Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Ở Thái Lan, đồ ăn bán ở khắp nơi với giá bình dân, từ trung tâm thương mại 5 sao đến sân bay - điều khó thấy ở Việt Nam.
"Có một thực tế là ở Thái Lan, đồ ăn nhiều vô kể, đã vậy giá cả lại rất bình dân, ngay cả trong trung tâm thương mại 5 sao. Vì thế, khách du lịch đến Thái Lan rất mạnh tay chi tiền ăn uống, còn người bán cũng thu tiền 'mỏi tay'.
Còn hàng hóa cũng đa dạng các chủng loại, từ rẻ tiền, bình dân, cho tới cao cấp. Thế nên khách du lịch đi tham quan hay mua sắm cả ngày cũng không hết dù chỉ ở một trung tâm thương mại. Ai muốn đi hết các khu mua sắm tại Thái có lẽ phải đi rất nhiều lần. Trong khi đó, các hội chợ ẩm thực, tiêu dùng tại Việt Nam rất lèo tèo gian hàng, mà chủ yếu là quần áo, giày dép, đồ hộp.
Hàng bán tại Thái Lan đa dạng, đến từ nhiều quốc gia, nhưng đa phần hàng tiêu dùng giá bình dân đều là sản phẩm sản xuất trong nước. Khách du lịch mua nhiều thì doanh nghiệp Thái phát triển, nhiều người có việc làm và thu nhập ổn định. Họ phát triển hơn ta, nhất là thu hút khách du lịch và cách họ buộc du khách phải chi tiền nhiều, mặc dù cảnh đẹp thiên nhiên ở Thái không thể sánh với Việt Nam.
Phải nói rằng, du lịch Thái Lan nói riêng và người Thái nói chung thuần thục tuyệt chiêu 'thả con săn sắt, bắt con cá rô'. Thái Lan có vô vàn trung tâm thương mại khủng và chợ đêm, đặc biệt giá cả hàng hóa, ăn uống là rất bình dân. Chính vì giá cả rất 'mềm' nên thu hút lượt khách đến hơn 23 triệu mỗi năm. Họ chấp nhận thu lời ít nhưng bán được số nhiều, rồi tạo sự thiện cảm cho khách để khiến khách quay lại du lịch Thái thêm nhiều lần nữa.
Sản phẩm sản xuất tại Thái cũng vô cùng đa dạng. Ngay cả ăn uống tại sân bay Thái Lan, rất nhiều món ăn, thức uống được bán với giá cả rất bình dân, có chỗ ngồi ăn sạch sẽ. Nhìn lại sân bay ở ta, giá cả ăn uống ở đây luôn rất đắt đỏ, và chỉ một clip trên mạng ghi lại cảnh khách nước ngoài mua sắm tại chợ trung tâm có đôi vớ giá 700.000 đồng cũng đủ làm nhiều du khách chùn chân khi muốn du lịch Việt Nam hoặc một đi không trở lại. Kinh doanh ở ta có phải đang đi ngược so với Thái Lan, với phương châm "thả con cá rô, vồ con săn sắt"?
Chợ đêm Thái Lan tràn ngập sản phẩm nội địa, còn chợ đêm mua sắm ở ta vốn quy mô rất nhỏ nhưng lại rất nhiều hàng nhập. Hãy sang Thái học cách họ làm du lịch để du lịch nước ta phát triển lên. Cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam hơn hẳn Thái Lan mà không thu hút được hơn 20 triệu lượt du khách như họ thì quá đáng tiếc".
Đó là chia sẻ của độc giả Đình xung quanh câu chuyện quảng bá ẩm thực Việt nói riêng và du lịch Việt nói chung tới du khách quốc tế. Thực tế, đây là bài toán làm đâu đầu những người làm du lịch nước ta trong suốt một thời gian dài. Tại sao ẩm thực Việt phong phú, đa dạng; cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đẹp đẽ, nhưng vẫn lép vế trước du lịch Thái Lan? Chúng ta cần làm gì để cải thiện tình hình và thay đổi hình ảnh đất nước trên bản đồ du lịch thế giới?
