Võ Xuân Trường
Well-known member
Bảo tàng động đất chân thực đến khó tin ở Đài Loan (Trung Quốc)
Bảo tàng Động đất 921 phản ánh hậu quả kinh hoàng mà trận động đất 7,3 độ Richter đã gây ra ở Đài Loan (Trung Quốc) năm 1999.
Vào lúc 1h47 sáng ngày 21.9.1999, khu vực miền trung Đài Loan (Trung Quốc) hứng chịu một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter. Hậu quả thiệt hại quá lớn về người và tài sản khiến sự kiện này trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất thế kỷ xảy ra tại đây.
Sau thảm họa 921 (21.9), hay còn được biết đến với cái tên Jiji, chính quyền địa phương đã quyết định bảo tồn một số hiện vật liên quan đến trận động đất, đặt tại quận Vụ Phong. Ban đầu, bảo tàng có tên là Bảng tàng Tưởng niệm Động đất, sau đó đổi thành Bảo tàng Động đất 921 vào ngày 13.2.2001.
Bảo tàng Động đất 921. Ảnh: Tripadvisor
Năm 2007, bảo tàng được hoàn thiện, bao gồm Phòng bảo tồn đứt gãy Chelungpu, Phòng kỹ thuật động đất, Phòng trưng bày hình ảnh, Phòng phòng chống thiên tai và Phòng ghi chép tái thiết.
Bên cạnh việc bảo tồn địa điểm, khoa học tự nhiên và các ghi chép lịch sử, bảo tàng cũng là nơi trưng bày, triển lãm thường xuyên các kiến trúc phi thường cho du khách tham quan, học tập.
Tầng đứt gãy Chelongpu cắt ngang khuôn viên một ngôi trường và phá hủy gần như toàn bộ kiến trúc các tòa nhà. Để làm nổi bật cảnh quan đổ nát và các công trình bị hư hỏng, kiến trúc sư đã thiết kế năm phòng triển lãm kể trên bao quanh những khu vực đổ nát.
Bảo tàng lưu trữ những hậu quả kinh hoàng do động đất gây ra. Ảnh: Tripadvisor
Phòng trưng bày đường đứt gãy Chelongpu còn có một tác phẩm nghệ thuật tượng trưng cho kim và chỉ khâu "vết thương" do trận động đất để lại.
Theo lộ trình tham quan, du khách có thể thấy vết đứt gãy đã xảy ra như thế nào và nghiên cứu xem đất ở khu vực này đã bị biến dạng ra sao. Đường đứt gãy đã kết nối năm phòng triển lãm riêng biệt lại với nhau, tạo nên cái nhìn hoàn chỉnh về trận động đất Jiji.
Phòng bảo tồn đứt gãy Chelongpu lưu giữ nhiều hình ảnh về cảnh vật liên quan đến đường đứt gãy của trận động đất Jiji, so sánh các hình ảnh về diện mạo hiện tại và trước đây, giúp công chúng hình dung và hiểu hơn về sức mạnh khủng khiếp của động đất và thiên nhiên.
Phòng trưng bày hình ảnh ban đầu là Trung tâm hoạt động học sinh của trường trung học cơ sở Kuangfu tại địa phương. Được xây dựng lại sau trận động đất, nơi đây trưng bày các bức ảnh và tài liệu nghe nhìn về trận động đất Jiji, đồng thời lưu giữ những ký ức về trận động đất từ góc nhìn nhân văn, xã hội và các ghi chép lịch sử.
Các phòng chức năng trong bảo tàng có tính giáo dục cao về động đất, thảm họa thiên nhiên. Ảnh: Tripadvisor
Phòng phòng chống thiên tai nhằm giáo dục về cách ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với hậu quả mà nó mang lại. Mục tiêu của phòng trưng bày là cung cấp kiến thức về nơi trú ẩn và cứu hộ cũng như các thông tin liên quan cho khán giả, nhằm thiết lập quan niệm đúng đắn về phòng chống thiên tai.
Phòng Giáo dục Kỹ thuật Động đất được quy hoạch và phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Động đất Quốc gia. Khu triển lãm có những ngôi nhà được thiết kế và xây dựng an toàn, hiện đại, giảm thiểu tác động của động đất trong nhà và ở các khu vực công cộng.
Phòng Giáo dục Kỹ thuật Động đất sẽ giúp du khách hiểu hơn về mối quan hệ giữa động đất và cách xây dựng một tòa nhà. Phòng này sẽ giới thiệu cho du khách một số nguyên tắc xây dựng để đảm bảo một tòa nhà có thể chống chọi với động đất, góp phần cung cấp kiến thức, giáo dục về cách động đất xảy ra cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng đúng kỹ thuật chống động đất.
Nơi đây thu hút đông đảo người dân, du khách, học sinh tới tham quan, tìm hiểu. Ảnh: Tripadvisor
Phòng ghi chép tái thiết ghi lại những nỗ lực tái thiết sau trận động đất Jiji. Điều này thể hiện qua những thành tựu to lớn trong công tác cứu trợ và tái thiết sau thảm họa do chính quyền và người dân thực hiện.
Hàng năm, Bảo tàng Động đất 921 thu hút đông đảo du khách tới tham quan. Đặc biệt, nơi đây được xem là bảo tàng tư liệu giúp các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử, động đất, những hậu quả to lớn mà nó mang lại cũng như cách phòng ngừa, khắc phục.
