặc biệt trong số đó.
Nguyên liệu chính của món ăn này là củ sắn (hay còn gọi là khoai mì). Theo lời kể của người địa phương, bánh sắn có từ khi những người dân tản cư từ các nơi tập trung về Phú Thọ. Khoảng ba bốn mươi năm trước, kinh tế còn khó khăn, cuộc sống đói kém, người dân coi củ sắn như lương thực chống đói.
Sắn thái mỏng, phơi khô được nghiền hay giã ra lấy bột, lọc bỏ xơ để làm bánh. Bánh sắn ngày ấy không có nhân, người dân lấy đũa chọc một lỗ thủng ở giữa, cho bánh nhanh chín đều. Đó là lý do người dân còn gọi vui là bánh sắn "nhân đũa".
Bánh sắn là đặc sản dân giã của mảnh đất Phú Thọ. Ảnh: Lan Hương Nguyễn
Ngày nay, bánh sắn còn được làm từ sắn nếp non, tươi, đem gọt vỏ rồi giã nhuyễn, vắt nước lấy bã. Phần nước vắt ra để cho lắng, thu được tinh bột mịn.
Người làm trộn tinh bột với bã, nhào kĩ cho đến khi thành hỗn hợp bột mịn mới đem làm vỏ bánh. Phần nhân đầy đặn, dạng hơn.
Bánh sắn nhân mộc nhĩ, thịt băm. Ảnh: Lan Hương Nguyễn
Làm bánh sắn không khó, nhưng người làm phải khéo léo dàn đều bột để bánh không bị rách vỏ khi gặp nhiệt độ cao. Bột ướt rất dính. Vỏ bánh được dàn mỏng, cho thêm phần nhân, rồi vo viên thành hình oval to cỡ quả trứng gà ta.
Bánh sắn nhân mặn sẽ gồm thịt lợn với đỗ xanh, hay thịt lợn với mộc nhĩ, nấm hương... Còn bánh nhân ngọt sẽ có đỗ xanh, có thể thêm dừa sợi, nhân đậu đen, đậu đỏ...
Bao bên ngoài bánh là một lớp lá chuối hoặc lá nếp (lá dứa). Lớp lá giúp bánh không dính khi hấp, người ăn cũng tiện cầm khi thưởng thức. Bước cuối cùng đem bánh hấp chín trong khoảng 40 phút. Bánh ngon nhất là ăn ngay khi còn nóng hổi.
Bánh sắn khi chín có màu trắng, lớp vỏ mềm dẻo dai, vị ngọt tự nhiên từ lớp bột sắn non, đậu xanh, giòn sần sần sật của mộc nhĩ, vị ngọt của thịt lợn... Mỗi kiểu nhân sẽ mang lại hương vị khác nhau, nhưng bánh sắn nhân thịt băm mộc nhĩ vẫn phổ biến và được yêu thích hơn cả. Có người ví von bánh sắn có nét giống bánh bột lọc, tuy nhiên lớp bột dẻo dai và hương vị rất khác biệt.
Nếu có dịp ghé thăm Phú Thọ, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm món ăn độc đáo này và khám phá văn hóa ẩm thực của vùng đất Tổ linh thiêng. Bánh sắn Phú Thọ nổi tiếng nhất ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Du khách đến đền Mẫu Âu Cơ sẽ bắt gặp hàng quán bán thức quà dân dã này.
Bánh sắn được đóng vào hộp gọn gàng trước khi bán tới tay thực khách. Ảnh: Lan Hương Nguyễn
Hoặc nếu không có điều kiện đi xa, người dân Thủ Đô cũng có thể dễ dàng tìm mua và thưởng thức món đặc sản hấp dẫn này. Trên mạng xã hội, một số cửa hàng kinh doanh online cũng bán món bánh sắn đặc sản Phú Thọ, giá khoảng 55.000 đồng một chục.
Chị Hương Lan, chủ một cơ sở kinh doanh online tại Hà Nội, cho biết: "Bánh sắn ăn không bị ngán, dù ăn no nhưng vẫn không hề thấy chán. Bánh sống có thể để được cả tháng trong ngăn đá, khi ăn chỉ cần cho lên nồi hấp chín, vẫn ngon".
