Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Khi bốt Hàng Đậu mở cửa, du khách được trải nghiệm không gian nghệ thuật ấn tượng với con đường gỗ, chum âm thanh hay những tác phẩm làm từ rác tái chế.
Sáng 13/11, các nhân viên kỹ thuật, xây dựng tiếp tục hoàn thiện những khâu chuẩn bị cuối cùng trước khi bốt Hàng Đậu mở cửa cho khách tham quan từ 17/11 đến 31/12. Vào ngày mở cửa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian nghệ thuật lấy cảm hứng từ quan niệm Á Đông do nhóm thiết kế gồm kiến trúc sư Cao Thế Anh, họa sĩ Nguyễn Đức Phương và cộng sự sáng tạo nên, thông qua hai hệ sắp đặt.
Hệ sắp đặt âm thanh tái hiện âm thanh của nước trong tự nhiên và hệ sắp đặt ánh sáng mở rộng thị giác về hình ảnh hiện vật được tái chế từ rác thải đô thị.
Hiện hệ sắp đặt ánh sáng cơ bản đã hoàn thiện. Một mô đun bằng gỗ tái chế tạo thành đường đi hình tròn, men theo đường kính của bốt Hàng Đậu đã được đưa vào bên trong.
Trả lời VnExpress, họa sĩ Nguyễn Đức Phương nói "con đường gỗ" này có thể nhấc ra, vào dễ dàng, không cần bắt vít, nên không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của bốt Hàng Đậu.
Khi mở cửa tham quan, dự kiến, du khách sẽ đi vào theo nhóm 20-30 người. Bên cạnh vấn đề sức tải, nhóm thiết kế cần sự yên tĩnh để du khách trải nghiệm trọn vẹn không gian nghệ thuật bên trong bốt.
"Lần đầu bước chân vào trong bốt Hàng Đậu, tôi đã có cảm giác đây là không gian thiêng liêng về nước", anh Phương nói. Và khi đi lại trong tháp nước, anh cảm giác đây "như một mê cung".
Những chiếc chum được đặt ở các khoang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hệ âm thanh sống động. Khi tham quan, du khách sẽ được trải nghiệm âm thanh của những tiếng nước tự nhiên từ thưở sơ khai, bao gồm nước biển, nước sông, nước suối, ngước ngầm, nước mưa.
Theo anh Phương, những chiếc chum này có tuổi đời từ thế kỷ 19 - ngang bốt Hàng Đậu. Thời xa xưa, người dân Bắc bộ dùng những chiếc chum này hứng nước mưa. Đồng thời, những chiếc chum cũng có khả năng khuếch đại âm thanh tốt, phù hợp với ý tưởng về hệ âm thanh của nhóm nghệ sĩ.
Họa sĩ Phương giải thích mỗi chiếc chum trong thác sẽ tạo ra một âm thanh của nước. Để làm điều này, nhóm sáng tạo sẽ sử dụng hệ thống bơm nước nhỏ giọt xuống những chiếc chum. Thông qua điều chỉnh tần số nước, tốc độ rơi của giọt nước, họ sẽ đem đến màn trình diễn về âm thanh sống động cho người tham quan.
Một đường ống nước bên trong tháp. Theo đại diện ban tổ chức, khách tham quan chỉ được chiêm ngưỡng ở tầng một của bốt Hàng Đậu, không được lên trên.
Trước kia, bên trong bốt Hàng Đậu có một chiếc thang sắt để nối từ tầng một lên trên nhưng nay đã không còn.
Những tác phẩm nghệ thuật với những mảng màu loang lổ này là một phần của hệ sắp đặt ánh sáng. Chúng được làm từ nylon tái chế - thứ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước. Thông qua các tác phẩm này, nhóm sáng tạo mong muốn đưa đến công chúng một thực tại về vấn đề nguồn nước đô thị.
Họa sĩ Phương chia sẻ các tác phẩm này không có hình cụ thể, chúng được làm dựa trên hình tròn - một trong ba hình cơ bản của hình học, bên cạnh hình vuông và tam giác. Mỗi người xem có một liên tưởng khác nhau khi thấy chúng. Một số người liên tưởng tới lá sen, người khác có thể nghĩ đến giọt nước.
Biển giới thiệu bốt Hàng Đậu ở bên ngoài.
Bốt Hàng Đậu nhìn từ trên cao.
Bốt Hàng Đậu (hay tháp nước Hàng Đậu) là công trình kiến trúc gần 130 năm tuổi, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng (quận Ba Đình).
Công trình được làm từ đá hộc, xi măng cốt thép. Đá làm bốt Hàng Đậu lấy từ chính đá phá thành Hà Nội vào năm 1894.
Nghệ thuật trưng bày sắp đặt tại tháp nước Hàng Đậu là một trong các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 (từ ngày 17/11 đến 31/12) do UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chủ trì. Ngoài vị trí này, nhóm kiến trúc sư, họa sĩ còn giới thiệu không gian nghệ thuật tại các công trình, di tích lịch sử như nhà máy xe lửa Gia Lâm, ga Hà Nội, ga Long Biên, cầu Long Biên trong dịp lễ hội.