Nói về những yếu kém của du lịch Việt cũng như cơ hội và thách thức đang chờ đón chúng ta, bạn đọc Tỉnh phân tích: "Ẩm thực Việt Nam thực ra không hề kém so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Chính tôi cũng từng trải nghiệm các món ăn đặc trưng của các nước trên nên đánh giá như vậy. Ẩm thực nước nào cũng đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên vấn đề năm ở khả năng marketing và chất lượng ngành dịch vụ của mỗi nước. Và chính điều này khiến ẩm thực Việt thua kém nhiều so với các nước.
Tôi nhận thấy, nhiều nước đã quảng cáo ẩm thực truyền thống rất tốt qua phim ảnh, giới thiệu các khu chợ ẩm thực lớn với các gian hàng đồng bộ, vệ sinh sạch sẽ, trình bày đẹp, nấu ăn tại chỗ, người bán hàng vui vẻ ,không chèo kéo khách, không có thái độ lườm nguýt, chảnh chọe... Điều đó góp phần tạo ấn tượng tốt cho du khách khi tới đất nước họ.
Trong khi đó, ở Việt Nam có rất ít những khu chợ ẩm thực được tổ chức tập trung như Thái Lan. Các hàng quán ẩm thực ở ta chủ yếu nằm rải rác khắp nơi. Nếu có khu ẩm thực thì quy mô cũng rất nhỏ, hàng quán lộn xộn, không vệ sinh, trình bày món ăn không bắt mắt, không có chỗ bỏ rác, khách xả rác xuống đất rất mất vệ sinh...
Ngoài ra, món ăn Việt có rất nhiều cách để không cần lạm dụng phụ gia, tuy nhiên do phong cách kinh doanh 'ăn xổi' mà nhiều quán lạm dụng để tiết kiệm. Đấy là phong cách kinh doanh chứ bản thân người Việt cũng không muốn ăn như vậy. Nếu áp dụng cách làm ẩm thực của người Thái, tôi nghĩ Việt Nam sẽ dư sức để thành công hơn".
"Có một thực tế là ở Thái Lan, đồ ăn nhiều vô kể, đã vậy giá cả lại rất bình dân, ngay cả trong trung tâm thương mại 5 sao. Vì thế, khách du lịch đến Thái Lan rất mạnh tay chi tiền ăn uống, còn người bán cũng thu tiền 'mỏi tay'.
Còn hàng hóa cũng đa dạng các chủng loại, từ rẻ tiền, bình dân, cho tới cao cấp. Thế nên khách du lịch đi tham quan hay mua sắm cả ngày cũng không hết dù chỉ ở một trung tâm thương mại. Ai muốn đi hết các khu mua sắm tại Thái có lẽ phải đi rất nhiều lần. Trong khi đó, các hội chợ ẩm thực, tiêu dùng tại Việt Nam rất lèo tèo gian hàng, mà chủ yếu là quần áo, giày dép, đồ hộp.
Hàng bán tại Thái Lan đa dạng, đến từ nhiều quốc gia, nhưng đa phần hàng tiêu dùng giá bình dân đều là sản phẩm sản xuất trong nước. Khách du lịch mua nhiều thì doanh nghiệp Thái phát triển, nhiều người có việc làm và thu nhập ổn định. Họ phát triển hơn ta, nhất là thu hút khách du lịch và cách họ buộc du khách phải chi tiền nhiều, mặc dù cảnh đẹp thiên nhiên ở Thái không thể sánh với Việt Nam.
Phải nói rằng, du lịch Thái Lan nói riêng và người Thái nói chung thuần thục tuyệt chiêu 'thả con săn sắt, bắt con cá rô'. Thái Lan có vô vàn trung tâm thương mại khủng và chợ đêm, đặc biệt giá cả hàng hóa, ăn uống là rất bình dân. Chính vì giá cả rất 'mềm' nên thu hút lượt khách đến hơn 23 triệu mỗi năm. Họ chấp nhận thu lời ít nhưng bán được số nhiều, rồi tạo sự thiện cảm cho khách để khiến khách quay lại du lịch Thái thêm nhiều lần nữa.