Từ món ăn chống đói của người dân nghèo, ngày nay bánh sắn đã trở thành một món đặc sản truyền thống của vùng đất Tổ Phú Thọ.
Mảnh đất Phú Thọ có nhiều món ngon dân dã, lạ miệng, khiến người ta ăn một lần nhớ lâu. Bánh sắn là một thức quà đặc biệt trong số đó.
Nguyên liệu chính của món ăn này là củ sắn (hay còn gọi là khoai mì). Theo lời kể của người địa phương, bánh sắn có từ khi những người dân tản cư từ các nơi tập trung về Phú Thọ. Khoảng ba bốn mươi năm trước, kinh tế còn khó khăn, cuộc sống đói kém, người dân coi củ sắn như lương thực chống đói.
Sắn thái mỏng, phơi khô được nghiền hay giã ra lấy bột, lọc bỏ xơ để làm bánh. Bánh sắn ngày ấy không có nhân, người dân lấy đũa chọc một lỗ thủng ở giữa, cho bánh nhanh chín đều. Đó là lý do người dân còn gọi vui là bánh sắn "nhân đũa".
Bánh sắn là đặc sản dân giã của mảnh đất Phú Thọ. Ảnh: Lan Hương Nguyễn
Ngày nay, bánh sắn còn được làm từ sắn nếp non, tươi, đem gọt vỏ rồi giã nhuyễn, vắt nước lấy bã. Phần nước vắt ra để cho lắng, thu được tinh bột mịn.
Người làm trộn tinh bột với bã, nhào kĩ cho đến khi thành hỗn hợp bột mịn mới đem làm vỏ bánh. Phần nhân đầy đặn, dạng hơn.
Làm bánh sắn không khó, nhưng người làm phải khéo léo dàn đều bột để bánh không bị rách vỏ khi gặp nhiệt độ cao. Bột ướt rất dính. Vỏ bánh được dàn mỏng, cho thêm phần nhân, rồi vo viên thành hình oval to cỡ quả trứng gà ta.
Bánh sắn nhân mặn sẽ gồm thịt lợn với đỗ xanh, hay thịt lợn với mộc nhĩ, nấm hương... Còn bánh nhân ngọt sẽ có đỗ xanh, có thể thêm dừa sợi, nhân đậu đen, đậu đỏ...
Bao bên ngoài bánh là một lớp lá chuối hoặc lá nếp (lá dứa). Lớp lá giúp bánh không dính khi hấp, người ăn cũng tiện cầm khi thưởng thức. Bước cuối cùng đem bánh hấp chín trong khoảng 40 phút. Bánh ngon nhất là ăn ngay khi còn nóng hổi.
Bánh sắn khi chín có màu trắng, lớp vỏ mềm dẻo dai, vị ngọt tự nhiên từ lớp bột sắn non, đậu xanh, giòn sần sần sật của mộc nhĩ, vị ngọt của thịt lợn... Mỗi kiểu nhân sẽ mang lại hương vị khác nhau, nhưng bánh sắn nhân thịt băm mộc nhĩ vẫn phổ biến và được yêu thích hơn cả. Có người ví von bánh sắn có nét giống bánh bột lọc, tuy nhiên lớp bột dẻo dai và hương vị rất khác biệt.
Nếu có dịp ghé thăm Phú Thọ, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm món ăn độc đáo này và khám phá văn hóa ẩm thực của vùng đất Tổ linh thiêng. Bánh sắn Phú Thọ nổi tiếng nhất ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Du khách đến đền Mẫu Âu Cơ sẽ bắt gặp hàng quán bán thức quà dân dã này.
Hoặc nếu không có điều kiện đi xa, người dân Thủ Đô cũng có thể dễ dàng tìm mua và thưởng thức món đặc sản hấp dẫn này. Trên mạng xã hội, một số cửa hàng kinh doanh online cũng bán món bánh sắn đặc sản Phú Thọ, giá khoảng 55.000 đồng một chục.
Chị Hương Lan, chủ một cơ sở kinh doanh online tại Hà Nội, cho biết: "Bánh sắn ăn không bị ngán, dù ăn no nhưng vẫn không hề thấy chán. Bánh sống có thể để được cả tháng trong ngăn đá, khi ăn chỉ cần cho lên nồi hấp chín, vẫn ngon".