Sáng 13/11, các nhân viên kỹ thuật, xây dựng tiếp tục hoàn thiện những khâu chuẩn bị cuối cùng trước khi bốt Hàng Đậu mở cửa cho khách tham quan từ 17/11 đến 31/12. Vào ngày mở cửa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian nghệ thuật lấy cảm hứng từ quan niệm Á Đông do nhóm thiết kế gồm kiến trúc sư Cao Thế Anh, họa sĩ Nguyễn Đức Phương và cộng sự sáng tạo nên, thông qua hai hệ sắp đặt.
Hệ sắp đặt âm thanh tái hiện âm thanh của nước trong tự nhiên và hệ sắp đặt ánh sáng mở rộng thị giác về hình ảnh hiện vật được tái chế từ rác thải đô thị.
Hiện hệ sắp đặt ánh sáng cơ bản đã hoàn thiện. Một mô đun bằng gỗ tái chế tạo thành đường đi hình tròn, men theo đường kính của bốt Hàng Đậu đã được đưa vào bên trong.
Trả lời VnExpress, họa sĩ Nguyễn Đức Phương nói "con đường gỗ" này có thể nhấc ra, vào dễ dàng, không cần bắt vít, nên không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của bốt Hàng Đậu.
Khi mở cửa tham quan, dự kiến, du khách sẽ đi vào theo nhóm 20-30 người. Bên cạnh vấn đề sức tải, nhóm thiết kế cần sự yên tĩnh để du khách trải nghiệm trọn vẹn không gian nghệ thuật bên trong bốt.
"Lần đầu bước chân vào trong bốt Hàng Đậu, tôi đã có cảm giác đây là không gian thiêng liêng về nước", anh Phương nói. Và khi đi lại trong tháp nước, anh cảm giác đây "như một mê cung".
Những chiếc chum được đặt ở các khoang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hệ âm thanh sống động. Khi tham quan, du khách sẽ được trải nghiệm âm thanh của những tiếng nước tự nhiên từ thưở sơ khai, bao gồm nước biển, nước sông, nước suối, ngước ngầm, nước mưa.
Theo anh Phương, những chiếc chum này có tuổi đời từ thế kỷ 19 - ngang bốt Hàng Đậu. Thời xa xưa, người dân Bắc bộ dùng những chiếc chum này hứng nước mưa. Đồng thời, những chiếc chum cũng có khả năng khuếch đại âm thanh tốt, phù hợp với ý tưởng về hệ âm thanh của nhóm nghệ sĩ.
Họa sĩ Phương giải thích mỗi chiếc chum trong thác sẽ tạo ra một âm thanh của nước. Để làm điều này, nhóm sáng tạo sẽ sử dụng hệ thống bơm nước nhỏ giọt xuống những chiếc chum. Thông qua điều chỉnh tần số nước, tốc độ rơi của giọt nước, họ sẽ đem đến màn trình diễn về âm thanh sống động cho người tham quan.
Một đường ống nước bên trong tháp. Theo đại diện ban tổ chức, khách tham quan chỉ được chiêm ngưỡng ở tầng một của bốt Hàng Đậu, không được lên trên.
Trước kia, bên trong bốt Hàng Đậu có một chiếc thang sắt để nối từ tầng một lên trên nhưng nay đã không còn.
Những tác phẩm nghệ thuật với những mảng màu loang lổ này là một phần của hệ sắp đặt ánh sáng. Chúng được làm từ nylon tái chế - thứ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước. Thông qua các tác phẩm này, nhóm sáng tạo mong muốn đưa đến công chúng một thực tại về vấn đề nguồn nước đô thị.
Họa sĩ Phương chia sẻ các tác phẩm này không có hình cụ thể, chúng được làm dựa trên hình tròn - một trong ba hình cơ bản của hình học, bên cạnh hình vuông và tam giác. Mỗi người xem có một liên tưởng khác nhau khi thấy chúng. Một số người liên tưởng tới lá sen, người khác có thể nghĩ đến giọt nước.
Biển giới thiệu bốt Hàng Đậu ở bên ngoài.
Bốt Hàng Đậu nhìn từ trên cao.
Bốt Hàng Đậu (hay tháp nước Hàng Đậu) là công trình kiến trúc gần 130 năm tuổi, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng (quận Ba Đình).
Công trình được làm từ đá hộc, xi măng cốt thép. Đá làm bốt Hàng Đậu lấy từ chính đá phá thành Hà Nội vào năm 1894.
Nghệ thuật trưng bày sắp đặt tại tháp nước Hàng Đậu là một trong các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 (từ ngày 17/11 đến 31/12) do UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chủ trì. Ngoài vị trí này, nhóm kiến trúc sư, họa sĩ còn giới thiệu không gian nghệ thuật tại các công trình, di tích lịch sử như nhà máy xe lửa Gia Lâm, ga Hà Nội, ga Long Biên, cầu Long Biên trong dịp lễ hội.