Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Tàn phá môi trường từ lâu đã là một vấn đề nghiêm trọng, được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm. Để hạn chế tối đa sự tác động của con người tới thiên nhiên, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) đã có những hành động mang tính cấp bách nhằm bảo vệ hệ sinh thái của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, góp phần giữ gìn và phát triển nét đẹp của cụm đảo.
Được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009, cụm đảo Cù Lao Chàm là nơi có số lượng loài động, thực vật phong phú với hơn 500 loài thực vật, 12 loài thú, 13 loài chim và 130 loài bò sát. Bên cạnh đó, đảo còn nổi tiếng với hệ sinh vật biển đa dạng với 950 loài thủy sinh, nổi bật với rạng san hô với 135 loài thuộc 35 giống. Cù Lao Chàm chính là “ngôi nhà” sinh thái cần được bảo vệ, chăm sóc để đảm bảo sự phát triển, duy trì của sinh vật sống được diễn ra theo tự nhiên. Với vẻ đẹp nguyên sơ, nơi đây thu hút lượng khách du lịch lớn, lên tới hàng nghìn lượt khách mỗi ngày, đặt ra những vấn đề về bảo tồn hệ sinh thái, hạn chế sự tàn phá của con người.
Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của Cù Lao Chàm
Một trong những giải pháp giảm thiểu tác động nhân tạo được địa phương áp dụng là hạn chế sử dụng túi nilon. Điều này được truyền đạt tới du khách từ đầu thông qua dòng chữ “Không sử dụng túi nilon khi lên đảo Cù Lao Chàm” được dán trong cano đưa hành khách vào đảo. Thông điệp được nhắc lại một lần nữa khi cano cập bến tới địa điểm tham quan, giúp khách du lịch ý thức hành động của bản thân. Túi nilon có tác hại rất lớn tới hệ sinh thái do tính chất phân hủy lâu, gây ô nhiễm môi trường, gián tiếp làm thiệt hại số lượng cá thể loài sinh vật. Dù thời điểm phương án mới được đưa vào thực tiễn gặp phải khó khăn đến từ người dân sinh sống tại các hòn đảo bởi thói quen sử dụng túi nilon tiện lợi khó bỏ, nhưng bằng cách tuyên truyền, nhắc nhở nâng cao nhận thức, người dân đã chấp nhận từ bỏ thói quen, cũng như chủ động nhắc nhở khách du lịch.
Cano chở khách du lịch từ đất liền vào đảo
Ngoài ra, ở Cù Lao Chàm con người và thiên nhiên có mối quan hệ hòa hợp, thân thiện, tích cực. Ta không khó để bắt gặp cảnh khỉ hoang dã đu cây, bám cành ngay tại nơi có du khách dừng chân nghỉ ngơi. Khi tham quan, lặn, ngắm vịnh san hô, quy định không được chạm vào san hô do sẽ khiến tổn thương và mất màu, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng không chỉ của loài san hô mà còn kéo theo hệ quả liên lụy tới hệ sinh vật biển. Cù Lao Chàm trước hết là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, nhiệm vụ số một của người dân địa phương là bảo tồn hệ sinh thái của đảo. Phỏng vấn một du khách đã dành kì nghỉ hè tới địa danh này, chị Lan Hương cho biết: “Điều khiến tôi phấn khích và muốn quay trở lại Cù Lao Chàm chính là vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã và sự trong lành. Việt Nam đã rất may mắn khi sở hữu một viên ngọc quý như thế này”.
Khỉ hoang dã thoải mái đi xuống khu vực có người (Ảnh: Trần Quỳnh Anh)
Chính quyền thành phố Hội An đã và đang thực hiện tốt và thể hiện vai trò trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên tại Cù Lao Chàm. Công tác bảo tồn tại đây cần được những địa phương khác học hỏi, không chỉ để phục vụ cho du lịch mà còn góp phần nâng cao chất lượng hệ sinh thái, giữ vững vốn tài nguyên phong phú của đất nước.
Được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009, cụm đảo Cù Lao Chàm là nơi có số lượng loài động, thực vật phong phú với hơn 500 loài thực vật, 12 loài thú, 13 loài chim và 130 loài bò sát. Bên cạnh đó, đảo còn nổi tiếng với hệ sinh vật biển đa dạng với 950 loài thủy sinh, nổi bật với rạng san hô với 135 loài thuộc 35 giống. Cù Lao Chàm chính là “ngôi nhà” sinh thái cần được bảo vệ, chăm sóc để đảm bảo sự phát triển, duy trì của sinh vật sống được diễn ra theo tự nhiên. Với vẻ đẹp nguyên sơ, nơi đây thu hút lượng khách du lịch lớn, lên tới hàng nghìn lượt khách mỗi ngày, đặt ra những vấn đề về bảo tồn hệ sinh thái, hạn chế sự tàn phá của con người.
Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của Cù Lao Chàm
Một trong những giải pháp giảm thiểu tác động nhân tạo được địa phương áp dụng là hạn chế sử dụng túi nilon. Điều này được truyền đạt tới du khách từ đầu thông qua dòng chữ “Không sử dụng túi nilon khi lên đảo Cù Lao Chàm” được dán trong cano đưa hành khách vào đảo. Thông điệp được nhắc lại một lần nữa khi cano cập bến tới địa điểm tham quan, giúp khách du lịch ý thức hành động của bản thân. Túi nilon có tác hại rất lớn tới hệ sinh thái do tính chất phân hủy lâu, gây ô nhiễm môi trường, gián tiếp làm thiệt hại số lượng cá thể loài sinh vật. Dù thời điểm phương án mới được đưa vào thực tiễn gặp phải khó khăn đến từ người dân sinh sống tại các hòn đảo bởi thói quen sử dụng túi nilon tiện lợi khó bỏ, nhưng bằng cách tuyên truyền, nhắc nhở nâng cao nhận thức, người dân đã chấp nhận từ bỏ thói quen, cũng như chủ động nhắc nhở khách du lịch.
Cano chở khách du lịch từ đất liền vào đảo
Ngoài ra, ở Cù Lao Chàm con người và thiên nhiên có mối quan hệ hòa hợp, thân thiện, tích cực. Ta không khó để bắt gặp cảnh khỉ hoang dã đu cây, bám cành ngay tại nơi có du khách dừng chân nghỉ ngơi. Khi tham quan, lặn, ngắm vịnh san hô, quy định không được chạm vào san hô do sẽ khiến tổn thương và mất màu, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng không chỉ của loài san hô mà còn kéo theo hệ quả liên lụy tới hệ sinh vật biển. Cù Lao Chàm trước hết là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, nhiệm vụ số một của người dân địa phương là bảo tồn hệ sinh thái của đảo. Phỏng vấn một du khách đã dành kì nghỉ hè tới địa danh này, chị Lan Hương cho biết: “Điều khiến tôi phấn khích và muốn quay trở lại Cù Lao Chàm chính là vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã và sự trong lành. Việt Nam đã rất may mắn khi sở hữu một viên ngọc quý như thế này”.
Khỉ hoang dã thoải mái đi xuống khu vực có người (Ảnh: Trần Quỳnh Anh)
Chính quyền thành phố Hội An đã và đang thực hiện tốt và thể hiện vai trò trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên tại Cù Lao Chàm. Công tác bảo tồn tại đây cần được những địa phương khác học hỏi, không chỉ để phục vụ cho du lịch mà còn góp phần nâng cao chất lượng hệ sinh thái, giữ vững vốn tài nguyên phong phú của đất nước.