Nguyễn Mai
Well-known member
Bí quyết giúp trẻ học siêu Toán từ nhỏ nhờ làm công việc nhà theo kiểu này
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ hoàn toàn có thể nuôi dưỡng và khơi dậy tình yêu với Toán học cho trẻ từ công việc nhà.
Các chuyên gia giáo dục đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, nếu để trẻ làm việc nhà có thể khiến não bộ trở nên linh hoạt và hoạt động hiệu quả hơn.
Cô Trương (Trung Quốc) là một bà mẹ rất coi trọng cách nuôi dạy con khoa học. Khi giáo dục con cái, để nâng cao năng lực tư duy Toán học của con, cô thường cho con làm việc nhà, đặc biệt là trong khâu phân loại và sắp xếp các vật dụng.
Con trai cô 6 tuổi đã biết thu dọn tủ giày, giúp mẹ sắp xếp mọi thứ ngăn nắp theo thứ tự từ bé tới lớn trông rất gọn gàng.
Ảnh minh họa.
Khi con trai lớn hơn, cô giao nhiệm vụ cho con sắp xếp tủ sách. Sách được phân loại theo kích cỡ và độ dày khác nhau. Khi thực hiện công việc phân loại này, không những tủ sách được sắp xếp ngăn nắp mà con trai cô còn hình thành được thói quen yêu thích đọc sách, hễ có thời gian là sẽ vào phòng học để đọc.
Sau đó, cô Trương để con trai mình tham gia vào quá trình nấu ăn, hướng dẫn con cách nêm nếm gia vị. Điều này khiến đứa trẻ cảm thấy rằng, nấu ăn là một việc cần độ chính xác cao, giúp cải thiện mức độ nghiêm túc khi học và làm việc sau này.
Một ưu điểm khác của việc tham gia nấu ăn là con cái tự lập hơn những đứa trẻ khác, có khả năng tự chăm sóc bản thân. Khi cô và chồng không có bên cạnh, họ không còn lo lắng về vấn đề ăn uống của con mình nữa.
Dùng việc nhà để nâng cao tư duy toán học cho trẻ
Khi người bố ở nhà và sửa chữa đồ đạc, đây là cơ hội để con cái tiếp xúc tự nhiên với Toán học. Trong lúc đo chiều dài, chiều rộng của đồ dùng trong nhà, người bố có thể nhờ con cái giúp.
Khi cùng bố sửa chữa đồ đạc, trẻ sẽ nắm vững kiến thức về cách đo chiều dài, chiều rộng, đồng thời giúp nâng cao khả năng logic của trẻ.
Trong cuộc sống, khi cha mẹ có nhiều tiền lẻ, đừng tùy ý vứt lung tung mà hãy cho con cái số tiền này và gợi ý con nên biết dành dụm. Sau đó, để trẻ học cách quản lý tiền, biết đếm, tiết kiệm tiền, phân loại tiền.
Sau khi trẻ có thể quản lý tiền, cha mẹ có thể để chúng tự kiểm soát phần tiền này, cho trẻ biết chúng cần trả bao nhiêu tiền để mua món đồ mình thích, bao gồm cả các chương trình giảm giá.
Một số gia đình có thói quen ghi chép lại trong sổ chi tiêu, cha mẹ thường không cho con cái tham gia. Trên thực tế, việc cho trẻ tham gia tính toán chi tiêu trong gia đình cũng có thể rèn luyện khả năng tư duy logic, giúp trẻ hiểu được vấn đề kinh tế thực sự của gia đình.
Chỉ bằng cách này, cha mẹ mới có thể trau dồi ý thức quản lý tiền và tiết kiệm tiền cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời có thể nuôi dưỡng chỉ số tài chính của trẻ. Điều quan trọng nhất là trong quá trình này tư duy Toán học của trẻ được cải thiện một cách hiệu quả.
Khi trẻ không thích làm việc nhà, cha mẹ nên làm gì?
Đôi khi trẻ không muốn tham gia vào các hoạt động gia đình, bởi vì chúng luôn cảm thấy một số việc là của cha mẹ, không phải việc của mình. Cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để lôi kéo con tham gia các hoạt động gia đình và làm việc nhà.