Bảo tàng mở cửa đón khách từ 9h sáng đến 5h chiều mỗi ngày, trừ thứ Hai. Giá vé vào cổng cho du khách là 50 Đài tệ/người (khoảng 40.000 đồng), giá cho đoàn trên 20 người/ sinh viên là 30 Đài tệ/người (khoảng 23.000 đồng), học sinh 6-12 tuổi là 25 Đài tệ/người (khoảng 19.000 đồng). Người già và trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí.
Bảo tàng Động đất 921 phản ánh hậu quả kinh hoàng mà trận động đất 7,3 độ Richter đã gây ra ở Đài Loan (Trung Quốc) năm 1999.
Vào lúc 1h47 sáng ngày 21.9.1999, khu vực miền trung Đài Loan (Trung Quốc) hứng chịu một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter. Hậu quả thiệt hại quá lớn về người và tài sản khiến sự kiện này trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất thế kỷ xảy ra tại đây.
Sau thảm họa 921 (21.9), hay còn được biết đến với cái tên Jiji, chính quyền địa phương đã quyết định bảo tồn một số hiện vật liên quan đến trận động đất, đặt tại quận Vụ Phong. Ban đầu, bảo tàng có tên là Bảng tàng Tưởng niệm Động đất, sau đó đổi thành Bảo tàng Động đất 921 vào ngày 13.2.2001.
Năm 2007, bảo tàng được hoàn thiện, bao gồm Phòng bảo tồn đứt gãy Chelungpu, Phòng kỹ thuật động đất, Phòng trưng bày hình ảnh, Phòng phòng chống thiên tai và Phòng ghi chép tái thiết.
Bên cạnh việc bảo tồn địa điểm, khoa học tự nhiên và các ghi chép lịch sử, bảo tàng cũng là nơi trưng bày, triển lãm thường xuyên các kiến trúc phi thường cho du khách tham quan, học tập.
Tầng đứt gãy Chelongpu cắt ngang khuôn viên một ngôi trường và phá hủy gần như toàn bộ kiến trúc các tòa nhà. Để làm nổi bật cảnh quan đổ nát và các công trình bị hư hỏng, kiến trúc sư đã thiết kế năm phòng triển lãm kể trên bao quanh những khu vực đổ nát.
Phòng trưng bày đường đứt gãy Chelongpu còn có một tác phẩm nghệ thuật tượng trưng cho kim và chỉ khâu "vết thương" do trận động đất để lại.
Theo lộ trình tham quan, du khách có thể thấy vết đứt gãy đã xảy ra như thế nào và nghiên cứu xem đất ở khu vực này đã bị biến dạng ra sao. Đường đứt gãy đã kết nối năm phòng triển lãm riêng biệt lại với nhau, tạo nên cái nhìn hoàn chỉnh về trận động đất Jiji.
Phòng bảo tồn đứt gãy Chelongpu lưu giữ nhiều hình ảnh về cảnh vật liên quan đến đường đứt gãy của trận động đất Jiji, so sánh các hình ảnh về diện mạo hiện tại và trước đây, giúp công chúng hình dung và hiểu hơn về sức mạnh khủng khiếp của động đất và thiên nhiên.
Phòng trưng bày hình ảnh ban đầu là Trung tâm hoạt động học sinh của trường trung học cơ sở Kuangfu tại địa phương. Được xây dựng lại sau trận động đất, nơi đây trưng bày các bức ảnh và tài liệu nghe nhìn về trận động đất Jiji, đồng thời lưu giữ những ký ức về trận động đất từ góc nhìn nhân văn, xã hội và các ghi chép lịch sử.
Phòng phòng chống thiên tai nhằm giáo dục về cách ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với hậu quả mà nó mang lại. Mục tiêu của phòng trưng bày là cung cấp kiến thức về nơi trú ẩn và cứu hộ cũng như các thông tin liên quan cho khán giả, nhằm thiết lập quan niệm đúng đắn về phòng chống thiên tai.
Phòng Giáo dục Kỹ thuật Động đất được quy hoạch và phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Động đất Quốc gia. Khu triển lãm có những ngôi nhà được thiết kế và xây dựng an toàn, hiện đại, giảm thiểu tác động của động đất trong nhà và ở các khu vực công cộng.
Phòng Giáo dục Kỹ thuật Động đất sẽ giúp du khách hiểu hơn về mối quan hệ giữa động đất và cách xây dựng một tòa nhà. Phòng này sẽ giới thiệu cho du khách một số nguyên tắc xây dựng để đảm bảo một tòa nhà có thể chống chọi với động đất, góp phần cung cấp kiến thức, giáo dục về cách động đất xảy ra cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng đúng kỹ thuật chống động đất.
Phòng ghi chép tái thiết ghi lại những nỗ lực tái thiết sau trận động đất Jiji. Điều này thể hiện qua những thành tựu to lớn trong công tác cứu trợ và tái thiết sau thảm họa do chính quyền và người dân thực hiện.
Hàng năm, Bảo tàng Động đất 921 thu hút đông đảo du khách tới tham quan. Đặc biệt, nơi đây được xem là bảo tàng tư liệu giúp các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử, động đất, những hậu quả to lớn mà nó mang lại cũng như cách phòng ngừa, khắc phục.
Bảo tàng mở cửa đón khách từ 9h sáng đến 5h chiều mỗi ngày, trừ thứ Hai. Giá vé vào cổng cho du khách là 50 Đài tệ/người (khoảng 40.000 đồng), giá cho đoàn trên 20 người/ sinh viên là 30 Đài tệ/người (khoảng 23.000 đồng), học sinh 6-12 tuổi là 25 Đài tệ/người (khoảng 19.000 đồng). Người già và trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí.