Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Cả thịt lợn và thịt bò đều là những món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay, tuy nhiên hai nguồn thực phẩm này không nên chế biến cùng nhau...
Thịt lợn là món ăn quen thuộc, thường xuyên có mặt trong mâm cơm của người Việt. Theo y học cổ truyền, thịt lợn có vị ngọt, mặn, tính bình. Công dụng tư âm nhuận táo. Trị các chứng bệnh nhiệt bệnh thương tân, tiêu khát, táo bón, mụn nhọt.
Theo khoa học, thịt lợn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Trong 100 gam thịt lợn chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
Ảnh minh họa
- Thịt lợn nửa nạc - nửa mỡ chứa: 16.5g protein, 21.5g mỡ, 9mg canxi, 178mg phosphor, 1.5mg sắt, 1.91mg kẽm, 285mg kali, 55mg natri, 10μg vitamin A.
- Thịt lợn nạc chứa: 19g protein, 7g mỡ, 7mg canxi, 190mg phosphor, 1.5mg sắt, 2.5mg kẽm, 341mg kali, 76mg natri, 2μg vitamin A.
- Thịt lợn mỡ chứa: 14.5g protein, 37.3g mỡ, 8mg canxi, 156mg phosphor, 0.4mg sắt, 1.59mg kẽm, 318 mg kali, 42 mg natri, 2μg vitamin A.
Do giàu protein, cùng nhiều vitamin và khoáng, thịt lợn rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ não bộ, chống thiếu máu... Tuy nhiên, trong thịt mỡ lại chứa nhiều chất béo, lượng protein lại rất ít. Vì vậy, cần hạn chế ăn thịt mỡ vì nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ dẫn đến chứng béo phì, máu nhiễm mỡ và là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác.
5 món ngon nhưng không nên ăn cùng thịt lợn
Không ăn kem ngay sau ăn thịt lợn
Ảnh minh họa
Nhiều người chọn kem làm món tráng miệng khoái khẩu, nhưng nếu ăn thịt lợn thì tốt nhất không chọn món này, đây là điều tối kỵ bởi thịt lợn là loại protein khó tiêu hóa, khi ăn với kem lạnh sẽ khiến dạ dày bị lạnh mất nhiều công sức hơn để nghiền thức ăn, tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, kem còn có lượng đường cao. Điều này có thể khiến cơ thể nhận quá nhiều đường. Dẫn đến béo phì, tiểu đường và các bệnh khác.
Thịt lợn và gừng
Ảnh minh họa
Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, thường xuyên được sử dụng để khử mùi tanh của thịt, song thực tế, gừng và thịt lợn lại đại kỵ với nhau. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), ăn nhiều gừng nấu cùng thịt lợn có thể sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.
Không kết hợp thịt lợn với thịt bò
Ảnh minh họa
Cả thịt lợn và thịt bò đều là những món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay, tuy nhiên hai nguồn thực phẩm này không nên chế biến cùng nhau. Bởi theo Đông y, thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Thịt lợn không ăn cùng lá mơ và ốc đồng
Ảnh minh họa
Theo tương quan ngũ hành, nếu ăn thịt lợn với ốc đồng dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thịt lợn chứa rất nhiều protein, nếu dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc gây tả lỵ.
Thịt lợn không kết hợp cùng gan dê
Ảnh minh họa
Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi đặc biệt là gây, hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Ngoài ra, theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó, thịt lợn có vị nóng. Thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện. Trẻ em càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.
Thịt lợn không ăn cùng đậu tương
Ảnh minh họa
Không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Không những thế, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.
Thịt lợn là món ăn quen thuộc, thường xuyên có mặt trong mâm cơm của người Việt. Theo y học cổ truyền, thịt lợn có vị ngọt, mặn, tính bình. Công dụng tư âm nhuận táo. Trị các chứng bệnh nhiệt bệnh thương tân, tiêu khát, táo bón, mụn nhọt.
Theo khoa học, thịt lợn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Trong 100 gam thịt lợn chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
Ảnh minh họa
- Thịt lợn nửa nạc - nửa mỡ chứa: 16.5g protein, 21.5g mỡ, 9mg canxi, 178mg phosphor, 1.5mg sắt, 1.91mg kẽm, 285mg kali, 55mg natri, 10μg vitamin A.
- Thịt lợn nạc chứa: 19g protein, 7g mỡ, 7mg canxi, 190mg phosphor, 1.5mg sắt, 2.5mg kẽm, 341mg kali, 76mg natri, 2μg vitamin A.
- Thịt lợn mỡ chứa: 14.5g protein, 37.3g mỡ, 8mg canxi, 156mg phosphor, 0.4mg sắt, 1.59mg kẽm, 318 mg kali, 42 mg natri, 2μg vitamin A.
Do giàu protein, cùng nhiều vitamin và khoáng, thịt lợn rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ não bộ, chống thiếu máu... Tuy nhiên, trong thịt mỡ lại chứa nhiều chất béo, lượng protein lại rất ít. Vì vậy, cần hạn chế ăn thịt mỡ vì nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ dẫn đến chứng béo phì, máu nhiễm mỡ và là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác.
5 món ngon nhưng không nên ăn cùng thịt lợn
Không ăn kem ngay sau ăn thịt lợn
Ảnh minh họa
Nhiều người chọn kem làm món tráng miệng khoái khẩu, nhưng nếu ăn thịt lợn thì tốt nhất không chọn món này, đây là điều tối kỵ bởi thịt lợn là loại protein khó tiêu hóa, khi ăn với kem lạnh sẽ khiến dạ dày bị lạnh mất nhiều công sức hơn để nghiền thức ăn, tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, kem còn có lượng đường cao. Điều này có thể khiến cơ thể nhận quá nhiều đường. Dẫn đến béo phì, tiểu đường và các bệnh khác.
Thịt lợn và gừng
Ảnh minh họa
Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, thường xuyên được sử dụng để khử mùi tanh của thịt, song thực tế, gừng và thịt lợn lại đại kỵ với nhau. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), ăn nhiều gừng nấu cùng thịt lợn có thể sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.
Không kết hợp thịt lợn với thịt bò
Ảnh minh họa
Cả thịt lợn và thịt bò đều là những món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay, tuy nhiên hai nguồn thực phẩm này không nên chế biến cùng nhau. Bởi theo Đông y, thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Thịt lợn không ăn cùng lá mơ và ốc đồng
Ảnh minh họa
Theo tương quan ngũ hành, nếu ăn thịt lợn với ốc đồng dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thịt lợn chứa rất nhiều protein, nếu dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc gây tả lỵ.
Thịt lợn không kết hợp cùng gan dê
Ảnh minh họa
Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi đặc biệt là gây, hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Ngoài ra, theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó, thịt lợn có vị nóng. Thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện. Trẻ em càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.
Thịt lợn không ăn cùng đậu tương
Ảnh minh họa
Không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Không những thế, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.