- Khuyến khích trẻ nhiều hơn
Một số cha mẹ thường phàn nàn khi làm việc nhà, điều này sẽ truyền cảm xúc tiêu cực cho con cái họ. Cha mẹ nên có thái độ tích cực để khuyến khích trẻ tham gia làm việc nhà.
Cha mẹ có thể cùng con làm việc nhà, để trẻ nắm được kỹ năng cơ bản, sau đó để trẻ tự xử lý, chúng sẽ học được nhiều kỹ năng trong quá trình làm việc nhà.
- Khen ngợi kịp thời
Lần đầu tiên làm việc nhà, bất kể trẻ làm tốt hay không, cha mẹ cũng phải nghiêm túc khen ngợi để trẻ có thêm động lực cho những lần sau.
Nếu cha mẹ không khen ngợi con đúng cách, trẻ sẽ cảm thấy làm việc nhà không vui chút nào.
- Cha mẹ thỉnh thoảng tỏ ra mình vô dụng
Tại sao con cái lại cảm thấy làm việc nhà là trách nhiệm của cha mẹ, bởi vì cha mẹ quá hà khắc với chúng. Mọi việc liên quan đến sinh hoạt gia đình, cha mẹ đều đứng ra giải quyết thay con cái. Trẻ sẽ cảm thấy trách nhiệm gia đình nên do cha mẹ gánh vác.
Vì vậy, cha mẹ nên thỉnh thoảng thể hiện sự yếu đuối, vô dụng trước mặt con cái, cho trẻ biết mình sẽ mệt mỏi, có những việc không thể gắng sức làm, bày tỏ mong muốn con cái có thể chia sẻ và gách vác giúp không.
Trong khi làm việc nhà, trẻ có thể rèn luyện kỹ năng tổ chức và phối hợp, tư duy Toán học và kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Cha mẹ chú trọng bồi dưỡng năng lực làm việc nhà cho con cái, hình thành thói quen yêu lao động ngay từ nhỏ, khi lớn lên trẻ sẽ có đủ dũng khí để tự lập đối mặt với cuộc sống.
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ hoàn toàn có thể nuôi dưỡng và khơi dậy tình yêu với Toán học cho trẻ từ công việc nhà.
Các chuyên gia giáo dục đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, nếu để trẻ làm việc nhà có thể khiến não bộ trở nên linh hoạt và hoạt động hiệu quả hơn.
Cô Trương (Trung Quốc) là một bà mẹ rất coi trọng cách nuôi dạy con khoa học. Khi giáo dục con cái, để nâng cao năng lực tư duy Toán học của con, cô thường cho con làm việc nhà, đặc biệt là trong khâu phân loại và sắp xếp các vật dụng.
Con trai cô 6 tuổi đã biết thu dọn tủ giày, giúp mẹ sắp xếp mọi thứ ngăn nắp theo thứ tự từ bé tới lớn trông rất gọn gàng.
Ảnh minh họa.
Khi con trai lớn hơn, cô giao nhiệm vụ cho con sắp xếp tủ sách. Sách được phân loại theo kích cỡ và độ dày khác nhau. Khi thực hiện công việc phân loại này, không những tủ sách được sắp xếp ngăn nắp mà con trai cô còn hình thành được thói quen yêu thích đọc sách, hễ có thời gian là sẽ vào phòng học để đọc.
Sau đó, cô Trương để con trai mình tham gia vào quá trình nấu ăn, hướng dẫn con cách nêm nếm gia vị. Điều này khiến đứa trẻ cảm thấy rằng, nấu ăn là một việc cần độ chính xác cao, giúp cải thiện mức độ nghiêm túc khi học và làm việc sau này.
Một ưu điểm khác của việc tham gia nấu ăn là con cái tự lập hơn những đứa trẻ khác, có khả năng tự chăm sóc bản thân. Khi cô và chồng không có bên cạnh, họ không còn lo lắng về vấn đề ăn uống của con mình nữa.