Sản phẩm sản xuất tại Thái cũng vô cùng đa dạng. Ngay cả ăn uống tại sân bay Thái Lan, rất nhiều món ăn, thức uống được bán với giá cả rất bình dân, có chỗ ngồi ăn sạch sẽ. Nhìn lại sân bay ở ta, giá cả ăn uống ở đây luôn rất đắt đỏ, và chỉ một clip trên mạng ghi lại cảnh khách nước ngoài mua sắm tại chợ trung tâm có đôi vớ giá 700.000 đồng cũng đủ làm nhiều du khách chùn chân khi muốn du lịch Việt Nam hoặc một đi không trở lại. Kinh doanh ở ta có phải đang đi ngược so với Thái Lan, với phương châm "thả con cá rô, vồ con săn sắt"?
Chợ đêm Thái Lan tràn ngập sản phẩm nội địa, còn chợ đêm mua sắm ở ta vốn quy mô rất nhỏ nhưng lại rất nhiều hàng nhập. Hãy sang Thái học cách họ làm du lịch để du lịch nước ta phát triển lên. Cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam hơn hẳn Thái Lan mà không thu hút được hơn 20 triệu lượt du khách như họ thì quá đáng tiếc".
Đó là chia sẻ của độc giả Đình xung quanh câu chuyện quảng bá ẩm thực Việt nói riêng và du lịch Việt nói chung tới du khách quốc tế. Thực tế, đây là bài toán làm đâu đầu những người làm du lịch nước ta trong suốt một thời gian dài. Tại sao ẩm thực Việt phong phú, đa dạng; cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đẹp đẽ, nhưng vẫn lép vế trước du lịch Thái Lan? Chúng ta cần làm gì để cải thiện tình hình và thay đổi hình ảnh đất nước trên bản đồ du lịch thế giới?
Nói về những yếu kém của du lịch Việt cũng như cơ hội và thách thức đang chờ đón chúng ta, bạn đọc Tỉnh phân tích: "Ẩm thực Việt Nam thực ra không hề kém so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Chính tôi cũng từng trải nghiệm các món ăn đặc trưng của các nước trên nên đánh giá như vậy. Ẩm thực nước nào cũng đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên vấn đề năm ở khả năng marketing và chất lượng ngành dịch vụ của mỗi nước. Và chính điều này khiến ẩm thực Việt thua kém nhiều so với các nước.
Tôi nhận thấy, nhiều nước đã quảng cáo ẩm thực truyền thống rất tốt qua phim ảnh, giới thiệu các khu chợ ẩm thực lớn với các gian hàng đồng bộ, vệ sinh sạch sẽ, trình bày đẹp, nấu ăn tại chỗ, người bán hàng vui vẻ ,không chèo kéo khách, không có thái độ lườm nguýt, chảnh chọe... Điều đó góp phần tạo ấn tượng tốt cho du khách khi tới đất nước họ.
Trong khi đó, ở Việt Nam có rất ít những khu chợ ẩm thực được tổ chức tập trung như Thái Lan. Các hàng quán ẩm thực ở ta chủ yếu nằm rải rác khắp nơi. Nếu có khu ẩm thực thì quy mô cũng rất nhỏ, hàng quán lộn xộn, không vệ sinh, trình bày món ăn không bắt mắt, không có chỗ bỏ rác, khách xả rác xuống đất rất mất vệ sinh...
Ngoài ra, món ăn Việt có rất nhiều cách để không cần lạm dụng phụ gia, tuy nhiên do phong cách kinh doanh 'ăn xổi' mà nhiều quán lạm dụng để tiết kiệm. Đấy là phong cách kinh doanh chứ bản thân người Việt cũng không muốn ăn như vậy. Nếu áp dụng cách làm ẩm thực của người Thái, tôi nghĩ Việt Nam sẽ dư sức để thành công hơn".