tran hương
Well-known member
Bến Tre sẽ lập đường hoa dài nhất Việt Nam
Tuyến đường 15 km trang trí hoa kiểng ở huyện Chợ Lách được Bến Tre đề xuất xác lập đường hoa dài nhất Việt Nam tại lễ hội diễn tháng 1/2025.
Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Minh Đức cho biết lễ hội hoa Chợ Lách diễn ra vào 8-12/1/2025 với điểm nhấn là hoạt động xác lập kỷ lục Guinness tuyến đường hoa kiểng dài nhất Việt Nam. Tuyến đường dài 15 km, với hoa kiểng được trưng bày dọc huyện lộ 34, 35, 37, gồm các loại cây như hồng lộc, vạn niên tùng, hoa giấy, hoa cúc. Khu vực này mở cửa cho khách tham quan, check in miễn phí.
Năm 2025 là lần đầu tiên địa phương tổ chức lễ hội hoa kiểng, lấy chủ đề "Sắc màu lễ hội", diễn ra tại Làng văn hóa du lịch huyện Chợ Lách, với nhiều chương trình nhằm tôn vinh làng trồng hoa nổi tiếng miền Tây và nét đẹp văn hóa địa phương.
Nông dân chăm sóc vườn hoa giấy tại làng hoa Cái Mơn, Chợ Lách, đầu tháng 1. Ảnh: Thiều Hoàng Nam
Nông dân chăm sóc vườn hoa giấy tại làng hoa Cái Mơn, Chợ Lách, đầu tháng 1. Ảnh: Thiều Hoàng Nam
Làng hoa Chợ Lách là một trong hai làng hoa lớn nhất miền Tây bên cạnh Sa Đéc. Từ giữa tháng 10, dọc quốc lộ 57 qua các xã Long Thới, Vĩnh Thành thuộc huyện Chợ Lách, nông dân bắt đầu vào vụ hoa kiểng phục vụ dịp Tết. Ông Trần Hữu Nghị, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết huyện có 13.000 hộ dân trồng hoa, giống cây ăn quả với hơn 600 ha, 15-17 triệu sản phẩm hoa, cây cảnh phục vụ Tết mỗi năm, riêng các loại hoa nở khoảng 8 triệu sản phẩm.
Dự kiến có 100 gian hàng hoa kiểng, vật nuôi, du lịch miệt vườn, làng nghề truyền thống và khu ẩm thực tại lễ hội. Du khách ngoài tham quan còn được trải nghiệm cách làm chậu hoa, ghép cây giống, tìm hiểu nghệ thuật bonsai, quy trình sản xuất hoa kiểng không phun thuốc.
Lễ hội cũng có hoạt động chọi gà "Hoàng Kê Chợ Lách" với sự tham gia của hàng trăm kê sư - người huấn luyện gà và chủ kê - chủ gà, cùng hơn 150 gà chiến khắp cả nước tham dự. Ban tổ chức kỳ vọng hoạt động này góp phần bảo tồn văn hóa chọi gà nòi truyền thống.
"Lễ hội là bước đi đầu tiên để nông dân địa phương làm du lịch", ông Đức nói và cho biết huyện Chợ Lách đã tổ chức hơn 15 lớp tập huấn về du lịch cho nông dân kết hợp kinh doanh làm hoa kiểng như cách giao tiếp thân thiện với du khách, trang trí cảnh quan, khuôn viên vườn.
Thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá, địa phương kỳ vọng phát triển du lịch và định vị Chợ Lách là trung tâm hoa, cây kiểng hàng đầu cả nước.
Tuyến đường 15 km trang trí hoa kiểng ở huyện Chợ Lách được Bến Tre đề xuất xác lập đường hoa dài nhất Việt Nam tại lễ hội diễn tháng 1/2025.
Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Minh Đức cho biết lễ hội hoa Chợ Lách diễn ra vào 8-12/1/2025 với điểm nhấn là hoạt động xác lập kỷ lục Guinness tuyến đường hoa kiểng dài nhất Việt Nam. Tuyến đường dài 15 km, với hoa kiểng được trưng bày dọc huyện lộ 34, 35, 37, gồm các loại cây như hồng lộc, vạn niên tùng, hoa giấy, hoa cúc. Khu vực này mở cửa cho khách tham quan, check in miễn phí.
Năm 2025 là lần đầu tiên địa phương tổ chức lễ hội hoa kiểng, lấy chủ đề "Sắc màu lễ hội", diễn ra tại Làng văn hóa du lịch huyện Chợ Lách, với nhiều chương trình nhằm tôn vinh làng trồng hoa nổi tiếng miền Tây và nét đẹp văn hóa địa phương.
Nông dân chăm sóc vườn hoa giấy tại làng hoa Cái Mơn, Chợ Lách, đầu tháng 1. Ảnh: Thiều Hoàng Nam
Nông dân chăm sóc vườn hoa giấy tại làng hoa Cái Mơn, Chợ Lách, đầu tháng 1. Ảnh: Thiều Hoàng Nam
Làng hoa Chợ Lách là một trong hai làng hoa lớn nhất miền Tây bên cạnh Sa Đéc. Từ giữa tháng 10, dọc quốc lộ 57 qua các xã Long Thới, Vĩnh Thành thuộc huyện Chợ Lách, nông dân bắt đầu vào vụ hoa kiểng phục vụ dịp Tết. Ông Trần Hữu Nghị, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết huyện có 13.000 hộ dân trồng hoa, giống cây ăn quả với hơn 600 ha, 15-17 triệu sản phẩm hoa, cây cảnh phục vụ Tết mỗi năm, riêng các loại hoa nở khoảng 8 triệu sản phẩm.
Dự kiến có 100 gian hàng hoa kiểng, vật nuôi, du lịch miệt vườn, làng nghề truyền thống và khu ẩm thực tại lễ hội. Du khách ngoài tham quan còn được trải nghiệm cách làm chậu hoa, ghép cây giống, tìm hiểu nghệ thuật bonsai, quy trình sản xuất hoa kiểng không phun thuốc.
Lễ hội cũng có hoạt động chọi gà "Hoàng Kê Chợ Lách" với sự tham gia của hàng trăm kê sư - người huấn luyện gà và chủ kê - chủ gà, cùng hơn 150 gà chiến khắp cả nước tham dự. Ban tổ chức kỳ vọng hoạt động này góp phần bảo tồn văn hóa chọi gà nòi truyền thống.
"Lễ hội là bước đi đầu tiên để nông dân địa phương làm du lịch", ông Đức nói và cho biết huyện Chợ Lách đã tổ chức hơn 15 lớp tập huấn về du lịch cho nông dân kết hợp kinh doanh làm hoa kiểng như cách giao tiếp thân thiện với du khách, trang trí cảnh quan, khuôn viên vườn.
Thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá, địa phương kỳ vọng phát triển du lịch và định vị Chợ Lách là trung tâm hoa, cây kiểng hàng đầu cả nước.