Dùng việc nhà để nâng cao tư duy toán học cho trẻ
Khi người bố ở nhà và sửa chữa đồ đạc, đây là cơ hội để con cái tiếp xúc tự nhiên với Toán học. Trong lúc đo chiều dài, chiều rộng của đồ dùng trong nhà, người bố có thể nhờ con cái giúp.
Khi cùng bố sửa chữa đồ đạc, trẻ sẽ nắm vững kiến thức về cách đo chiều dài, chiều rộng, đồng thời giúp nâng cao khả năng logic của trẻ.
Trong cuộc sống, khi cha mẹ có nhiều tiền lẻ, đừng tùy ý vứt lung tung mà hãy cho con cái số tiền này và gợi ý con nên biết dành dụm. Sau đó, để trẻ học cách quản lý tiền, biết đếm, tiết kiệm tiền, phân loại tiền.
Sau khi trẻ có thể quản lý tiền, cha mẹ có thể để chúng tự kiểm soát phần tiền này, cho trẻ biết chúng cần trả bao nhiêu tiền để mua món đồ mình thích, bao gồm cả các chương trình giảm giá.
Một số gia đình có thói quen ghi chép lại trong sổ chi tiêu, cha mẹ thường không cho con cái tham gia. Trên thực tế, việc cho trẻ tham gia tính toán chi tiêu trong gia đình cũng có thể rèn luyện khả năng tư duy logic, giúp trẻ hiểu được vấn đề kinh tế thực sự của gia đình.
Chỉ bằng cách này, cha mẹ mới có thể trau dồi ý thức quản lý tiền và tiết kiệm tiền cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời có thể nuôi dưỡng chỉ số tài chính của trẻ. Điều quan trọng nhất là trong quá trình này tư duy Toán học của trẻ được cải thiện một cách hiệu quả.
Khi trẻ không thích làm việc nhà, cha mẹ nên làm gì?
Đôi khi trẻ không muốn tham gia vào các hoạt động gia đình, bởi vì chúng luôn cảm thấy một số việc là của cha mẹ, không phải việc của mình. Cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để lôi kéo con tham gia các hoạt động gia đình và làm việc nhà.
- Khuyến khích trẻ nhiều hơn
Một số cha mẹ thường phàn nàn khi làm việc nhà, điều này sẽ truyền cảm xúc tiêu cực cho con cái họ. Cha mẹ nên có thái độ tích cực để khuyến khích trẻ tham gia làm việc nhà.
Cha mẹ có thể cùng con làm việc nhà, để trẻ nắm được kỹ năng cơ bản, sau đó để trẻ tự xử lý, chúng sẽ học được nhiều kỹ năng trong quá trình làm việc nhà.
- Khen ngợi kịp thời
Lần đầu tiên làm việc nhà, bất kể trẻ làm tốt hay không, cha mẹ cũng phải nghiêm túc khen ngợi để trẻ có thêm động lực cho những lần sau.
Nếu cha mẹ không khen ngợi con đúng cách, trẻ sẽ cảm thấy làm việc nhà không vui chút nào.
- Cha mẹ thỉnh thoảng tỏ ra mình vô dụng
Tại sao con cái lại cảm thấy làm việc nhà là trách nhiệm của cha mẹ, bởi vì cha mẹ quá hà khắc với chúng. Mọi việc liên quan đến sinh hoạt gia đình, cha mẹ đều đứng ra giải quyết thay con cái. Trẻ sẽ cảm thấy trách nhiệm gia đình nên do cha mẹ gánh vác.
Vì vậy, cha mẹ nên thỉnh thoảng thể hiện sự yếu đuối, vô dụng trước mặt con cái, cho trẻ biết mình sẽ mệt mỏi, có những việc không thể gắng sức làm, bày tỏ mong muốn con cái có thể chia sẻ và gách vác giúp không.
Trong khi làm việc nhà, trẻ có thể rèn luyện kỹ năng tổ chức và phối hợp, tư duy Toán học và kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Cha mẹ chú trọng bồi dưỡng năng lực làm việc nhà cho con cái, hình thành thói quen yêu lao động ngay từ nhỏ, khi lớn lên trẻ sẽ có đủ dũng khí để tự lập đối mặt với cuộc sống.