Bảo tàng Đạo Mẫu xây từ 5 triệu viên ngói cổ của nghệ sĩ Xuân Hinh

Võ Xuân Trường

Well-known member
Bảo tàng Đạo Mẫu xây từ 5 triệu viên ngói cổ của nghệ sĩ Xuân Hinh

Với kiến trúc độc đáo, Bảo tàng Đạo Mẫu của nghệ sĩ Xuân Hinh là nơi lưu giữ nghệ thuật truyền thống để thế hệ trẻ hiểu hơn, yêu hơn văn hóa Việt.
Bảo tàng Đạo Mẫu của nghệ sĩ Xuân Hinh từ lâu đã nổi tiếng vì kiến trúc độc đáo, mang nhiều giá trị to lớn về văn hóa, nghệ thuật. Mới đây, công trình này được Domus - tạp chí kiến trúc uy tín hàng đầu thế giới xếp hạng Best Architecture Projects 2023 (Dự án kiến trúc tốt nhất năm 2023).


Bảo tàng Đạo Mẫu của nghệ sĩ Xuân Hinh từ lâu đã nổi tiếng vì kiến trúc độc đáo, mang nhiều giá trị to lớn về văn hóa, nghệ thuật. Công trình này được Domus - tạp chí kiến trúc uy tín hàng đầu thế giới xếp hạng Best Architecture Projects 2023 (Dự án kiến trúc tốt nhất năm 2023). Tạp chí Domus dành lời khen ngợi cho công trình rằng "tính thiêng biểu hiện qua chất liệu trong Bảo tàng thờ mẫu ở Việt Nam". Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu


Theo đó, Bảo tàng đạo Mẫu của nghệ sĩ Xuân Hinh do kiến trúc sư Nguyễn Hà thiết kế. Cô là người vừa dành giải thưởng Moira Gemmill - giải dành cho kiến trúc sư dưới 45 tuổi trên toàn thế giới có triển vọng hoặc đã có những thành tựu xuất sắc.
Bảo tàng Đạo Mẫu tọa lạc ở xã Hiền Ninh, phía tây nam huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. do kiến trúc sư Nguyễn Hà thiết kế. Cô là người vừa dành giải thưởng Moira Gemmill - giải dành cho kiến trúc sư tài năng dưới 45 tuổi trên toàn thế giới. Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu
Bảo tàng Đạo Mẫu là một dự án bảo tồn tín ngưỡng truyền thống của văn hóa Việt Nam. Công trình có kiến trúc đương đại, được tạo nên từ 5 triệu viên ngói cổ và hàng triệu viên gạch thất cổ mua của 500 nhà dân khắp cả nước.
Công trình có kiến trúc đương đại, dựng nên từ 5 triệu viên ngói cổ và hàng triệu viên gạch thất cổ mua từ 500 nhà dân khắp cả nước. Công trình được nghệ sĩ Xuân Hinh gọi là "Linh từ - uống nước nhớ nguồn", và dùng một số không gian trong đó làm Bảo tàng Đạo Mẫu. Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu
Bảo tàng nằm giữa không gian xanh mát của vườn cây ăn quả 50 năm tuổi, có cột, cổng nguyên bản khiến cho tổng thể ngôi nhà rất gần gũi với thiên nhiên.
Bảo tàng nằm giữa không gian xanh mát của vườn cây ăn quả 50 năm tuổi, vườn tre. Kiến trúc tổng thể của ngôi nhà rất gần gũi với thiên nhiên. Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu
Cổng vào Bảo Tàng Đạo Mẫu với điểm nhấn “Cá chép vượt Vũ môn“.
Cổng vào với điểm nhấn “Cá chép vượt Vũ môn“. Hiện bảo tàng chưa mở cửa đón khách tham quan. Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu
Khu thư viện - kho tàng văn học và nghệ thuật dân gian của Bảo Tàng Đạo Mẫu. Cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm trong sự nghiệp của NS Xuân Hinh cùng dự định dạy nghề cho thế hệ trẻ của ông trong tương lai.
Khu thư viện - kho tàng văn học và nghệ thuật dân gian của bảo tàng. Đây cũng là nơi lưu giữ những kỷ niệm trong sự nghiệp của nghệ sĩ Xuân Hinh cùng dự định của ông về việc dạy nghề cho thế hệ trẻ trong tương lai. Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu
Theo nghệ sĩ Xuân Hinh, khu “Linh Từ - Uống Nước Nhớ Nguồn” của Bảo Tàng Đạo Mẫu được hiểu là ngôi đền linh thiêng, nơi thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên, quê hương. Đó cũng chính là những biểu hiện về giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu - tâm sáng, tâm hướng thiện.
Theo nghệ sĩ Xuân Hinh, “Linh Từ - Uống Nước Nhớ Nguồn” được hiểu là ngôi đền linh thiêng, nơi thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên, quê hương. Điều đó cũng phản ánh giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu: tâm hướng thiện. Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu
Một tháp ngói của Bảo Tàng Đạo Mẫu vào chiều tối.
Một tháp ngói trong bảo tàng. Hành trình tìm gạch cổ để xây dựng Linh từ cũng gian nan. Nghệ sĩ Xuân Hinh đã phải đi khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên, Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)... đến Thừa Thiên Huế để tìm mua ngói cổ. Những viên ngói vỡ cũng được tận dụng để đổ bêtông làm đường đi trông như một “tấm thảm ngói“. Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu
Đi hết “bức thảm ngói“, du khách sẽ bắt gặp bộ sưu tập bình vôi cổ của Bảo Tàng Đạo Mẫu. Bộ sưu tập nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa trầu cau của người Việt.
Đi hết “tấm thảm ngói“, du khách sẽ thấy một bộ sưu tập bình vôi cổ nằm dưới gốc cau chằng chịt dây trầu không. Bộ sưu tập nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa trầu cau của người Việt. Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu
Bảo tàng Đạo Mẫu là nơi lưu giữ nghệ thuật truyền thống để thế hệ trẻ hiểu hơn, yêu hơn văn hóa Việt. Theo chia sẻ của nghệ sĩ Xuân Hinh, ông đã dành rất nhiều thời gian, công sức để tạo dựng, chăm chút cho nơi này. Đây chính là công trình tâm huyết cả đời của nghệ sĩ. Ảnh: Bảo tàng Đạo Mẫu
 
Bên trên